hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 07/03/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vụ án dân sự có đi tù không? Không chấp hành bản án dân sự xử thế nào?

Các tranh chấp dân sự xảy ra thường xuyên trong đời sống, vậy vụ án dân sự có đi tù không? Không chấp hành bản án dân sự xử thế nào? sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Mục lục bài viết
  • Vụ án dân sự có đi tù không?
  • Tội không chấp hành bản án dân sự xử lý thế nào?
  • Phân biệt vụ án dân sự và vụ án hình sự 
Câu hỏi: Chào Luật sư, vừa rồi tại phiên phúc thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia đình tôi đã thắng kiện, theo bản án tôi là chủ sở hữu tài sản nhà và đất mà ông A đang chiếm giữ, tuy nhiên mặc dù bản án đã có nhưng ông A không thực thi, mà vẫn tiếp tục chiếm dữ và thách thức tôi, Luật sư cho tôi hỏi việc này ông A làm có phải đi tù không? và việc ông A không chấp hành xử lý thế nào?

Vụ án dân sự có đi tù không?

Vụ án dân sự không có đi tù, vì chế tài hình phạt tù không được quy định trong Bộ luật dân sự mà đi tù là chế tài hình sự áp dụng đối với bản án hình sự.

Cụ thể, theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 việc tranh chấp giữa các bên đối lập về mặt lợi ích và yêu cầu Tòa án giải quyết thì được gọi là vụ án dân sự.

Vụ án dân sự có đi tù không?

Vụ án dân sự có đi tù không?

Thông thường vụ án dân sự giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực hành chính, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, thừa kế, … Theo điều 1 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bộ luật Dân sự 2015 có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền công dân quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân trên cơ sở tự do ý chí.

Bên cạnh đó, theo Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 vai trò của Bộ luật Hình sự 2015 là bảo vệ là bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự pháp luật, chống hành vi phạm tội, phòng ngừa và đấu tranh tội phạm.

Thêm vào đó, Bộ luật hình sự quy định về hai yếu tố chính (1) Tội phạm và (2) Khung hình phạt. Các bản án hình sự tuyên án về hình phạt cho tội phạm trong đó có cả hình phạt tù. Trong khi đó bản án về dân sự chỉ quy định quyền và nghĩa vụ các bên trong tranh chấp. Do đó, thông thường vụ án dân sự sẽ không có hình phạt tù và không đi tù, trừ khi các vụ án dân sự có dấu hiệu hình sự.

Tội không chấp hành bản án dân sự xử lý thế nào?

Hiện nay pháp luật không quy định về tội không chấp hành bản án dân sự, do vậy khi không chấp hành bản án dân sự, người không chấp hành có thể bị xử lý như sau:

Căn cứ theo Điều 9 Luật thi hành án dân sự 2009, khi có bản án quyết định của tòa án, nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thỏa thuận việc thi hành án. Nếu người có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành theo bản án/quyết định của tòa đã có hiệu lực pháp luật thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Vì vậy việc không tự nguyện thi hành án dân sự thì sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp như: Phong tỏa tài khoản, tạm giữ tài sản, bán đấu giá … chứ không có hình phạt tù trong trường hợp này.

Tội không chấp hành bản án dân sự xử lý thế nào?

Tội không chấp hành bản án dân sự xử lý thế nào?

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định về tội “không chấp hành án” trong lĩnh vực hình sự. Cụ thể, căn cứ Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015, cá nhân/ tổ chức có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của tòa án (đã có hiệu lực pháp luật) mặc dù đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thì bị phạt tù từ 03 tháng - 24 tháng.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019, “người chấp hành án” nêu trên được hiểu là người bị kết án, chịu hình phạt theo phán quyết của tòa án có thẩm quyền và đã có hiệu lực thi hành.

Như vậy, tội không chấp hành bản án chỉ áp dụng cho bản án hình sự mà đáp ứng đủ 03 điều kiện sau đây:

(1) bản án/quyết định đã có hiệu lực

(2) người bị kết án có điều kiện mà không thi hành

(3) đã áp dụng biện pháp cưỡng chế

Còn đối với vụ án dân sự, nếu không chấp hành thì không được coi là tội phạm như trong quy định của pháp luật hình sự.

Phân biệt vụ án dân sự và vụ án hình sự 

Để phân bbiệt vụ án dân sự và vụ án hình sự, có 04 tiêu chí như sau:

Khái niệm: 

- Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì vụ án dân sự được hiểu là tranh chấp giữa hai hoặc nhiều bên, họ đối lập nhau về mặt lợi ích. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức này tự mình hoặc thông qua người đại diện của mình để tiến hành khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

- Theo Điều 2 Bộ Luật hình sự 2015 chỉ khi người phạm tội được quy định tại Bộ luật Hình sự thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự, và đây chính là vụ án hình sự.

Mục đích: Vụ án dân sự để giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên, còn vụ án hình sự để xử lý tội phạm xâm phạm đến trật tự an ninh, … tội phạm này đã vi phạm một trong các điều của Bộ luật hình sự 2015.

Chủ thể: Vụ án dân sự là quan hệ dân sự, còn vụ án hình sự quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân được quy định tại Bộ luật hình sự.

Thẩm quyền giải quyết: trong vụ án dân sự có thể là Tòa án, Trọng tài thương mại, hoặc cơ quan hoà giải theo thoả thuận. Còn đối với vụ án hình sự chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết.

Qua bài viết này, hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các thắc mắc liên quan đến vụ án dân sự và việc không chấp hành bản án dân sự xử thế nào.

Nếu cần giải đáp về các quy định của pháp luật, hãy gọi ngay các chuyên viên pháp lý theo số  1900.6199 để được hỗ trợ

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X