hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 08/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Mức xử phạt mới khi xây dựng nhà ở không có giấy phép là bao nhiêu?

Xây dựng nhà ở không có giấy phép bị xử phạt với mức tiền bao nhiêu? Nếu bị lập biên bản vi phạm, có được xin cấp bổ sung giấy phép không? Cùng giải đáp trong bài viết sau của HieuLuat nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang tìm hiểu về mức xử phạt mới nếu như xây dựng nhà ở mà không có giấy phép.

Xin hỏi, mức phạt hiện nay là bao nhiêu?

Nếu như trường hợp tôi bị lập biên bản vi phạm do không có giấy phép thì tôi có được xin cấp bổ sung giấy phép để không bị xử phạt hay không Luật sư?

Mong nhận được hồi âm sớm từ Luật sư.

Chào bạn, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, chủ sở hữu công trình nhà ở phải có nghĩa vụ xin cấp giấy phép xây dựng trước khi thi công.

Việc xử phạt đối với trường hợp không có giấy phép xây dựng khi thi công công trình và xin cấp bổ sung giấy phép được thực hiện theo quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP như dưới đây:

Xây dựng nhà ở không có giấy phép bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, thi công công trình xây dựng mà không có giấy phép xây dựng có thể bị phạt tiền lên đến 140 triệu đồng, thấp nhất là 60 triệu đồng.

Nếu tái phạm, người vi phạm có thể bị phạt với số tiền gấp đôi so với lần lập biên bản đầu tiên.

Người bị xử phạt còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình.

Cụ thể mức phạt tiền (hình phạt chính), biện pháp khắc phục hậu quả, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm như sau:

Trường hợp xử phạt hành vi thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng

Trong trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại các vị trí còn lại

Trường hợp nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn/hoặc khu di tích lịch sử - văn hóa

Trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Căn cứ pháp luật

Mức phạt tiền trong trường hợp vi phạm lần đầu

60 - 80 triệu

(điểm a khoản 7)

80 - 100 triệu

(điểm b khoản 7)

120 - 140 triệu

(điểm c khoản 7)

Khoản 7 Điều 16

Mức phạt tiền đối với trường hợp đã bị lập biên bản vi phạm, chưa ra quyết định xử phạt, đã yêu cầu chấm dứt nhưng tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm

100 - 120 triệu

(điểm a khoản 12)

120 - 140 triệu

(điểm b khoản 12)

400 - 500 triệu

(điểm c khoản 12)

Khoản 12 Điều 16

Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm tại khoản 7 nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự

120 - 140 triệu

(điểm a khoản 13)

140 - 160 triệu

(điểm b khoản 13)

950 triệu - 1 tỷ

(điểm c khoản 13)

Khoản 14 Điều 16

Hình thức xử phạt bổ sung

  • Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng nếu có trong thời hạn nhất định tương ứng với các hành vi quy định như sau:

    • Từ 3 - 6 tháng: Điểm a khoản 12, điểm a khoản 13;

    • Từ 6 - 9 tháng: Điểm b khoản 12, điểm b khoản 13;

    • Từ 9 - 12 tháng: Điểm c khoản 12, điểm c khoản 13;

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm tại khoản 12, khoản 13;

Khoản 14 Điều 16

Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng

Buộc phá dỡ công trình xây dựng vi phạm

Khoản 15 Điều 16

Như vậy, xây dựng nhà ở không có giấy phép tùy thuộc từng vị trí (ở khu di tích lịch sử, ở khu vực thông thường…) mà mức phạt có sự khác biệt.

Người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và bị buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm theo quy định.

Mức phạt xây dựng nhà ở không có giấy phép 2023Mức phạt xây dựng nhà ở không có giấy phép 2023


Được xin cấp bổ sung giấy phép khi bị lập biên bản xử phạt không?

Căn cứ khoản 16 Điều 16, Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, người bị xử phạt có thời hạn nhất định (30 ngày) để xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Quá thời hạn cho phép mà người vi phạm vẫn không có giấy phép xây dựng phù hợp thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Cụ thể việc xin cấp bổ sung giấy phép xây dựng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ phần công trình vi phạm kể từ thời điểm bị lập biên bản như sau:

  • Cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu người vi phạm dừng thi công công trình để xin cấp giấy phép;

  • Cơ quan.người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;

  • Người bị xử phạt có thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt để hoàn thiện hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện/hoặc Sở Xây dựng);

  • Hết 30 ngày, người vi phạm không xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan xử phạt ban hành thông báo yêu cầu người vi phạm tự tháo dỡ công trình nhà ở vi phạm;

  • Người vi phạm có thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày gửi văn bản thông báo (theo dấu bưu điện) hoặc ngày bàn giao thông báo theo biên bản để tự tháo dỡ;

  • Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày phải tự tháo dỡ, người vi phạm xuất trình được giấy phép xây dựng thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra công trình, lập biên bản ghi nhận hiện trạng theo giấy phép được cấp;

  • Người vi phạm được tiếp tục xây dựng nếu hiện trạng phù hợp với giấy phép và phải tháo dỡ phần công trình vi phạm (tối đa 15 ngày) kể từ ngày lập biên bản ghi nhận hiện trạng/biên bản lập ngày kiểm tra;

Như vậy, nếu bạn xây dựng nhà ở không có giấy phép và trong thời hạn xử phạt thì vẫn bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù có thời hạn để xin cấp giấy phép bổ sung.

Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử phạt mà bạn không xuất trình được giấy phép xây dựng phù hợp với hiện trạng công trình thì phải tháo dỡ phần công trình vi phạm/không phù hợp với giấy phép.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về xây dựng nhà ở không có giấy phép, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X