hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 11/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xây dựng nhà ở sai giấy phép bị phạt bao nhiêu? Phải tháo dỡ nhà không?

Xây dựng nhà ở sai giấy phép xây dựng thì có bị phạt không? Nếu bị phạt thì phạt bao nhiêu? Xây dựng sai thiết kế, sai giấy phép thì có buộc phải tháo dỡ công trình không? Cùng HieuLuat giải đáp trong bài viết sau đây.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, gia đình tôi đang xây dựng công trình là nhà ở riêng lẻ tại khu vực thị trấn X ở tỉnh Y.

Khu vực xây dựng là thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép.

Mấy hôm trước, cán bộ địa chính của khu vực có kiểm tra công trình của gia đình thôi và phản hồi lại rằng, việc xây dựng của gia đình tôi là trái với giấy phép xây dựng, bản vẽ thiết kế đã được cấp phép.

Xin hỏi Luật sư, việc xây dựng trái với giấy phép xây dựng thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Nếu có thì mức phạt thế nào? Nếu bị xử phạt thì có bị buộc tháo dỡ công trình vi phạm không?

Cảm ơn đã hỗ trợ.

Chào bạn, việc xây dựng nhà ở phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trong đó, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ theo giấy phép xây dựng (kèm bản vẽ thiết kế) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép (trừ trường hợp được miễn giấy phép).

Trường hợp xây dựng nhà ở sai giấy phép, bản vẽ được phê duyệt, chủ đầu tư có thể bị phạt hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:

Xây dựng nhà ở sai giấy phép bị phạt không?

Trước hết, theo thông tin nhận được, chúng tôi hiểu rằng việc xây dựng nhà ở của bạn thuộc trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Thi công công trình xây dựng phải được tiến hành theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chủ đầu tư có thể bị phạt tiền khi xây dựng sai giấy phép xây dựng đã được cấp, bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và có thể phải tháo dỡ công trình vi phạm.

Cụ thể, từ thông tin bạn đã cung cấp, có thể phát sinh trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xây dựng sai giấy phép xây dựng mới, giấy phép sửa chữa, cải tạo/hoặc giấy phép di dời công trình hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn.

Hành vi xây dựng sai so với loại giấy phép xây dựng được cấp

Mức phạt trong trường hợp thông thường

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với nhà ở riêng lẻ ở khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

(Đơn vị tính: Đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ pháp lý

Giấy phép xây dựng được cấp mới

30 - 40 triệu

50 - 70 triệu

100 - 120 triệu

Buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm

khoản 4, khoản 15 Điều 16

Giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo công trình;

Hoặc giấy phép di dời công trình;

Hoặc giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn;

15 - 20 triệu

25 - 30 triệu

70 - 90 triệu

khoản 6, khoản 15 Điều 16

Mức phạt khi xây dựng nhà ở sai giấy phép mới nhất 2023
Mức phạt khi xây dựng nhà ở sai giấy phép mới nhất 2023

Lưu ý:

  • Nếu chủ đầu tư đã bị lập biên bản vi phạm hành chính, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm nhưng vẫn tiếp tục tái phạm thì mức phạt hành chính được áp dụng là:

Hành vi xây dựng sai so với loại giấy phép xây dựng được cấp

Mức phạt trong trường hợp thông thường

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với nhà ở riêng lẻ ở khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

(Đơn vị tính: Đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ pháp lý

Xây dựng nhà ở riêng lẻ sai so với giấy phép đã được cấp

100 - 120 triệu

120 - 140 triệu

400 - 500 triệu

Buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm

khoản 12, khoản 15 Điều 16

  • Nếu chủ đầu tư đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xây dựng sai giấy phép nhưng tái phạm và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt được áp dụng như sau:

Hành vi xây dựng sai so với loại giấy phép xây dựng được cấp

Mức phạt trong trường hợp thông thường

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với nhà ở riêng lẻ ở khu vực bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa

(Đơn vị tính: Đồng)

Mức phạt đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

(Đơn vị tính: Đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Căn cứ pháp lý

Xây dựng nhà ở riêng lẻ sai so với giấy phép đã được cấp

120 - 140 triệu

140 - 160 triệu

950 - 01 tỷ

Buộc phá dỡ công trình, phần công trình vi phạm

khoản 13, khoản 15 Điều 16

Như vậy, xây dựng nhà ở sai giấy phép đã được cấp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chủ đầu tư còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là tháo dỡ phần công trình vi phạm.

Nếu không tự nguyện tháo dỡ còn có thể bị cưỡng chế thực hiện.

Phải tháo dỡ công trình xây dựng sai giấy phép
Phải tháo dỡ công trình xây dựng sai giấy phép


Xây dựng nhà ở sai thiết kế có phải tháo dỡ nhà không?

Xây dựng nhà ở sai thiết kế có cần phải tháo dỡ nhà không là câu hỏi mà nhiều người cùng quan tâm nếu đã bị lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính.

Theo đó, bản thiết kế nhà ở riêng lẻ là bản vẽ xây dựng buộc phải có trong hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.

Bản vẽ xây dựng bắt buộc phải điều chỉnh nếu không phù hợp quy định pháp luật trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp giấy phép xây dựng cho chủ đầu tư.

Điều này cũng có nghĩa rằng, nếu xây dựng nhà ở trái với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt thì cũng là xây dựng sai giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Cụ thể như sau:

  • Xây dựng sai thiết kế so với giấy phép xây dựng được cấp mới: Hay đây chính là hành vi xây dựng sai giấy phép đã được cấp và bị xử phạt với mức phạt như chúng tôi đã trình bày ở trên;

  • Xây dựng sai thiết kế đã được phê duyệt khi cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình:

    • Nếu thuộc trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình nhưng không được miễn giấy phép: Bị xử phạt như mức chúng tôi đã nêu trên;

    • Nếu thuộc trường hợp được miễn theo quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng 2020 thì không bị xử phạt, gồm có:

      • Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình và phải phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      • Công trình sửa chữa, cải tạo mặt trong và mặt ngoài của công trình không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu quản lý kiến trúc theo quy định của cấp có thẩm quyền;

  • Xây dựng sai bản thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng di dời công trình hoặc giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ có thời hạn: Mức phạt được áp dụng là mức phạt đối với hành vi xây dựng sai giấy phép đã được cấp;

Như vậy, xây dựng nhà ở sai giấy phép, xây dựng nhà ở sai thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận có thể phải chịu xử phạt vi phạm hành chính và hoặc không bị xử phạt về hành vi vi phạm.

Trên đây là giải đáp về vấn đề xây dựng nhà ở sai giấy phép, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X