Xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không? Quy định của pháp luật thế nào? Cùng chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây.
Tại thời điểm xây dựng thì nhà ở thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công.
Nếu giờ muốn hợp pháp hóa căn nhà đã xây dựng này thì phải làm gì thưa Luật sư?
Chào bạn, xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không, phải làm gì để hợp pháp hóa căn nhà này là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau:
Xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không?
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng, nhà xây dựng mà không có giấy phép đã hoàn thành vào năm 2011 và chưa bị lập biên bản vi phạm, chưa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Căn cứ thông tin bạn cung cấp, quy định tại Nghị định 16/2022/NĐ-CP, Nghị định 91/2019/NĐ-CP, nhà ở được hoàn thành xây dựng năm 2011 mà không có giấy phép xây dựng thì có thể bị phá dỡ hoặc không bị phá dỡ công trình.
Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi từ quy định tại Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, khoản 3 Điều 5, Điều 42 Nghị định 91/2019/NĐ-CP và hồ sơ vụ việc của bạn, có thể phát sinh các trường hợp sau trên thực tế:
Trường hợp 1: Nhà ở được xây dựng trên đất ở
Đặc điểm nhà ở xây dựng không có giấy phép xây dựng được xây trên đất ở | Hình thức xử lý |
(khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP) |
|
Không thuộc khoản 1, khoản 2 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP |
|
Trường hợp 2: Nhà ở xây dựng trên đất không phải là đất ở
Đặc điểm nhà ở xây dựng không có giấy phép xây dựng được xây trên đất không phải là đất ở | Hình thức xử lý |
Việc xây dựng nhà ở trên đất không phải là đất ở được coi là hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP |
|
Như vậy, xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không được giải đáp như sau:
Có thể bị phá dỡ nếu như xây dựng trên đất không phải là đất ở hoặc không thuộc trường hợp ngoại lệ quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP;
Có thể không bị phá dỡ nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như chúng tôi đã nêu trên;
Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép bằng cách nào?
Như chúng tôi đã trình bày, với vướng mắc xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không, chủ sở hữu nhà ở có thể không bị phá dỡ công trình nếu công trình thỏa mãn điều kiện tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Từ thông tin bạn cung cấp, cũng theo quy định tại khoản 5 Điều này, để hợp pháp hóa nhà ở đã xây dựng, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Hoàn thành việc nộp phạt theo thông báo
Số tiền nộp phạt bao gồm tiền phạt theo hình thức xử phạt chính và số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm;
Việc nộp phạt phải được thực hiện đúng, đầy đủ theo thông báo;
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng
Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm có các giấy tờ sau:
Đơn xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP;
Giấy chứng nhận/sổ hồng hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định 53/2017/NĐ-CP;
Bản vẽ thiết kế xây dựng;
Văn bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề nếu nhà ở có công trình liền kề;
Hóa đơn, chứng từ, tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt và nộp số lợi bất hợp pháp đã được thực hiện;
Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc chuyên môn gồm:
Kiểm định chất lượng nhà ở;
Sau khi đã kiểm định thì thực hiện các công việc:
Có ý kiến xác nhận về quy hoạch - kiến trúc đối với nhà ở đã xây dựng;
Cấp giấy phép xây dựng;
Bước 4: Xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở/hay đăng ký quyền sở hữu nhà ở vào giấy chứng nhận đã cấp nếu người vi phạm đã hoàn thành các thủ tục tại Bước 1, 2, 3 đã nêu.
Như vậy, xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không, làm gì để hợp pháp hóa nhà ở đã được chúng tôi giải đáp chi tiết ở trên.
Theo đó, để hợp pháp hóa nhà ở xây dựng không phép năm 2011 thì nhà ở này phải thuộc trường hợp không bị phá dỡ và người vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ nộp phạt, nộp số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi vi phạm.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, hoàn thành nghĩa vụ tài chính khi được cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Xây nhà năm 2011 không có giấy phép có bị phá dỡ không? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.