hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Năm, 08/02/2024
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xe không chính chủ bị CSGT tạm giữ, lấy ra thế nào?

Nhiều trường hợp mượn xe lưu thông nhưng lại bị CSGT xử phạt, giữ xe. Vậy trong trường hợp xe không chính chủ bị CGST tạm giữ thì lấy xe ra thế nào?

Câu hỏi: Em mượn xe của bạn để đi học thì bị cảnh sát giao thông phạt vì chạy quá tốc độ và tạm giữ xe máy. Xe bạn em mua lại cũng chưa làm thủ tục sang tên. Cho em hỏi xe không chính chủ mà bị CSGT tạm giữ thì có bị phạt thêm về lỗi không chính chủ không? Và làm sao để lấy ra ạ?

Xe không chính chủ bị CSGT tạm giữ, lấy ra thế nào?

Chào bạn, theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 24/2023 của Bộ Công an khi chuyển quyền sở hữu xe thì:

- Chủ xe phải giữ lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe, biển số xe để làm thủ tục thu hồi mà không giao cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe.

Nếu chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe trúng đấu giá thì chủ xe nộp cho cơ quan đăng ký xe chứng nhận đăng ký xe để làm thủ tục thu hồi;

- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi.

Nếu quá thời hạn trên mà chủ xe không làm thủ tục thu hồi hoặc giao chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu xe làm thủ tục thu hồi thì trước khi giải quyết cơ quan đăng ký xe ra quyết định xử phạt đối với chủ xe về hành vi không làm thủ tục thu hồi theo quy định;

Nếu chủ xe không làm thủ tục thu hồi sau khi chuyển quyền sở hữu xe thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm liên quan đến xe đó;

Sau khi chủ xe làm thủ tục thu hồi, tổ chức, cá nhân nhận chuyển quyền sở hữu làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.

Căn cứ theo khoản 4, khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b, c khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì xe máy không chính chủ (không sang tên sau khi chuyển quyền sở hữu theo đúng thời gian quy định) nhưng vẫn lưu thông trên đường sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 - 1.200.000 đồng đối với tổ chức.

Như vậy, ngoài nộp phạt vì hành vi chạy quá tốc độ thì bạn còn phải nộp phạt thêm từ 400 – 600 nghìn đồng vì lỗi điều khiển xe máy không chính chủ khi lưu thông trên đường. Lúc này, bên cạnh nộp phạt bạn cần cung cấp các giấy tờ theo yêu cầu của CSGT để nhận lại xe.

xe không chính chủ bị csgt tạm giữXe không chính chủ bị CSGT tạm giữ di vi phạm giao thông bị phạt thế nào?

Các trường hợp đi xe không chính chủ bị phạt

Theo quy định tại khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện trong hai trường hợp:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Có thể hiểu nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông/vi phạm giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên theo đúng thời gian quy định thì cảnh sát giao thông sẽ được phép phạt chủ xe lỗi không chính chủ.

Nếu mượn xe người khác tham gia giao thông mà bị CSGT gọi vào kiểm tra hành chính, cần xuất trình đầy đủ các giấy tờ sau:

- Giấy đăng ký xe

- Bằng lái xe

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD

Nếu là ô tô thì cần có thêm giấy đăng kiểm xe.

Bên cạnh đó, khi mượn xe người khác để lưu thông, người tham gia giao thông cũng sẽ bị xử phạt nếu có hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và bị CSGT xử phạt theo quy định. Ví dụ như các hành vi:

- Không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách: Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng

- Xe máy không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ: Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng…

Trên đây là thông tin về vấn đề xe không chính chủ bị CSGT tạm giữ, lấy ra thế nào? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ  19006199 để được hỗ trợ, giải đáp sớm nhất.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X