hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 22/12/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xét thăng hạng viên chức: Điều kiện và tiêu chuẩn

Xét thăng hạng viên chức là một trong các hoạt động sử dụng và quản lý viên chức theo quy định hiện hành. Vậy làm thế nào để được xét thăng hạng viên chức? Điều kiện và tiêu chuẩn được quy định thế nào?

Mục lục bài viết
  • Xét thăng hạng viên chức là gì?
  • Điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức
  • Hồ sơ xét thăng hạng viên chức bao gồm những gì?
Câu hỏi: Cho tôi hỏi quy định về điều kiện xét thăng hạng viên chức theo quy định mới nhất như thế nào?

Xét thăng hạng viên chức là gì?

Xét thăng hạng viên chức là gì?

Xét thăng hạng viên chức là gì?

Xét thăng hạng viên chức là thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động sử dụng và quản lý viên chức. Theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì thăng hạng viên chức là cách gọi vắn tắt của thuật ngữ “thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức”.

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này thì xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được hiểu là việc bổ nhiệm viên chức đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn được giữ chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp đó ở hạng cao hơn.

Tại khoản 2 Điều 28 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP cũng đã quy định về các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo thức tự từ cao xuống thấp, từ chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I xuống đến chức danh nghề nghiệp viên chức hạng V.

Theo đó, có thể hiểu xét thăng hạng viên chức thông qua ví dụ sau: Viên chức giáo viên đang công tác và làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đang giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng IV khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định thì được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt  thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên giáo viên hạng III.

Điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức

Điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức

Điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng viên chức

Viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trước hết phải là người đang là viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định.

Trước đây, theo quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì việc thăng hạng cho viên chức được tổ chức thực hiện theo hai hình thức là thi thăng hạng hoặc xét thăng hạng đối với viên chức đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định.

Tuy nhiên, kể từ ngày 07/12/2023 khi Nghị định số 85/2023/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì đã bãi bỏ hình thức thi thăng hạng viên chức mà viên chức muốn thăng hạng chức danh nghề nghiệp chỉ cần đăng ký xét thăng hạng khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Theo đó, kể từ ngày 07/12/2023 thì viên chức được đăng ký để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện và tiêu chuẩn dưới đây:

  • Là người được xếp loại hoàn thành nhiệm vụ công tác ở mức “Hoàn thành tốt nghiệp vụ” trở lên trong năm công tác liền trước năm đăng ký xét thăng hạng viên chức;

  • Đáp ứng tốt về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có phẩm chất chính trị tốt;

  • Là người đang không trong thời hạn bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nói chung và các quy định khác liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

  • Có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng với tiêu chuẩn ở hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn liên kề với hạng chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp;

  • Viên chức phải đảm bảo các yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ cũng như các yêu cầu khác đối với chức danh nghề nghiệp cao hơn mà mình dự định xét thăng hạng;

  • Viên chức đăng ký xét thăng hạng phải đảm bảo về thời gian tối thiểu trong công tác với chức danh nghề nghiệp ở hạng dưới theo quy định, yêu cầu của chức danh nghề nghiệp hạng cao hơn mà mình dự xét tuyển (trừ trường hợp không có quy định về thời gian công tác tối thiểu).

Lưu ý, trong trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập:

+ Đã có thời gian công tác (không bao gồm thời gian tập sự) theo quy định,

+ Có đóng BHXH bắt buộc

+ Làm việc ở vị trí có yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp và thời gian đó được tính để làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp viên chức đang đảm nhiệm ở hiện tại

Thì thời gian nói trên cũng được tính để xác định thời gian công tác tối thiểu theo quy định nêu trên.

Trên đây là các tiêu chuẩn, điều kiện chung đối với quy định về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Tuy nhiên, ngoài những quy định chung nêu trên thì Bộ Quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức ở các chuyên ngành có trách nhiệm quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng đối với viên chức đối với trường hợp xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II và hạng I phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thể.

Việc quy định trách nhiệm này cho Bộ Quản lý chức danh nghề nghiệp ở các chuyên ngành là để bảo đảm cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh việc quy định trách nhiệm cho Bộ Quản lý chức danh nghề nghiệp ở các chuyên ngành như trên thì Nghị định số 85/2023/NĐ-CP cũng quy định trách nhiệm đối với Bộ Nội vụ trong việc quy định các điều kiện, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp cụ thể đối với các viên chức hành chính, văn thư, lưu trữ khi có đăng ký xét thăng hạng lên hạng II và hạng I.

Hồ sơ xét thăng hạng viên chức bao gồm những gì?

Hồ sơ xét thăng hạng viên chức gồm những gì?

Hồ sơ xét thăng hạng viên chức gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Sơ yếu lý lịch tự thuật của viên chức có xác nhận của cơ quan, đơn vị đang sử dụng viên chức;

  • Đánh giá, nhận xét về việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn thăng hạng viên chức của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức đăng ký xét thăng hạng viên chức đang làm việc hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó;

  • Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức đăng ký xét thăng hạng;

  • Các giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức đăng ký xét thăng hạng.

Trên đây là quy định mới về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức mà chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc, hay gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài: 1900.6199 để được hỗ trợ
Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X