hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Sáu, 31/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Công trình xây dựng không phép bị xử lý theo những hình thức nào?

Xử lý công trình xây dựng không phép được thực hiện theo cách nào hiện nay? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? Cùng giải đáp toàn bộ vướng mắc này trong bài viết sau đây của HieuLuat nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, đối với những công trình xây dựng không phép (ví dụ như công trình trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho, nhà chứa vật liệu xây dựng trên đất nông nghiệp …) buộc phải có giấy phép mà không có thì bị xử phạt theo quy định nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt?

Làm sao để xử lý những công trình xây dựng không phép này để tránh bị phạt thưa Luật sư?

Chào bạn, việc xây dựng công trình buộc phải có giấy phép xây dựng mà chủ đầu tư không xin cấp là hành vi vi phạm pháp luật xây dựng.

Với câu hỏi cách xử lý công trình xây dựng không phép để không bị xử phạt sẽ rất khó để thực hiện, tuy nhiên, có thể có một vài gợi ý để làm giảm thiểu mức độ xử phạt như chúng tôi nêu dưới đây.

Xử lý công trình xây dựng không phép bằng cách nào?

Như chúng tôi đã phân tích, hành vi xây dựng công trình buộc phải có giấy phép mà chủ đầu tư không xin cấp là hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi này bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hay, chủ đầu tư đương nhiên bị xử phạt vi phạm hành chính nếu còn thời hiệu xử phạt và có thể chỉ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phá dỡ công trình vi phạm, thậm chí là cưỡng chế phá dỡ nếu cần thiết.

Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi giải đáp việc xử lý công trình xây dựng không phép để giảm thiểu mức độ thiệt hại mà chủ đầu tư phải gánh chịu chung nhất trong 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Chủ đầu tư đang thi công xây dựng công trình

  • Trường hợp 2: Công trình đã hoàn thành việc xây dựng

Cụ thể việc xử lý trong 2 trường hợp nêu trên như sau:

Trường hợp 1: Xử lý công trình xây dựng không phép khi đang trong giai đoạn thi công

Trường hợp 2: Xử lý công trình xây dựng không phép khi công trình đã hoàn thành việc xây dựng

  • Chủ đầu tư thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng theo Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP;

    • Nếu không thực hiện xin cấp giấy phép xây dựng, chủ đầu tư sẽ buộc phải tháo dỡ công trình/phần công trình vi phạm;

    • Nói cách khác, xin cấp giấy phép xây dựng là cách thức để chủ đầu tư không bị buộc phá dỡ, tháo dỡ công trình;

  • Hoặc chủ đầu tư tự thực hiện việc tháo dỡ công trình nếu không muốn bị lập biên bản, xử phạt vi phạm;

    • Nếu thực hiện theo cách này, chủ đầu tư có thể cân nhắc đến vấn đề lợi ích kinh tế, nếu bị xử phạt và khi bị tháo dỡ, phần thiệt hại nào sẽ lớn hơn;

  • Nếu thuộc trường hợp này thì dù là trong thời hiệu hay đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, chủ đầu tư vẫn sẽ bị buộc phải phá dỡ công trình vi phạm;

  • Để giảm thiểu tối đa thiệt hại, chi phí thì chủ đầu tư nên tự mình thực hiện phá dỡ công trình vi phạm;

Kết luận: Việc xử lý công trình xây dựng không phép để giảm thiệt hại kinh tế có thể được thực hiện bằng cách chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng cho công trình đang thi công để tránh bị buộc phá dỡ.

Trường hợp công trình đã hoàn thành xây dựng thì theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP, chủ đầu tư chỉ có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại bằng cách tự mình thực hiện tháo dỡ công trình vi phạm.

Cách xử lý công trình xây dựng không phép 2023Cách xử lý công trình xây dựng không phép 2023

Cơ quan nào có quyền xử phạt công trình xây dựng không phép?

Ngoài câu hỏi về xử lý công trình xây dựng không phép theo những cách nào thì vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng không phép cũng là điều được nhiều độc giả quan tâm.

Lý do là bởi nếu không đúng thẩm quyền xử phạt thì không có quyền yêu cầu chủ đầu tư nộp phạt hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, hành vi xây dựng công trình không có giấy phép mà theo quy định buộc phải có bị xử phạt theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Tùy thuộc loại công trình như nhà ở riêng lẻ, công trình trong dự án… mà thẩm quyền xử phạt có sự khác nhau.

Đối với trường hợp xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhà kho, nhà xưởng… thuộc trường hợp phải xin phép xây dựng mà không có thì thẩm quyền xử phạt được quy định từ Điều 73 đến Điều 80 của Nghị định này, gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

  • Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng;

  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành;

  • Thanh tra viên xây dựng;

Thẩm quyền cụ thể còn phải căn cứ vào loại công trình vi phạm, mức độ vi phạm và số tiền phạt theo quy định tại Nghị định 16.

Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin nên chúng tôi chưa thể kết luận chính xác cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng cho bạn.

Đối chiếu với giải đáp của chúng tôi, bạn tự cho mình đáp án chính xác nhất.

Kết luận: Xử lý công trình xây dựng không phép, xử phạt công trình xây dựng không phép được thực hiện thế nào, do cơ quan nào tiến hành đã được chúng tôi giải đáp ở trên.

Theo đó, trước khi tiến hành khởi công xây dựng, chủ đầu tư cần phải kiểm tra kỹ quy định pháp luật để không bị xử phạt/phá dỡ công trình.

Trên đây là giải đáp về vấn đề xử lý công trình xây dựng không phép, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X