hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Bảy, 05/08/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Vật chứng vụ án là tài sản thế chấp, xử lý thế nào?

Xử lý vật chứng là tài sản thế chấp trong vụ án hình sự được thực hiện như thế nào? Vật chứng có được trả lại cho chủ sở hữu không? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

 

Câu hỏi: Chào Luật sư, xin hỏi nếu trong vụ án hình sự mà vật chứng của vụ án là tài sản được thế chấp tại ngân hàng (ví dụ như ô tô, xe máy, trái phiếu, hàng hóa luân chuyển trong quá trình kinh doanh, kho hàng, nhà xưởng…) thì được xử lý như thế nào?

Vì người phạm tội và chủ sở hữu tài sản là 2 người khác nhau, vậy chủ tài sản có được nhận lại tài sản là vật chứng của vụ án hình sự hay không?

Hay tài sản này sẽ trả lại cho ngân hàng hoặc sung quỹ?

Mong Luật sư giải đáp.

Chào bạn, xử lý vật chứng là tài sản thế chấp bằng cách nào, chủ sở hữu tài sản thế chấp có được nhận tài sản của mình là vật chứng trong vụ án hình sự không là những vướng mắc được chúng tôi giải đáp như sau:

Xử lý vật chứng là tài sản thế chấp như thế nào?

Trước hết, vật chứng là vật mang dấu vết tội phạm, là vật được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội, hoặc là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc là vật có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án (Điều 89 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015).

Về hình thức, được gọi là vật chứng nếu như chúng được cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận trong hồ sơ vụ án.

Cụ thể, việc xử lý vật chứng được tạm giữ trong vụ án hình sự bị đình chỉ hoặc trong vụ án hình sự không bị đình chỉ được thực hiện theo quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP, Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP.

Nguyên tắc chung để xử lý vật chứng là tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước/hoặc tiêu hủy.

Lưu ý rằng, trong vụ án hình sự mà chủ sở hữu tài sản không là người phạm tội và tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng thì ngân hàng và chủ sở hữu tài sản sẽ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Khi xem xét, giải quyết, xử lý vật chứng là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng phải xét đến quyền lợi, yêu cầu hợp pháp của những người tham gia tố tụng này.

Cụ thể, nguyên tắc xử lý vật chứng như sau:

Xử lý vật chứng trong vụ án thông thường đang được thế chấp tại ngân hàng

Xử lý vật chứng đang được thế chấp tại ngân hàng bị tạm giữ trong trường hợp vụ án tạm đình chỉ

Nguyên tắc xử lý chung:

  • Bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy nếu là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ/lưu hành;

  • Bị tịch thu, nộp ngân sách Nhà nước nếu là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có;

  • Tịch thu và tiêu hủy nếu không có giá trị hoặc không sử dụng được;

(Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015)

Một là, vật chứng là nhà xưởng, khách sạn, nhà, đất.. được bị can, bị cáo thế chấp tại ngân hàng

  • Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan đang thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho 1 hoặc nhiều bên đang giữ tài sản thế chấp (chủ tài sản thế chấp/hoặc bên thứ 3 đang giữ tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp) được tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản đó nếu hợp đồng thế chấp còn thời hạn;

    • Hoặc cơ quan thụ lý, giải quyết vụ án có thể giao cho đối tác nhận khai thác, sử dụng tài sản thế chấp hoặc tổ chức, cá nhân khác có điều kiện khai thác;

  • Nếu hợp đồng thế chấp đã hết hiệu lực mà bên thế chấp tài sản không thực hiện/hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì tùy từng trường hợp, tài sản thế chấp được xử lý bằng cách: Giao cho bên nhận thế chấp khai thác, sử dụng/hoặc xử lý để thu hồi vốn và lãi sau khi đã lập đầy đủ hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng;

    • Phương thức xử lý cụ thể do các bên trong hợp đồng thế chấp thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận thế cháp bán đấu giá tài sản để thanh toán nợ;

  • Hoa lợi lợi tức thu được từ việc khai thác, sử dụng và xử lý tài sản thế chấp phải được thực hiện theo luật định về thứ tự thanh toán hoặc theo Quyết định của Tòa án (trả lại cho người có quyền nhận hoa lợi, lợi tức hoặc tiền xử lý tài sản sau khi trừ đi các chi phí hợp lý theo quy định pháp luật);

Tóm lại, tài sản của bị can, bị cáo thế chấp tại ngân hàng là vật chứng của vụ án có thể được xử lý:

  • Giao cho ngân hàng khai thác, sử dụng tài sản;

  • Giao cho đối tác hoặc người đang cầm giữ tài sản tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản;

  • Hoặc giao cho bên ngân hàng để xử lý tài sản thế chấp theo phương thức thỏa thuận và có hồ sơ bảo đảm giá trị chứng minh của tài sản là vật chứng;

Hai là, nếu tài sản thế chấp mà bị can, bị cáo thế chấp tại ngân hàng không được xác định là vật chứng của vụ án

  • Trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản;

  • Trong trường hợp thật cần thiết để đảm bảo thi hành án (áp dụng cho hình phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thường thiệt hại), thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền hủy bỏ quyết định thu giữ, tạm giữ và ra quyết định kê biên tài sản;

Như quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;

nếu là vật chứng, tài liệu, đồ vật, tài sản có tính chất phức tạp thì các cơ quan tiến hành tố tụng trao đổi, thống nhất bằng văn bản biện pháp xử lý trước khi ban hành quyết định xử lý;

khoản 5 Phần I Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP

Điều 13 Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP

Quy định về xử lý vật chứng là tài sản thế chấpQuy định về xử lý vật chứng là tài sản thế chấp

Như vậy, việc xử lý vật chứng là tài sản thế chấp theo Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP có sự khác biệt so với nguyên tắc thông thường quy định tại Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Theo đó, vật chứng là tài sản thế chấp có thể được xử lý bằng cách giao cho bên nhận thế chấp, bên đang cầm giữ tài sản hoặc đối tác tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản.

Thậm chí, có thể xử lý tài sản thế chấp nếu đến hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình.

Tuy nhiên, Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP cùng các văn bản hướng dẫn xử lý vật chứng của vụ án hình sự chưa quy định trường hợp xử lý tài sản do bên thứ 3 thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của bị can, bị cáo với ngân hàng.

Do vậy, tùy thuộc từng vụ việc, bên thế chấp cần linh hoạt thực hiện các biện pháp, hành động hợp pháp để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Có được trả lại vật chứng cho chủ sở hữu không?

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, căn cứ Điều 106 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015, khoản 4, khoản 5 Phần I Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTC-BTP, vật chứng trong vụ án hình sự đang thế chấp tại ngân hàng được trả lại cho chủ sở hữu nếu:

  • Thông qua quá trình xác minh, điều tra, truy tố, xét xử, tài sản này được xác định không là vật chứng của vụ án;

  • Hoặc tài sản không còn là tài sản thế chấp và chủ sở hữu tài sản không là bị can, bị cáo của vụ án hình sự;

  • Hoặc tài sản đang được thế chấp và bên thế chấp hoàn thành đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận thế chấp, đồng thời, hợp đồng thế chấp là hợp đồng còn thời hạn, có hiệu lực;

Như vậy, việc xử lý vật chứng là tài sản thế chấp hiện nay do cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền quyết định dựa trên quy định pháp luật, hồ sơ từng vụ án.

Điều cần lưu ý là, chủ sở hữu tài sản có thể không được trả lại tài sản nếu đó là vật chứng của vụ án hình sự.

Chủ tài sản có thể được nhận lại/được trả lại tài sản đã thế chấp nếu như thuộc một trong những trường hợp như chúng tôi đã nêu sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, quyết định giải quyết về hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thế cháp của cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý, giải quyết vụ án.

Trên đây là giải đáp về vấn đề xử lý vật chứng là tài sản thế chấp, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Tin cùng chủ đề

Có thể bạn quan tâm

X