hieuluat
Chia sẻ email
Thứ Tư, 29/03/2023
Theo dõi Hiểu Luật trên google news

Xây nhà lấn chiếm đất công bị xử phạt thế nào?

Xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được quy định như thế nào? Có bị xử lý xây dựng lấn chiếm đất công bằng hình thức tháo dỡ công trình xây dựng lấn chiếm không? Cùng HieuLuat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

 
Mục lục bài viết
  • Lấn chiếm đất công được hiểu như thế nào?
  • Mức xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công như thế nào?
  • Xử lý xây dựng lấn chiếm đất công ra rao?

Câu hỏi: Xin chào Luật sư, tôi có vướng mắc liên quan đến vấn đề xây dựng mong được giải đáp như sau:

Khu vực nơi tôi đang sinh sống có hiện tượng một vài hộ gia đình xây dựng nhà lấn chiếm sang khu vực đất công.

Ví dụ, đất bị lấn chiếm là đất sử dụng với mục đích làm khu vui chơi cho cộng đồng hoặc là phần diện tích đất sau chùa chưa được xây tường rào kiên cố nên một vài hộ giáp ranh cơi nới xây dựng trên khoảng không phía trên diện tích đất của chùa này.

Các hộ dân trong xóm tôi đã có đơn đề nghị cấp thôn và cấp xã giải quyết tình trạng trên.

Tôi muốn hỏi Luật sư, việc xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được tiến hành như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu?

Người bị xử phạt sẽ phải xử lý phần công trình vi phạm ra sao cho đúng luật?

Chân thành cảm ơn Luật sư đã giải đáp vướng mắc cho chúng tôi.

Chào bạn, việc xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được thực hiện sau khi đã xác định được hành vi vi phạm, mức độ vi phạm.

Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như dưới đây:

Lấn chiếm đất công được hiểu như thế nào?

Trước hết, cần hiểu rõ một số thuật ngữ theo thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi như sau:

Một là, đất công là đất gì

  • Pháp luật về đất đai chưa có định nghĩa về đất công mà đất công trong trường hợp thông thường được hiểu là đất không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức mà thuộc quyền sử dụng chung của cộng đồng dân cư hoặc đất thuộc quyền quản lý của cơ quan Nhà nước;

  • Mục đích sử dụng đất công thường là làm khu vui chơi, là nơi sinh hoạt cộng đồng,...;

  • Đất công sẽ không được cấp sổ hồng, do người đứng đầu cơ quan Nhà nước hoặc cộng đồng dân cư đại diện chịu trách nhiệm quản lý;

Hai là, lấn chiếm đất công được hiểu như thế nào

Căn cứ Nghị định 91/2019/NĐ-CP thuật ngữ lấn đất và chiếm đất được hiểu như sau:

  • Lấn đất là hành vi của người sử dụng đất làm chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng thêm diện tích đất của mình nhưng không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc không được chủ sử dụng đất hợp pháp của diện tích đất bị lấn chiếm đó cho phép;

  • Chiếm đất là việc tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc không được tổ chức, cá nhân là chủ sử dụng diện tích đất bị chiếm cho phép/hoặc không được Nhà nước gia hạn và đã thực hiện thu hồi đất theo quyết định nhưng không chấp hành đối với đất được Nhà nước giao, cho thuê;

Từ đó, suy ra, lấn đất công là việc người sử dụng đất mở rộng ranh giới, mốc giới diện tích đất của mình sang phần đất công mà không được cơ quan Nhà nước cho phép hoặc chủ sử dụng đất công đồng ý.

Chiếm đất công được hiểu là sử dụng đất công mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc đã hết thời hạn sử dụng đất được giao quản lý, không được gia hạn, đã thực hiện thu hồi đất theo quyết định nhưng không thực hiện.

Hành vi lấn chiếm đất công bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP (Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) về hành vi lấn, chiếm đất.

Kết luận: Xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được áp dụng theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Để xác định được mức xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công cụ thể thì trước hết cần hiểu như thế nào được coi là lấn, chiếm đất công như nội dung chúng tôi đã trình bày ở trên.

Mức xử phạt xây dựng lấn chiếm 2023Mức xử phạt xây dựng lấn chiếm 2023


Mức xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công như thế nào?

Đối với hành vi xây dựng lấn chiếm đất công như bạn mô tả là:

  • Lấn chiếm đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của chùa;

  • Lấn chiếm đất khu vui chơi cộng đồng thuộc quyền quản lý của cộng đồng dân cư;

Đây là hành vi lấn, chiếm đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân, hộ gia đình vi phạm được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 14 Nghị định này với mức phạt tối đa lên đến 500 triệu đồng (mức phạt có sự phân biệt đất tại khu vực đô thị, nông thôn và diện tích đất bị lấn, chiếm).

Người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi bị lấn chiếm.

Chi tiết mức phạt áp dụng tương ứng với từng trường hợp như bảng dưới đây:

Diện tích đất bị lấn, chiếm

Mức phạt cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân

(Đơn vị tính: đồng)

Biện pháp khắc phục hậu quả

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

< 0,05 ha

5 - 10 triệu

10 - 20 triệu

Người vi phạm bị buộc trả lại đất công đã lấn, chiếm 

Từ 0,05 ha - dưới 0,1 ha

10 - 20 triệu

20 - 40 triệu

Từ 0,1 ha - dưới 0,5 ha

20 - 50 triệu

40 - 100 triệu

Từ 0,5 ha - dưới 1 ha

50 - 100 triệu 

100 - 200 triệu

Từ 1 ha trở lên

100 - 250 triệu

200 - 500 triệu

Kết luận: Xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được áp dụng theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Theo đó, mức phạt được áp dụng tùy thuộc vào diện tích đất công bị lấn, chiếm.

Mức phạt có thể lên đến 500 triệu đối với diện tích đất bị lấn chiếm là từ 1 ha trở lên.

Người có hành vi xây dựng lấn chiếm đất công còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại phần diện tích đất công đã lấn, chiếm (hay phải tháo dỡ nhà đã xây dựng trên diện tích đất công).

Người vi phạm phải tháo dỡ công trình xây dựng trên đất côngNgười vi phạm phải tháo dỡ công trình xây dựng trên đất công 


Xử lý xây dựng lấn chiếm đất công ra rao?

Như chúng tôi đã trình bày ở trên, mức xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công ngoài xử phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc trả lại đất công đã lấn chiếm.

Về bản chất, việc buộc trả lại phần diện tích đất công bị lấn chiếm khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sẽ buộc người vi phạm phải tháo dỡ phần công trình xây dựng đã xây trên đất công trái pháp luật.

Ngoài cách xử lý buộc trả lại diện tích đất công bị lấn chiếm thì việc xử lý hành vi xây dựng lấn, chiếm đất công còn có thể được thực hiện theo cách sau:

Cách 1: Thương lượng, thỏa thuận

  • Bên có quyền quản lý đối với thửa đất và người vi phạm đối thoại, thương lượng, thỏa thuận để bên có tài sản xây dựng lấn, chiếm tự thực hiện việc tháo dỡ;

  • Đây là cách thực hiện nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm thời gian, công sức nhất;

Cách 2: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý thông qua hòa giải

  • Đây là cách mà bạn và các hộ gia đình xung quanh đang thực hiện;

  • Với cách thức này, bên vi phạm được tạo điều kiện tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm, tránh trường hợp bị lập biên bản xử lý hành vi vi phạm hoặc bị khởi kiện;

Trên đây là 2 cách xử lý tình trạng lấn chiếm đất công mà không thông qua hình thức xử phạt hoặc khởi kiện.

Kết luận: Xử phạt xây dựng lấn chiếm đất công được tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Ngoài việc áp dụng hình thức xử lý hành vi xây dựng lấn chiếm đất công khi xử phạt vi phạm thì cũng có thể áp dụng hình thức thương lượng, hòa giải để người vi phạm tự nguyện tháo dỡ công trình vi phạm.

Trên đây là giải đáp về vấn đề xử phạt xây dựng lấn chiếm, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài  19006199 để được tư vấn kịp thời.

Nguyễn Văn Việt

Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Việt

Công ty Luật TNHH I&J - Đoàn luật sư TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

X