hieuluat

Báo cáo 293/BC-BVHTTDL tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịchSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:293/BC-BVHTTDLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Nguyễn Ngọc Thiện
    Ngày ban hành:31/12/2020Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:31/12/2020Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Hôn nhân gia đình, Chính sách
  • BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    ________

    Số: 293/BC-BVHTTDL

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2020

     

     

    BÁO CÁO
    Tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030

    ____________

    Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

     

    Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 như sau:

    I. BỐI CẢNH CHUNG

    Từ sau Đổi mới 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu phát triển thông qua những cải cách chính trị và kinh tế. Các chủ trương, chính sách nhằm tháo gỡ rào cản để kinh tế tư nhân phát triển và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, đặc biệt là việc ra nhập WTO và các hiệp định tự do thương mại toàn cầu, đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia năng động nhất khu vực Đông Á Thái Bình Dương. Trong giai đoạn 1990-2010, Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng (trung bình 7,3%/năm).

    Những chuyển đổi về kinh tế gắn liền với những biến đổi văn hóa, xã hội sâu sắc. Toàn bộ quá trình này tác động đến đời sống gia đình ở nhiều phương diện khác nhau. Hơn 30 năm qua, gia đình Việt Nam có nhiều điều kiện, cơ hội thuận lợi để tiếp cận kiến thức, giá trị, chuẩn mực ứng xử, kỹ năng tổ chức đời sống. Mặt khác, xuất hiện sự khủng hoảng chức năng của gia đình; sự xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của gia đình, của dân tộc với việc tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại; tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên gia đình, dẫn đến gia đình thiếu ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của xã hội.

    Trong bối cảnh đó, ngày 29 tháng 5 năm 2012 ,Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển Gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược Gia đình 2020). Quyết sách này là sự tiếp nối Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-20101 nhằm cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về gia đình. Chiến lược Gia đình 2020 đặt mục tiêu “Xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội”. Để đạt được mục tiêu chung này, Chiến lược Gia đình 2020 đặt ra ba mục tiêu cụ thể với 12 chỉ tiêu cho từng giai đoạn và ban hành các đề án, chương trình nhằm cụ thể hóa các giải pháp góp phần thực hiện thành công Chiến lược.

    Sau gần 10 năm thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 cũng như các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về gia đình, với sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực của cơ quan chuyên môn, các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở, các mục tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 cơ bản đã đạt được, góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    Trong giai đoạn tới, gia đình Việt Nam tiếp tục đối diện với những thời cơ và thách thức mới. Xây dựng quốc gia giàu mạnh, hạnh phúc và phát triển bền vững không thể thiếu vai trò của gia đình về kinh tế, giáo dục, gìn giữ, trao truyền và tiếp thu các giá trị văn hóa và nhân văn, đảm bảo phúc lợi và an sinh xã hội. Mặt khác, sự suy giảm các giá trị đạo đức, xuất hiện những lối sống, hành vi ứng xử lệch lạc trong gia đình xuất hiện ở nhiều nơi và ngày càng gay gắt. Những vấn đề mới, phức tạp trong chăm sóc và bảo vệ trẻ em, người cao tuổi, bạo lực gia đình, ly hôn, hôn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn,.. .lại chưa được quan tâm thích đáng. Nếu không có giải pháp phù hợp cho những vấn đề này sẽ dẫn đến sự khủng hoảng định chế gia đình, từ đó khiến xã hội mất ổn định, suy yếu động lực phát triển của đất nước.

    Trong khi đó, việc quán triệt, thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 nói riêng và các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật về gia đình nói chung vẫn chưa được rộng khắp và thường xuyên, đặc biệt là ở cấp cơ sở. Việc tổ chức thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 chưa gắn chặt với kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội ở các cấp, các ngành. Nguồn lực cho công tác gia đình còn mỏng, đội ngũ cán bộ còn thiếu, trình độ hạn chế.

    II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIA ĐÌNH VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

    1. Tình hình quán triệt và tổ chức chỉ đạo

    Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 629/QĐ-TTg, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược Gia đình 2020 tới các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (Hội nghị được tổ chức tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh).

    Từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, Bộ VHTTDL tiếp tục chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, đoàn thể, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương ban hành và tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết số 81/NQ-CP và Nghị định số 02/2013/NĐ-CP. Các hình thức quán triệt rất đa dạng, gồm tổ chức các hội nghị tập huấn về công tác gia đình hằng năm (cho cán bộ thực hiện công tác gia đình của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Quốc phòng, Công an, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam các cấp); tập huấn cán bộ công đoàn viên chức, cán bộ Hội Người cao tuổi; sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt câu lạc bộ và qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các nội dung của chiến lược, nghị quyết, nghị định đã được quán triệt, tuyên truyền rộng rãi, từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức đoàn thể và đông đảo tầng lớp Nhân dân đối với việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh và thực hiện các nhiệm vụ của công tác gia đình.

    Để tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 Nghị quyết, 1 Nghị định, 7 Quyết định và 2 Chỉ thị; Bộ VHTTTDL đã ban hành 2 Quyết định, 2 Chỉ thị và 1 Thông tư (xem chi tiết tại Phụ lục 1.1 và 1.2).

    2. Công tác triển khai thực hiện của các bộ, ban, ngành trung ương

    2.1. Công tác triển khai

    Bộ VHTTDL đã ban hành các kế hoạch tổ chức thực hiện các Đề án, Chương trình thành phần của Chiến lược Gia đình 2020 gồm: Đề án kiện toàn, đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp đến năm 2020 (thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 (thực hiện Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ); Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (thực hiện Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).

    Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (thực hiện Quyết định số 2170/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Đề án tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020 (thực hiện Quyết định số 1572/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ), Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam triển khai Đề án nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, đề xuất các luận cứ khoa học phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc (thực hiện Quyết định số 1004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ).

    Bám sát nội dung của Chiến lược Gia đình 2020, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn Hội LHPN các tỉnh, thành, đơn vị xây dựng chương trình/kế hoạch thực hiện gắn với đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”2.

    Nhiều hoạt động truyền thông cộng đồng về chủ đề gia đình được các bộ, ngành và địa phương phối hợp tổ chức với quy mô lớn như Lễ phát động “Phụ nữ chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc”; mít tinh, diễu hành “Chung tay phòng, chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”... Các mô hình nhằm giáo dục kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ được triển khai, nhân rộng hoặc xây dựng mới như CLB “Cha mẹ nuôi dạy con tốt”, “Người cha tốt của con”, “Khi mẹ vắng nhà”, “Gia đình phòng, chống tệ nạn xã hội”, “Giáo dục và đời sống”, “Nhóm cha mẹ”, “Nhóm trẻ chơi dưới 3 tuổi”, “Cha là tấm gương sáng của con”, “Gia đình học tập nuôi con khỏe”, “Gia đình 4 chuẩn mực” ... Nhiều mô hình còn có sự tham gia của cả nam giới, qua đó thu hút nam giới chia sẻ trách nhiệm với phụ nữ trong gia đình và hỗ trợ phụ nữ trong các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng về các vấn đề liên quan, nhất là trong nuôi dạy con.

    Các mô hình, câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc” được xem là mô hình phổ biến nhất ở các địa phương đã có ý nghĩa tích cực nhất định, là cầu nối truyền tải thông tin, giao lưu, chia sẻ vấn đề giáo dục gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và can thiệp có hiệu quả. Đặc biệt, mô hình Ngôi nhà bình yên do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển thực hiện đã trở thành mô hình điển hình trong hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán và bị bạo lực gia đình phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức triển khai Dự án thuộc Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020 thực hiện Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ (đã có 40 tỉnh, thành xây dựng Kế hoạch triển khai Dự án, 11 tỉnh, thành được cấp kinh phí hoạt động).

    Các Bộ, ngành liên quan cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược Gia đình 2020, các Đề án của Chiến lược và thực hiện Nghị quyết số 81/NQ-CP, Nghị định số 02/2013/NĐ-CP như Bộ Lao động - Thương Binh và Xã Hội, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Công An, Ủy ban Dân tộc, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    2.2. Công tác phối hợp

    Sau khi Chiến lược Gia đình 2020 được ban hành, các bộ, ban, ngành Trung ương tích cực phối hợp để xây dựng các chương trình hành động nhằm thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chiến lược.

    Ngày 27 tháng 12 năm 2012, Chương trình phối hợp số 4646/CTPH- BVHTTDL-HLHPNVN của Bộ VHTTDL và Hội LHPN Việt Nam ban hành nhằm đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2012-2015 được ban hành. Tiếp đó, hai cơ quan tiếp tục triển khai chương trình phối hợp về công tác gia đình năm 2017 và “Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch” giai đoạn 2018-2022.

    Trung ương Đoàn TNCSHCM cũng phối hợp với Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến quyền trẻ em; Chương trình phối hợp giữa Bộ Y tế với các bộ, ban, ngành Trung ương về tuyên truyền, vận động, chăm sóc sức khỏe phụ nữ; Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Hội LHPN Việt Nam về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ, hòa giải cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2013 -2017” và “Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật cho phụ nữ; hòa giải ở cơ sở và lồng ghép giới trong xây dựng pháp luật giai đoạn 2018­2022” cũng được triển khai sâu rộng ở các địa phương trong cả nước.

    Trong lĩnh vực PCBLGĐ, Bộ VHTTDL đã chủ trì, phối hợp xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ” (Quyết định số 21/2016/QĐ-TTg ngày 17/5/2016). Nội dung phối hợp tập trung vào: Phòng ngừa BLGĐ; Thực hiện các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ; Thống kê, báo cáo số liệu về PCBLGĐ; Thanh tra, kiểm tra về PCBLGĐ. Ban hành Công văn số 5139/BVHTTDL-GĐ ngày 13/12/2016 Hướng dẫn triển khai Quy chế phối hợp liên ngành về PCBLGĐ.

    Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ VHTTDL, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an cũng ban hành Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05 tháng 5 năm 2016 nhằm hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    Nhìn chung, công tác phối hợp liên ngành giữa các bộ, ban, ngành Trung ương nhằm triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 và các đề án, chương trình thuộc Chiến lược rất đồng bộ và linh hoạt. Việc triển khai các chương trình, nhiệm vụ phối hợp liên ngành đã được thực hiện thống nhất từ Trung ương tới địa phương, phát huy vai trò của cơ quan điều phối, cân đối trong đầu tư nguồn lực, tránh chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ, bảo đảm tính chủ động, kịp thời, nghiêm túc trong thực thi pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về gia đình.

    Tuy nhiên, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong việc triển khai Chiến lược Gia đình 2020 còn một số vấn đề bất cập, khó khăn. Công tác phối hợp liên ngành tại địa phương còn lúng túng do sự chỉ đạo từ các cơ quan Trung ương chưa thực sự đồng bộ. Nguồn lực đầu tư cho các hoạt động phối hợp liên ngành từ Trung ương tới địa phương còn hạn chế.

    3. Công tác triển khai thực hiện của các địa phương

    3.1. Công tác tổ chức quán triệt, chỉ đạo

    Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động về thực hiện Chiến lược Gia đình 2020. Các tỉnh, thành đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác chỉ đạo, lãnh đạo, thực hiện xây dựng kế hoạch, lồng ghép thực hiện các Kế hoạch này trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi đơn vị, địa phương.

    Sau khi Nghị quyết số 81/NQ-CP và Nghị định số 02/2013/NĐ-CP được ban hành; các sở, ban, ngành địa phương của 63 tỉnh, thành đã ban hành các văn bản và tổ chức quán triệt theo từng ngành, từng địa phương bằng nhiều hình thức như: Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hội nghị tập huấn về công tác gia đình hằng năm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lồng ghép trong dịp tổng kết phong trào, công tác của các cấp hội vào cuối năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến cho các cấp hội của Hội Cựu chiến binh và Hội Nông dân tỉnh; thông qua các hội nghị, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt câu lạc bộ, qua các phương tiện truyền thông đại chúng trên địa bàn tỉnh. Thông qua việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Quyết định, Nghị định, Nghị quyết đã từng bước nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức, đoàn thể và đông đảo tầng lớp Nhân dân đối với việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện các nhiệm vụ công tác gia đình.

    Tính đến thời điểm tháng 10/2020, đã có tổng số 2554 văn bản cấp tỉnh liên quan đến việc triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 được ban hành (xem chi tiết tại Phụ lục 1.3). Bộ VHTTDL đã nhận được báo cáo tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của 63 tỉnh, thành.

    3.2. Công tác kiểm tra, giám sát

    Hằng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo công tác gia đình) đã ban hành văn bản hướng dẫn công tác gia đình gửi các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố; chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn, các cấp ủy, chính quyền tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát tại địa phương và tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá các hoạt động như: Sơ kết Chiến lược Gia đình 2020; Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 49/CT-TW; Tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình,... Trên cơ sở đó, Ban chỉ đạo Công tác gia đình đã nắm bắt được những khó khăn, hạn chế, điều chỉnh và định hướng nội dung công tác gia đình hằng năm, hướng tới việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chiến lược Gia đình 2020 nói riêng và công tác gia đình nói chung.

    Bên cạnh đó, Bộ VHTTDL hằng năm đều ban hành văn bản hướng dẫn công tác gia đình gửi các bộ, ngành liên quan và địa phương; chủ trì, phối hợp các cơ quan chuyên môn, các cấp ủy, chính quyền tổ chức các hoạt động kiểm tra, giám sát tại nhiều địa phương; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá mức độ thực hiện công việc theo từng tiến trình, từng giai đoạn.

    4. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chiến lược3

    1.1. Kết quả thực hiện Mục tiêu 1: “Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình

    - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.

    Hình 1: Kết quả thực hiện Chỉ tiêu 1 của Chiến lược Gia đình 2020 của 63 tỉnh, thành

    - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình

    Đây là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên Mục tiêu 1, nhằm đảm bảo và duy trì hạnh phúc gia đình, góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển xã hội Việt Nam. Năm 2015, có 36 tỉnh, thành (57%) đạt chỉ tiêu này và giảm xuống còn 35 tỉnh, thành khi kết thúc năm 2019 (Xem thêm tại Bảng 1).

    - Chỉ tiêu 3: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có bạo lực gia đình

    Tổng hợp số liệu của 63 tỉnh thành cho thấy giai đoạn 2012-2020 có 49 địa phương đạt chỉ tiêu trung bình mỗi năm giảm từ 10 -15% hộ gia đình có BLGĐ (tương ứng với 78%). Có 11 tỉnh, thành không đạt chỉ tiêu này4.

    Kết quả nêu trên cũng nhất quán với dữ liệu thống kê tình hình BLGĐ trong cả nước (Xem chi tiết tại Phụ lục 2). Theo đó, trong giai đoạn 2009-2019, số vụ BLGĐ được các địa phương phát hiện trên cả nước có xu hướng giảm qua các năm: 53.206 vụ năm 2009, giảm xuống còn 20.108 vụ vào năm 2015 và còn 8.176 vụ trong năm 2019 (Hình 2).

    Hình 2. Số vụ bạo lực gia đình trong cả nước giai đoạn 2009-2019

    Cũng cần lưu ý rằng các con số thống kê nêu trên có thể chưa phản ánh đúng tình hình BLGĐ ở Việt Nam hiện nay. Trên thực tế, còn tồn tại cách hiểu khác nhau về BLGĐ và hành vi BLGĐ giữa các ngành, các địa phương. Việc tổng hợp thông tin về BLGĐ được thực hiện theo ngành dọc, mỗi cơ quan, tổ chức tổng hợp theo đối tượng, chức năng, nhiệm vụ song lại chưa có cơ chế chia sẻ dữ liệu. Do đó, số liệu bị rời rạc, thiếu nhất quán, trùng lặp và chưa phản ánh đầy đủ thực trạng BLGĐ.

    - Chỉ tiêu 4: Hằng năm, trung bình giảm từ 10 - 15% hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội

    Đến năm 2015, có 42 tỉnh thành (67%) đạt kết quả trung bình giảm từ 10­15 % hộ gia đình có người mắc tệ nạn xã hội và tăng lên 47 (75%) năm 2019. Bảng 1: Kết quả thực hiện 5 Chỉ tiêu của Mục tiêu 1 của 63 tỉnh, thành

     

    2015

     

    2019

     

     

    Số tỉnh đạt

    (%)

    Số tỉnh đạt

    (%)

    Chỉ tiêu 1

    43

    68

    44

    70

    Chỉ tiêu 2

    36

    57

    35

    56

    Chỉ tiêu 3

    45

    71

    49

    78

    Chỉ tiêu 4

    42

    67

    47

    75

    Chỉ tiêu 5

    27

    43

    33

    52

    - Chỉ tiêu 5: Hằng năm, trung bình giảm 15% (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn giảm 10%) hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định.

    Đây là chỉ tiêu có mức đạt thấp nhất trong số 5 chỉ tiêu của Mục tiêu 1. Giai đoạn 2012-2015, chỉ có 27 tỉnh, thành giảm trung bình 15% hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định. Sau 8 năm thực hiện Chiến lược gia đình 2020, chỉ có khoảng hơn 1 nửa số địa phương trong cả nước đạt chỉ tiêu này (33 tỉnh, thành). Điều đó cho thấy chấm dứt nạn tảo hôn vẫn là một thách thức rất lớn ở Việt Nam hiện nay.

    1.2. Kết quả thực hiện Mục tiêu 2: “Kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển; thực hiện đầy đủ các quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình, đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ

    Mục tiêu 2 của Chiến lược Gia đình 2020 gồm 4 chỉ tiêu cụ thể như sau:

    - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 80% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 70% trở lên) và đến năm 2020 đạt 85% trở lên (khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn đạt 75% trở lên) hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;

    - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình dành thời gian chăm sóc, dạy bảo con, cháu, tạo điều kiện cho con, cháu phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, đạo đức và tinh thần, không phân biệt con, cháu là trai hay gái;

    - Chỉ tiêu 3: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ;

    - Chỉ tiêu 4: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 95% và năm 2020 đạt từ 98% trở lên hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì giới tính của thai nhi.

    Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành cho thấy trong 8 năm thực hiện Mục tiêu 2 của Chiến lược 2020, có 44 tỉnh đạt Chỉ tiêu 1 (70%), 38 tỉnh đạt Chỉ tiêu 2 (60%), 43 tỉnh đạt chỉ tiêu 3 (68%) và 36 tỉnh đạt Chỉ tiêu 4 (57%).

    Đáng chú ý là chỉ duy nhất Chỉ tiêu 1 là có số lượng các tỉnh đạt tăng lên qua các năm, Chỉ tiêu 2 và 3 giảm xuống trong khi kết quả thực hiện Chỉ tiêu 4 không có sự thay đổi.

    Hình 3: Kết quả thực hiện 4 Chỉ tiêu của Mục tiêu 2 của 63 tỉnh, thành

    1.3. Kết quả thực hiện Mục tiêu 3: '“Nâng cao năng lực của gia đình trong phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai và khủng hoảng kinh tế; tạo việc làm, tăng thu nhập và phúc lợi, đặc biệt đối với các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo theo quy định”

    Mục tiêu 3 của Chiến lược Gia đình 2020 gồm 3 Chỉ tiêu cụ thể như sau:

    - Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật phúc lợi xã hội dành cho các gia đình chính sách, gia đình nghèo;

    - Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đến năm 2015 đạt 90% và đến năm 2020 đạt 95% trở lên hộ gia đình nghèo, hộ cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng kinh tế;

    - Chỉ tiêu 3: Hằng năm, tăng 10% hộ gia đình, thành viên trong gia đình được thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục và dịch vụ hỗ trợ gia đình, hỗ trợ thành viên gia đình.

    Trong 3 Mục tiêu của Chiến lược, Mục tiêu 3 có tỷ lệ các tỉnh đạt cao nhất. Kết thúc 8 năm triển khai thực hiện Chiến lược, có 44 tỉnh đạt Chỉ tiêu 1 (có 95% hộ gia đình trở lên được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật và phúc lợi xã hội); 46 tỉnh đạt Chỉ tiêu về hộ gia đình nghèo, cận nghèo được cung cấp kiến thức, kỹ năng để phát triển kinh tế gia đình, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng (Chỉ tiêu 2); và 54 tỉnh, thành đạt Chỉ tiêu 3. Kết quả này phản ánh xác đáng những nỗ lực của Việt Nam trong việc nâng cao năng lực phát triển kinh tế, ứng phó với thiên tai, khủng hoảng của gia đình, thiết lập hệ thống bảo trợ và phúc lợi xã hội đa tầng và giảm nghèo trong nhiều năm qua.

    Hình 4: Kết quả thực hiện 3 Chỉ tiêu của Mục tiêu 2 của 63 tỉnh, thành

    5. Những tồn tại, hạn chế

    - Kết quả thực hiện một số mục tiêu, chỉ tiêu còn thấp, chưa đồng đều. Việc thu thập, tổng hợp, lượng hóa một số chỉ tiêu gặp nhiều khó khăn.

    - Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, ban, ngành, đoàn thể còn chưa thực sự quan tâm đến công tác gia đình cũng như việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Chiến lược Gia đình 2020, Nghị quyết số 81, Nghị định số 02/2013 cũng như các văn bản về công tác gia đình. Việc tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược còn lúng túng, chưa đề ra được biện pháp cụ thể, chưa thật sự coi trọng công tác gia đình, còn cho đó là việc riêng của ngành văn hóa; kinh phí cấp cho công tác gia đình còn hạn hẹp, chủ yếu là lồng ghép với các chương trình, nhiệm vụ về phát triển văn hóa, xã hội. Công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh, huyện tới cơ sở chưa thường xuyên, liên tục.

    - Hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác gia đình trong thực hiện Chiến lược Gia đình 2020 tại một số địa phương chưa tích cực. Công tác phối hợp giữa các thành viên Ban Chỉ đạo và các cấp, các ngành thiếu chặt chẽ. Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức chưa đi vào chiều sâu. Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên, chủ yếu là phối hợp t chức hoạt động tuyên truyền.

    - Nguồn lực đầu tư cho công tác gia đình còn hạn chế, năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình chưa cao; chế độ bồi dưỡng cho lực lượng cộng tác viên, tình nguyện viên chưa được xác lập, kinh phí đầu tư công tác gia đình chưa đáp ứng nhu cầu triển khai nhiệm vụ.

    - Công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến kiến thức về gia đình còn hạn chế, thiếu tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông và đội ngũ báo cáo viên. Dn đến nhiều gia đình chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống cho các thành viên trong gia đình; hiểu biết pháp luật ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Một bộ phận Nhân dân chưa tiếp cận và nắm bắt được các chủ trương, chính sách về công tác gia đình, PCBLGĐ; chưa nhận thức được vai trò của gia đình trong việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc cũng như phát triển xã hội.

    - Hiệu quả hoạt động của một số mô hình về gia đình chưa cao, ít có sự đổi mới để thu hút người tham gia.

    - Tệ nạn xã hội, tình hình BLGĐ vẫn còn xảy ra khá phức tạp ở một số địa phương. Ngoài một số vụ bạo lực gia đình đã được phát hiện, xử lý, vẫn còn bạo lực diễn ra trong nhiều gia đình nhưng chưa được phát hiện, giải quyết kịp thời.

    III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

    1. Nguyên nhân kết quả đạt được

    - Quá trình đổi mới toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước khiến thu nhập, cơ hội hưởng thụ văn hóa, dịch vụ và sự tham gia xã hội của gia đình ngày càng được mở rộng, nâng cao, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Gia đình 2020.

    - Chỉ thị 49, Chiến lược Gia đình 2020, Nghị quyết 81, Nghị định 02/2013 và các văn bản về công tác gia đình đã nhận sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Việc tham mưu, xây dựng kế hoạch triển khai của các cơ quan, ban, ngành được thực hiện nghiêm túc và chủ động. Công tác phối hợp giữa Ban chỉ đạo Công tác gia đình các cấp và các cơ quan liên quan từng bước chặt chẽ và đồng bộ hơn.

    - Ở nhiều tỉnh, thành, công tác tuyên truyền, phổ biến được triển khai với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn, có tính chất lan tỏa sâu rộng đến từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư. Từ đó góp phần quan trọng nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân về tầm quan trọng của gia đình, công tác gia đình, đặc biệt là mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

    - Một số tỉnh, thành đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ, kiến thức, thái độ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ công tác gia đình các cấp, đáp ứng yêu cầu mới trong thực hiện công tác gia đình.

    - Các mô hình điểm, cách làm hay về gia đình, công tác gia đình tại nhiều địa phương được duy trì, củng cố và phát huy vai trò quan trọng để công tác gia đình đạt được những mục tiêu đề ra.

    - Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động tại cơ sở được thực hiện kịp thời, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, đúc kết được những bài học kinh nghiệm quý báu.

    2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

    2.1. Nguyên nhân khách quan

    - Những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và trong nước như dịch bệnh, khủng hoảng tài chính toàn cầu, căng thẳng thương mại, thiên tai, lũ lụt, hạn hán... ảnh hưởng đến việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 nói riêng.

    - Quá trình chuyển đi và hội nhập kinh tế, xã hội và văn hóa có những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng, giá trị, lối sống của một bộ phận gia đình.

    - Trình độ phát triển kinh tế của các địa phương khác nhau dẫn đến việc triển khai thực hiện và đạt được các mục tiêu của Chiến lược Gia đình 2020 có sự chênh lệch, chưa đồng đều.

    - Sự thay đổi về cơ cấu, chức năng của một số ban, ngành từ Trung ương đến địa phương làm thay đi, gián đoạn trong việc thực hiện các nhiệm vụ về công tác gia đình. Việc chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện theo dõi, thống kê các số liệu liên quan về Chiến lược cũng như công tác gia đình chưa đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

    2.2. Nguyên nhân chủ quan

    - Các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác gia đình chưa được xem là cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương. Chưa gắn trách nhiệm của người đứng đầu đối với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Gia đình 2020. Chế độ báo cáo của nhiều chính quyền cơ sở còn hạn chế hoặc thiếu số liệu, đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình ở cơ sở chưa có kinh nghiệm về chuyên môn, hầu hết là cán bộ kiêm nhiệm, thường xuyên thay đổi vị trí việc làm, nên việc triển khai Chiến lược Gia đình 2020 cũng như các văn bản về công tác gia đình chưa sâu sát và còn “mang tình đối phó”. Một số địa phương còn xem nhẹ công tác gia đình, chưa quan tâm đúng mức tới vai trò của công tác gia đình, thiếu những chỉ đạo, hoạt động cụ thể, sâu sát về công tác xây dựng gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    - Công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương có lúc, có nơi chưa đồng bộ. Một số đơn vị chưa thấy trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao thực hiện tại Chiến lược Gia đình 2020 và các chương trình, đề án về công tác gia đình. Hoạt động quản lý Nhà nước về gia đình còn nhiều bất cập, chồng chéo: Ngành VHTTDL thực hiện công tác quản lý Nhà nước về gia đình; ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác quản lý trẻ em, bình đẳng giới...

    - Một bộ phận cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, sa sút về đạo đức, lối sống, gây bất bình, mất lòng tin trong Nhân dân là trở ngại lớn trong vận động, tuyên truyền thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược.

    - Đội ngũ làm công tác gia đình mỏng, còn nhiều cán bộ phụ trách công tác gia đình ở các cấp chưa đúng chuyên môn, nghiệp vụ, kiêm nghiệm nhiều việc vì vậy đầu tư thực hiện nhiệm vụ công tác gia đình chưa được ưu tiên. Trong khi đó việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, để thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế.

    - Công tác truyền thông, ph biến pháp luật về gia đình chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, chưa thu hút được sự tham gia đông đảo của nam giới; kỹ năng và phương pháp tuyên truyền, tư vấn chưa đáp ứng yêu cầu.

    - Công tác thu thập, xử lý thông tin số liệu ở một số địa phương còn lúng túng, thiếu quy trình và phương pháp khoa học.

    3. Bài học kinh nghiệm

    - Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đối với công tác gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    - Đưa công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ công tác của địa phương; xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những khó khăn về gia đình, có chính sách quan tâm thiết thực và toàn diện đối với gia đình góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

    - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình; nâng cao nhn thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; đa dạng hóa các kênh truyền thông để phù hợp với từng loại hình gia đình, từng nhóm đối tượng, từng địa bàn và đối tượng tiếp thu.

    - Các cấp, ngành phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hướng dẫn kịp thời. Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp được thành lập, kiện toàn, có sự phân công cụ thể, phối hợp chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác gia đình. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo công tác gia đình trong tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình và các chương trình, đề án.

    - Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình. Thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác gia đình, đặc biệt là cấp cơ sở (thôn, ấp, bản, khu phố, cộng đồng dân cư).

    - Nghiên cứu, đánh giá tng thể về gia đình; xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng điều tra, dự báo về gia đình, nhất là nghiên cứu các giá trị truyền thống và những giá trị mới, tiên tiến của gia đình; nghiên cứu các mô hình gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, áp dụng các kết quả nghiên cứu để giải quyết những thách thức, khó khăn trong lĩnh vực gia đình.

    - Tăng cường hỗ trợ gia đình thực hiện các chức năng của gia đình; thực hiện các chính sách, chương trình an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình; tạo điều kiện để gia đình chăm sóc, giáo dục trẻ em và chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi, phát huy vai trò người cao tui.

    - Triển khai nhân rộng và duy trì các mô hình gia đình, câu lạc bộ về gia đình: Mô hình gia đình phát triển bền vững, mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, mô hình gia đình trẻ, mô hình gia đình văn hóa, gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học... phù hợp với thực tế từng vùng, từng địa phương và nhu cầu thực tế của các nhóm đối tượng.

    - Đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước xứng tầm với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho công tác gia đình.

    - Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong việc chỉ đạo, triển khai, thực hiện công tác gia đình.

    III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

    1. Đề xuất phương hướng của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trong giai đoạn mới

    Trong quá trình đổi mới, gia đình Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc và những biến đổi này có mối tương liên chặt chẽ đối với sự chuyển đổi của cấu trúc kinh tế, văn hóa và xã hội. Gia đình Việt Nam có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi để phát triển song cũng chưa bao giờ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp như hiện nay, nhất là những biến đổi về chức năng, hệ giá trị và đạo đức, lối sống.

    Trong nhiều năm, dân số Việt Nam duy trì được sự ổn định về quy mô và cơ cấu cũng như mức sinh thay thế5 chủ yếu do gia đình đã làm tốt chức năng sinh đẻ. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng mức sinh, già hóa dân số nhanh dẫn đến sự thiếu hụt về lực lượng lao động và gia tăng các vấn đề xã hội phức tạp và áp lực đối với hệ thống an sinh xã hội (UNFPA, 2011; Vũ Mạnh Lợi, Nguyễn Đức Vinh, 2016). Đây là những vấn đề đã và đang diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển như Đức, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc... Theo dự báo của Liên hợp quốc, năm 2050 dân số già ở Đức là 36%, Nhật Bản là 37,8%, Hàn Quốc là 38,2% và Việt Nam là 26,1% (United Nations, 2015).

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu của mức sinh thấp, già hóa dân số là do tuổi kết hôn và tuổi sinh con tăng lên6. Việt Nam đã và đang diễn ra hiện tượng một bộ phận thanh niên không muốn lập gia đình, ngại sinh con (Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hữu Minh, 2019). Trong thời kỳ công nghiệp hóa và hậu công nghiệp hóa, giới trẻ có xu hướng kết hôn muộn, sinh ít con, thậm chí không sinh con bởi những áp lực của xã hội về cơ hội nghề nghiệp, tài chính, chi phí chăm sóc, nuôi dạy con cái và nhãn quan của họ về hệ thống giáo dục, y tế và phúc lợi xã hội. Nói cách khác, sự thay đổi trong chức năng sinh đẻ của gia đình là tất yếu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Kinh nghiệm quốc tế đã cho thấy khi mức sinh xuống dưới mức thay thế, dù tiêu tốn rất nhiều nguồn lực thì vẫn rất khó khuyến khích tăng sinh trở lại. Để gia đình thực hiện tốt chức năng tái sản xuất con người, các quốc gia cần giảm các gánh nặng về tài chính, thời gian, công việc cho giới trẻ, đặc biệt là cho phụ nữ; các dịch vụ xã hội, nhất là giáo dục, y tế, nhà ở và thị trường lao động phải phát triển đồng bộ.

    Gia đình Việt Nam đang khủng hoảng về chức năng giáo dục, tâm lý tình cảm, ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị. Quá trình xã hội hóa của trẻ bắt đầu từ môi trường gia đình. Cha mẹ chủ động dạy dỗ con cái học hỏi các kỹ năng xã hội và trẻ em cũng quan sát, bắt chước các hành vi của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Nghiên cứu về xu hướng biến đổi gia đình Việt Nam cho thấy một tỷ lệ khá lớn gia đình cho rằng: “Nhiều gia đình chưa thực hiện tốt chức năng giáo dục của mình, đặc biệt là giáo dục đạo đức, pháp luật cho thế hệ trẻ ” (Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Hữu Minh, 2019). Những khó khăn về phương pháp giáo dục, thiếu thời gian, không đủ kiến thức, môi trường xã hội phức tạp... khiến nhiều cha mẹ đã không thực hiện tốt vai trò giáo dục, hướng dẫn, noi gương của mình.

    Vấn đề chăm sóc người cao tuổi (NCT) trong gia đình cũng rất đáng quan tâm. đô thị, do con cháu phải lo cuộc sống nên một số gia đình đưa NCT vào các trung tâm dưỡng lão và phó mặc họ cho trung tâm. Điều này dẫn đến sự khủng hoảng về tâm lý, tình cảm của người già. Họ khao khát được giao tiếp với con cháu, mặc cảm vì sự thờ ơ của gia đình. Bên cạnh đó, phần lớn NCT Việt Nam hiện nay đang sống ở khu vực nông thôn và không có lương hưu. Theo kết quả điều tra NCT Việt Nam - VNAS 2011, chỉ 10,4% NCT có tiền tiết kiệm (ISMS, 2011). Như thế, phần lớn nhóm dân số này sẽ gặp khó khăn khi phải ứng phó với các rủi ro, biến cố như thiên tai, bệnh tật. Mặt khác, có 11,6% NCT cho biết đã từng bị con cháu lạm dụng và 7,9% báo cáo đã bị lạm dụng trong 12 tháng vừa qua (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2013).

    Có thể nói, dù xã hội có thịnh vượng đến đâu thì các các thiết chế, dịch vụ xã hội không thể thay thế hoàn toàn được những chức năng về tình cảm, sinh sản, giáo dục, xã hội hóa của gia đình. Sự khủng hoảng của chức năng gia đình ở Việt Nam hiện nay có mối quan hệ nhân quả với những vấn đề xã hội. Giá trị đạo đức, ứng xử trong gia đình không được duy trì, rèn dũa, mối quan hệ giữa các thành viên lỏng lẻo là nhân tố dẫn đến những hành vi ứng xử lệch lạc, vi phạm pháp luật cả chính bên trong gia đình và ngoài xã hội. Sự khủng hoảng chức năng gia đình còn dẫn đến những hệ lụy xã hội khôn lường khác, nhất là sự đứt gãy về mặt giá trị, đạo đức và văn hóa truyền thống. Gia đình chính là nơi nuôi dưỡng và trao truyền các hệ giá trị xã hội, đặc biệt là giá trị tình cảm, tình yêu thương, lòng nhiệt thành và sự biết ơn. Gia đình không thực hiện tốt các chức năng của mình sẽ khiến xã hội mất ổn định, làm mất đi động lực phát triển của đất nước.

    Bên cạnh một số vấn đề kể trên, gia đình Việt Nam cũng đang đứng trước những thay đổi chưa từng có. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng khiến Việt Nam ngày càng chịu nhiều tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) từ những biến đổi về chính trị, kinh tế, môi trường, dịch bệnh toàn cầu. Những chuyển động của tình hình quốc tế ngày nay ảnh hưởng đến đời sống của từng gia đình Việt Nam. Trong vài thập niên qua, bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và thế giới có tốc độ chuyển đổi nhanh gấp nhiều lần so với các giai đoạn trước đây. Chung sống không kết hôn, hôn nhân xuyên biên giới, môi giới hôn nhân, mang thai hộ, làm mẹ đơn thân, quan hệ đồng giới xuất hiện nhiều hơn và quan điểm, thái độ của xã hội về những vấn đề này còn hết sức khác nhau.

    Sự phân hóa của gia đình Việt Nam không chỉ diễn ra trên bình diện điều kiện kinh tế, mức sống, chi tiêu mà còn ở cả hệ giá trị, chuẩn mực, lối sống. Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập, gia đình Việt Nam đã phân hóa thành các nhóm, các tầng lp với những năng lc, nhu cầu hết sức khác nhau. Trong đó, sự nổi lên về số lưng, vai trò của các gia đình trung lưu trong quá tnh phát triển là hết sức đáng chú ý. Một nghiên cu cho thấy gia đình trung lưu Vit Nam là một lực lượng xã hội “đông nhưng chưa mạnh” về nhiều mặt trong đó có tính tích cực xã hội (Trịnh Duy Luân, 2019). Trong khi đó, số lượng và chất lượng gia đình trung lưu lại quyết định một quốc gia có đạt dược mục tiêu xã hội trung lưu hay không. Đây là một vấn đề mới, có vai trò quan yếu trong chiến lược phát trin đất nước song chưa nhận được sự quan tâm thích đáng về phương diện chính sách.

    Gia đình Việt Nam đã, đang và sẽ biến đổi sâu sc và những biến đổi này có mối tương liên chặt ch đối với sự chuyển đổi ca cấu trúc kinh tế, văn hóa và xã hi. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa có nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi đ phát trin song cũng chưa bao giờ phải đi mặt với những vấn đề phức tp như hiện nay, nhất là những biến đi về chức năng, hệ giá tr và đo đức, lối sng. Thực tiễn này đòi hỏi phải tìm ra những đng lực mới cho vấn đề gia đình và công tác gia đình nước ta.

    Nhìn lai lịch s phát triển cho thấy, từ sau Đổi mới, trong Nghị quyết ca Đại hi Đng lần thứ VI, VII và VIII đều khẳng định “Xây dng gia đình no ấm, bình đng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thc stế bào lành mnh của xã hội, là t ấm của mi người”. Bước sang thế kỷ 21, trước tình hình văn hóa ứng x, giá trị đạo dức trong gia đình và ngoài xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp, lệch lạc, Đng yêu cầu phi “nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưng các thành viên của mình có li sống văn hóa, làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mi người và là tế bào lành mạnh của xã hội”.

    Tại Đại hội XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011). Đảng xác định “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”. Gần đây nhất trong văn kiện của đại hội XII, Đảng xác định: “Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, khu công nghiệp và mỗi gia đình; Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”. Quan điểm của Đảng về gia đình nhấn mạnh hơn đến chức năng và vai trò của gia đình, đặc biệt là giáo dục đạo đức, lối sống, kiểm soát, duy trì các chuẩn mực xã hội và là thành tố quan trọng của nền kinh tế.

    Gia đình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chủ trương, đường lối, sách lược của Đảng. Đảng luôn có những quyết sách kịp thời về vấn đề gia đình và công tác gia đình trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Xây dựng gia đình hạnh phúc làm cơ sở, nền tảng để xây dựng quốc gia hạnh phúc là quan điểm nhất quán và xuyên suốt của Đảng.

    Trong bối cảnh phát triển của Việt Nam hiện nay và giai đoạn tới, cần phải có một tầm nhìn mới về chiến lược phát triển gia đình. Xây dựng chiến lược gia đình giai đoạn tới cần dựa trên các căn cứ khoa học được đúc kết từ thực tiễn, gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế. Xuất phát từ những phân tích nêu trên, cùng với kết quả đánh giá thực hiện Chiến lược Gia đình 2020, có thể đề xuất một số luận điểm định hướng cho chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn tới như sau:

    - Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi quan trọng nhất bảo tồn, lưu giữ và trao truyền các giá trị văn hóa, nhân văn tốt đẹp của dân tộc.

    - Xác định “gia đình hạnh phúc” vừa là mục tiêu trung tâm vừa là động lực, trục xuyên suốt trong quan điểm, tầm nhìn, giải pháp của chiến lược giai đoạn mới.

    - Đảm bảo các điều kiện để gia đình Việt Nam thực hiện tốt các chức năng cơ bản, duy trì sự ổn định của gia đình làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Gia đình là điểm xuất phát và trở về của các chính sách. Chú trọng nâng cao giá trị đạo đức, giáo dục lối sống đối với thế hệ trẻ, hướng đến xây dựng con người phát triển toàn diện ngay từ trong gia đình, phát huy trách nhiệm của từng thành viên đối với các vấn đề của gia đình cũng như cộng đồng xã hội.

    - Nâng cao vị thế và vai trò của gia đình trong phát triển kinh tế, đặc biệt chú trọng đến sự năng động của kinh tế hộ.

    - Chú trọng nuôi dưỡng, xây dựng và phát huy vai trò của gia đình trung lưu, hướng tới xây dựng xã hội trung lưu.

    - Cần hết sức chú ý đến sự biến đi của gia đình, đặc biệt là sự xuất hiện của các kiểu gia đình mới.

    - Chú ý đến các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong gia đình như người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em. Tập trung phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội cho gia đình ở các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; tạo điều kiện phát triển cho các hộ gia đình nông dân không có đất, các gia đình mất đất, di dân do công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

    - Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của chiến lược gia đình giai đoạn tới cần được xây dựng dựa trên các căn cứ khoa học, có thể đo lường, đánh giá bằng các chỉ báo cụ thể, đặt trong tầm nhìn và chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tổng thể của đất nước. Các mục tiêu, chỉ tiêu của gia đình cần đặt trong chủ đề Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030 của đất nước là: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao8”.

    2. Kiến nghị với Bộ Chính trị, Ban Bí thư

    Ban hành văn bản mới về công tác gia đình phù hợp với tình hình mới hiện nay, đặt tầm nhìn đến 2045 (tròn 100 năm kỷ niệm đất nước độc lập) là hết sức quan trọng, sẽ kích thích được những động lực, tiềm năng, nguồn lực phát triển của gia đình và xã hội. Văn bản của Đảng về công tác gia đình trong bối cảnh phát triển mới vừa là mục tiêu, động lực, vừa là yêu cầu để toàn bộ hệ thống chính trị hoàn thiện về thể chế, chính sách nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc - yếu tố quyết định để xây dựng xã hội hạnh phúc và quốc gia phát triển bền vững.

    3. Kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

    - Chỉ đạo, bố trí nguồn nhân lực, kinh phí cho bộ máy cơ quan quản lý Nhà nước về công tác gia đình từ tỉnh đến cơ sở.

    - Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam trong tình hình mới đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

    4. Kiến nghị với các bộ, ban, ngành Trung ương

    Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương tiếp tục quan tâm, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác gia đình; tích cực triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, đề án, chương trình về công tác gia đình khi Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam giai đoạn mới được ban hành.

    5. Kiến nghị với địa phương

    - Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện, các nội dung về công tác gia đình. Chú trọng tăng nguồn lực cho công tác gia đình tại địa phương.

    - Đưa các chỉ tiêu về gia đình vào trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, gắn việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác gia đình với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.

    - Thực hiện nghiêm công tác báo cáo, kịp thời điều tra, xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về gia đình.

    - Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, động viên tập thể và cá nhân thực hiện tốt công tác gia đình./

     

    Nơi nhận:

    - Như trên;

    - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam (để báo cáo);

    - Ban Tuyên giáo Trung ương;

    - Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao;

    - Các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị-xã hội;

    - Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;

    - Lưu: VT, GĐ, Sơn (100).

    BỘ TRƯỞNG

     

     

     

     

    Nguyễn Ngọc Thiện

     

     

    _______________________________________

    1 Ngày 16/5/2005, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 106/2005/QĐ - TTg về việc phê duyệt Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010.

    2 5 không: không đói nghèo, không có người vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, không có bạo lực gia đình, không sinh con thứ ba trở lên (từ năm 2017 điều chỉnh thành Không vi phạm chính sách dân số) không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học; 3 sạch: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.

    3 Kết quả tổng họp về việc thực hiện các Mục tiêu, Chỉ tiêu của Chiến lưc Gia đình 2020 xem chi tiết tại Phụ lục 3

    4 3 tỉnh Bến Tre, Đắk Nông, Quảng Ngãi không có số liệu thống kê về chỉ tiêu này hoặc không báo cáo theo đúng hướng dẫn.

    5 Mức sinh thay thế là mức sinh sao cho mỗi phụ nữ có trung bình 2 con còn sống cho đến tuổi sinh đẻ.

    6 Ví dụ Hàn Quốc, tỷ lệ kết hôn đã giảm liên tục: năm 1970 là 9,2, giảm xuống 6,2 năm 2009 và năm 2018 là 5%.
    7 - Các nghiên cu (Đỗ Thiên Kính, 2012, 2016) cho thấy mô hinh phân tng xã hội Vit Nam hiện nạy v cơ bn có dạng hình “Kim tự tháp” với đông đo nông dân có địa v KT-XH vào loại thp nht nằm dưới đáy (tỉ lệ nông dân cả nước chiếm tới 43,4%). Trong khi đ, mô hình về phân tng xã hội ở các nước côõng nghiệp hin đại thường có hình dạng quá trám (hình thoi - diamond) vi các tng lp trung lưu (middle strata) ở gia phình to và nông dân dưới đáy thu hp lại. Theo góc nhìn của kinh tế học, một trong nhng tiêu chí chủ yếu ở thời đim bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa quốc gia là t l lao động nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng lao động xã hội v kết thúc khi tỉ lệ này ch còn khoảng 20% (Bùi Tất Thng, 2011).

    - Phát biểu tại Hội nghị trin khai Nghi quyết số 01/NQ-CP và số 02/NQ-CP năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đu tư (Bộ KH&ĐT) ngày 9/1/2019, Thủ tướng Chính ph Nguyn Xuân Phúc đặt mục tiêu làm sao đến năm 2030. Vit Nam có 50 triệu người thuộc tng lp trung lưu, có kh năng lo vic làm cho hàng chc triệu người khác (httns://cafef.vn/thu-tuong-phai-lam-sao-de-den-nam-2030-viet-nam-phai-co-50-trieu-nguoi-thuoc-tang-lop-trung-luu-2020011008290333.chn)

    8 Trích trong Dự thảo Báo cáo Tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011­-2020, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15 tháng 10 năm 2020.

     

     

    DANH MỤC TÀI LIỆU TRÍCH DN THÔNG TIN

    Ban chp hành Trung ương Đng 2014. Nghị quyết s 33-NQ/TW. Nguồn: http://vbpl.vn/danang/Pages/vbpq-luocdoaspx?dvid-308&ItcmID-56714&Kcvword-

    Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch, 2013. Kết qu chính từ Điều tra bao lực gia đình năm 2012. Búi Tất Thắng, 2011. Vấn đề chuyn dịch cơ cấu kinh tế trong xây dng nông thôn mới. Tạp chí Xã hội học, số 4, 22-30.

    Đng CSVN, 2015b. Văn kiện Đng toàn tp, tập 64. NXB Chính trị quốc gia.

    Đng CSVN. 2016. Văn kiện Đng toàn tập, tp 60. NXB Chính trị quốc gia.

    Đỗ Thiên Kính 2012. Hệ thống phân tầng xã hội Việt Nam hiện nay (Qua nhũng cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008). NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

    Đ Thiên Kính, 2016. Biến đổi ca h thống phân tng xã hội ở Vit Nam, in trong cuốn Biến đổi xã hội Việt Nam: truyn thng và hin đại (Đặng Nguyên Anh ch biên). Nxb Khoa học xã hi, Hà Nội.

    ISMS. 2011. Key Findings from The Viet Nam National Ageing Survey 2011. Ha Noi.

    Nguyễn Xuân Thng, Nguyễn Hữu Minh, 2019. Một s thách thức ch yếu v gia đình và một số khuyến ngh chính sách. K yếu Hội tho Tng kết chương trình "Nghiên cu, đánh giá tng th về gia đình thời kỳ Công nghiệp hóa. Hiện đại hóa và hội nhập quc tế". Viện HLKHXH Vit Nam.

    Trần Thị Minh Thi, 2019. Nhng giá trị cơ bn ca gia đình Việt Nam hiện nay. K yếu Hội thảo Tng kết chương trình "Nghiên cứu, đánh giá tng th về gia đình thời kỳ Công nghiệp hóa. Hiện đại hóa vá hội nhập quốc tế ". Viện HLKHXH Việt Nam.

    Trịnh Duy Luân, 2019. Gia đình trung lưu Việt Nam với các quá trình phát trin kinh tế - xã hội - văn hóa. K yếu Hội tho Tng kết chương trình "Nghiên cu, đánh giá tng th v gia đình thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập quc tế”. Viện HLKHXH Việt Nam.

    UNFPA. 2011. Già hóa dân s và thực hạng người cao tui ở Vit Nam: Thực trạng, dự báo và mt s khuyến ngh chính sách.

    United Nations, 2015. Word Population Ageing 2015. Department of Economic and Social Affairs. Population Divison.

    Vũ Mạnh Lợi và Nguyễn Đức Vinh. 2016. Biến đổi dân số và phát trin bn vng Việt Nam qua 30 năm Đi mới, in trong cuốn Biến đổi xã hội Việt Nam: truyn thông vá hiện đại (Đặng Nguyên Anh ch biên). Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 629/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
    Ban hành: 29/05/2012 Hiệu lực: 29/05/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    02
    Nghị định 02/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác gia đình
    Ban hành: 03/01/2013 Hiệu lực: 18/02/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 2170/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2020
    Ban hành: 11/11/2013 Hiệu lực: 11/11/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Quyết định 215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020
    Ban hành: 06/02/2014 Hiệu lực: 06/02/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 279/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia đình và hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững đến năm 2020
    Ban hành: 20/02/2014 Hiệu lực: 20/02/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Quyết định 1004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nghiên cứu, đánh giá tổng thể về gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
    Ban hành: 20/06/2014 Hiệu lực: 20/06/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 1572/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng đến năm 2020"
    Ban hành: 05/09/2014 Hiệu lực: 05/09/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Báo cáo 293/BC-BVHTTDL tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
    Số hiệu:293/BC-BVHTTDL
    Loại văn bản:Báo cáo
    Ngày ban hành:31/12/2020
    Hiệu lực:31/12/2020
    Lĩnh vực:Hôn nhân gia đình, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Ngọc Thiện
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Báo cáo 293/BC-BVHTTDL tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Báo cáo 293/BC-BVHTTDL tổng kết Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X