Cơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 33/2015/QĐ-UBND | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày ban hành: | 09/11/2015 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 19/11/2015 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực một phần |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG____________ Số: 33/2015/QĐ-UBND | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Đà Nẵng, ngày 09 tháng 11 năm 2015 |
Về việc ban hành Quy định xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng
_____________
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ Sáng kiến;
Căn cứ Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, mặt trận, hội, đoàn thể thành phố, các quận, huyện và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Bộ KH&CN; - Bộ Nội vụ; - Cục KTVB, Bộ Tư pháp; - Thường trực Thành ủy (b/c); - Thường trực HĐND TP (b/c); - Mặt trận TQVN TP; - Chủ tịch, các PCT UBND TP; - VP Đoàn ĐBQH và HĐND TP; - Các sở, ban, ngành TP; - UBND các quận, huyện; - Các hội, đoàn thể TP; - Hội, hiệp hội TP; - Cổng Thông tin điện tử TP; - Sở KH&CN; - Lưu: VT, VX. | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Huỳnh Đức Thơ |
UỶ BAN NHÂN DÂNTHÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG____________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ |
QUY ĐỊNH
Xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /2015/QĐ-UBND
ngày 09 / 11 /2015 của UBND thành phố Đà Nẵng)
______________
1. Quy định này quy định chi tiết về điều kiện, trình tự, thủ tục xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố Đà Nẵng.
2. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có sáng kiến được áp dụng và công nhận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở bao gồm các đơn vị là pháp nhân theo quy định của pháp luật; các đơn vị không có tư cách pháp nhân nhưng có thể nhân danh chính mình tham gia quan hệ pháp luật dân sự một cách độc lập; các đơn vị có con dấu, tài khoản riêng, hoạch toán kinh tế phụ thuộc pháp nhân cấp trên và được pháp nhân cấp trên ủy quyền, ủy nhiệm thực hiện việc công nhận sáng kiến ở đơn vị bằng văn bản hoặc quy định nội bộ.
2. Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp) đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Có tính mới trong phạm vi cơ sở, đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở, có khả năng mang lại lợi ích thiết thực và được cơ sở công nhận.
3. Tác giả sáng kiến là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động sáng tạo của mình. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra sáng kiến.
Điều 3. Nguyên tắc xét công nhận
1. Chính xác, công khai, dân chủ, công bằng, kịp thời.
2. Mỗi sáng kiến chỉ được công nhận một lần theo Quy định này.
Chương II
ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHUẨN XÉT CÔNG NHẬN
Sáng kiến được xét công nhận là sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Đáp ứng các quy định tại Điều 3, Điều 4, khoản 4 Điều 7 Điều lệ Sáng kiến ban hành kèm Nghị định số 13/2012/NĐ-CP;
2. Được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và được cơ sở đóng trên địa bàn thành phố công nhận là sáng kiến;
3. Thời gian kể từ khi sáng kiến được áp dụng lần đầu trên địa bàn thành phố đến khi nộp đơn yêu cầu xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố không quá 02 năm;
4. Tại thời điểm xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố không có tranh chấp về quyền tác giả; không có khiếu kiện, tố cáo liên quan đến nội dung hồ sơ xét công nhận.
Điều 5. Tiêu chuẩn xét công nhận
Sáng kiến được công nhận là sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Có tính mới trong phạm vi thành phố;
2. Mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội đối với thành phố.
Sáng kiến được coi là có tính mới trong phạm vi thành phố nếu tính đến trước ngày nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến tại cơ sở hoặc ngày áp dụng lần đầu (tính theo ngày nào sớm hơn), trong phạm vi thành phố, sáng kiến đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước;
2. Không trùng với giải pháp của tác giả khác đã được áp dụng, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến;
3. Chưa được biết đến và chưa có giải pháp nào của người khác trùng với giải pháp đó được mô tả trong các văn bản, sách báo, tài liệu dưới bất kỳ hình thức nào có thể tiếp cận công khai trong phạm vi thành phố, đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được;
4. Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện.
Điều 7. Mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội đối với thành phố
Sáng kiến được coi là mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội đối với thành phố nếu việc áp dụng sáng kiến đó mang lại:
1. Hiệu quả kinh tế: Tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và các lợi ích kinh tế khác;
2. Lợi ích xã hội: Cải thiện điều kiện sống, làm việc, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và các lợi ích xã hội khác;
3. Các tác động, ảnh hưởng tích cực khác: Nâng cao vị thế, hình ảnh của thành phố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức cộng đồng và các tác động, ảnh hưởng tích cực khác.
1. Thành phần Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố của tác giả sáng kiến hoặc cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (Phụ lục I);
b) Bản mô tả sáng kiến (Phụ lục II);
c) Quyết định công nhận sáng kiến hoặc Giấy chứng nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận;
d) Văn bản chấp thuận việc công nhận sáng kiến của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp sáng kiến do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật và tác giả tạo ra sáng kiến là người đứng đầu cơ sở;
đ) Các tài liệu liên quan khác để chứng minh, làm rõ về tính mới, việc áp dụng, khả năng nhân rộng và việc mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế, xã hội của sáng kiến (nếu có).
2. Hồ sơ được lập thành 01 bộ và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 9. Thời gian và trình tự xét công nhận
1. Thời gian
a) Việc xét công nhận sáng kiến có tác dụng ảnh hưởng đối với thành phố được tiến hành mỗi năm một lần vào Quý IV hằng năm.
b) Đối với những trường hợp đặc biệt, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ xem xét từng trường hợp cụ thể và tổ chức xét công nhận theo đúng trình tự tại Quy định này.
2. Trình tự
a) Tổ chức, cá nhân yêu cầu xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố lập hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 và gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Sở Khoa học và Công nghệ trong thời gian từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 11 hằng năm.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thẩm định, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo các quy định tại Điều 4 và Điều 8 của Quy định này và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ (nếu cần).
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thành lập, tổ chức các phiên họp của các Hội đồng tư vấn chuyên ngành để đánh giá tác dụng, ảnh hưởng của sáng kiến đối với thành phố và trình kết quả làm việc của Hội đồng tư vấn chuyên ngành cho UBND thành phố.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Khoa học và Công nghệ, Văn phòng UBND thành phố có trách nhiệm trình Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố và gửi Quyết định đến các cơ quan có liên quan.
đ) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND thành phố ban hành Quyết định công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận cho các tác giả/đồng tác giả có sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân đề nghị xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố.
b) Những trường hợp không được tham gia Hội đồng: Tác giả, đồng tác giả của sáng kiến được đánh giá, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của các tác giả, đồng tác giả đó hoặc người có quyền và lợi ích liên quan khác.
2. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng
a) Đảm bảo trung thực, khách quan, nguyên tắc dân chủ trong việc tư vấn và chịu trách nhiệm về các ý kiến tư vấn của mình.
b) Không được công bố, cung cấp thông tin về sáng kiến khi chưa được sự đồng ý của Sở Khoa học và Công nghệ, cơ sở công nhận sáng kiến và tác giả sáng kiến.
a) Chủ tịch Hội đồng chủ trì các phiên họp Hội đồng.
c) Hội đồng thảo luận chung để thống nhất quan điểm, phương thức đánh giá, cho điểm đối với từng tiêu chí trước khi từng thành viên Hội đồng nhận xét, chấm điểm độc lập.
d) Các thành viên Hội đồng đánh giá độc lập, ghi nhận xét và cho điểm đối với từng tiêu chí đánh giá, từng sáng kiến được đánh giá.
đ) Sáng kiến được đề nghị công nhận là sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố phải được ít nhất 2/3 ý kiến đồng ý của các thành viên Hội đồng dự họp.
e) Thư ký ghi chép ý kiến chuyên môn của các thành viên và kết luận của Hội đồng trong biên bản làm việc và các văn bản liên quan của Hội đồng.
1. Kinh phí hoạt động xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hằng năm của Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Kinh phí được sử dụng chi cho các nội dung: Tổ chức các buổi họp, buổi khảo sát thực tế của Hội đồng tư vấn chuyên ngành, photo tài liệu và văn phòng phẩm.
3. Mức chi cho Hội đồng tư vấn chuyên ngành được áp dụng như mức chi cho Hội đồng xác định đề tài, dự án cấp thành phố. Mức chi cho hoạt động khảo sát thực tế theo quy định hiện hành.
Điều 12. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Tổ chức, cá nhân là cơ sở công nhận sáng kiến hoặc tác giả sáng kiến chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của thông tin do mình cung cấp liên quan đến sáng kiến.
2. Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương IV
Điều 13. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sáng kiến trên địa bàn thành phố, có trách nhiệm triển khai các biện pháp sau đây nhằm thúc đẩy hoạt động sáng kiến:
a) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện Quy định;
b) Chủ trì xây dựng các hồ sơ, biểu mẫu liên quan phục vụ việc xét, công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố;
c) Tư vấn, hỗ trợ cung cấp thông tin cho tác giả sáng kiến trong việc tạo ra, hoàn thiện sáng kiến và khai thác sáng kiến. Hướng dẫn việc làm hồ sơ yêu cầu công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố trên cơ sở đề nghị của tác giả sáng kiến;
d) Tổ chức đoàn khảo sát thực tế để thẩm tra, xác minh và đánh giá các sáng kiến được đề nghị công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố trong trường hợp cần thiết;
đ) Hướng dẫn tác giả tiến hành thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với các sáng kiến có khả năng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
e) Thỏa thuận và phối hợp với chủ đầu tư tạo ra sáng kiến để công bố, phổ biến rộng rãi các sáng kiến được công nhận là có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố;
g) Chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành Đoàn và các sở, ban, ngành tổ chức tổng kết hoạt động sáng kiến của thành phố.
2. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Liên đoàn Lao động thành phố, Thành Đoàn có trách nhiệm phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tuyên truyền, phổ biến các sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố.
3. Các cơ sở công nhận sáng kiến, chủ đầu tư tạo ra sáng kiến và các tác giả sáng kiến có trách nhiệm:
a) Phối hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng tư vấn chuyên ngành phục vụ việc xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng đối với thành phố;
b) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các đơn vị có liên quan trong việc phổ biến các sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi và mang lại lợi ích thiết thực.
4. Các sở, ngành, UBND quận/huyện có trách nhiệm công bố, phổ biến các sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi và mang lại lợi ích thiết thực thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình.
Điều 14. Trong quá trình thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng để tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Đức Thơ
Phụ lục I
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CÓ TÁC DỤNG, ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /2015/QĐ-UBND
ngày 09 tháng11 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Mẫu 1: Đối với cá nhân
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CÓ TÁC DỤNG, ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
1. Tôi tên là:………………………………………………………………..
2. Địa chỉ:……………………………………………………………… …..
3. Điện thoại :………………………………..Fax:………………………...
4. Email:……………………………………………………………………
Là tác giả/đồng tác giả của sáng kiến:…………………………………......
…………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………….
Tôi làm đơn này đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xét công nhận tác dụng, ảnh hưởng của sáng kiến nêu trên đối với thành phố Đà Nẵng.
5. Các tài liệu kèm theo
o Bản mô tả sáng kiến
o Quyết định công nhận sáng kiến hoặc Giấy chứng nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận
o Văn bản chấp thuận việc công nhận sáng kiến của cơ quan có thẩm quyền
o Các tài liệu liên quan khác (nếu có, ghi rõ tài liệu gì)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……, ngày ... tháng... năm .......
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Mẫu 2: Đối với tập thể
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CÓ TÁC DỤNG, ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng
1. Tên cơ quan, đơn vị:……………………………………………………..
2. Địa chỉ:……………………………………………………………… …..
3. Điện thoại:………………………………..Fax:…..……………………..
4. Email:...………………………………………………………………….
Đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xét công nhận tác dụng ảnh hưởng của các sáng kiến (Danh sách kèm theo) đối với thành phố Đà Nẵng.
5. Các tài liệu kèm theo
o Danh sách các sáng kiến đề nghị xét công nhận
o Bản mô tả sáng kiến (…… Bản mô tả)
o Quyết định công nhận sáng kiến hoặc Giấy chứng nhận sáng kiến của cơ sở nơi sáng kiến được công nhận (…… Quyết định, …… Giấy chứng nhận)
o Văn bản chấp thuận việc công nhận sáng kiến của cơ quan có thẩm quyền (…… Văn bản)
o Các tài liệu liên quan khác (nếu có, ghi rõ tài liệu gì)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……, ngày ... tháng... năm .......
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)
Phụ lục II
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33 /2015/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2015 của UBND thành phố Đà Nẵng)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến
Nêu ngắn gọn, thể hiện bản chất của sáng kiến.
2. Tác giả/đồng tác giả sáng kiến
Chỉ liệt kê các đồng tác giả có tỷ lệ đóng góp từ 30% trở lên vào việc tạo ra sáng kiến.
Số TT | Họ và tên | Ngày tháng năm sinh | Nơi công tác (hoặc nơi thường trú) | Chức vụ | Trình độ chuyên môn (*) | Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
|
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
(*) Ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, ví dụ: Thạc sỹ Công nghệ thông tin, Kỹ sư Nông nghiệp, Cử nhân Luật…
3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến
Tên và địa chỉ của chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
4. Thời điểm sáng kiến được áp dụng lần đầu
Ghi rõ mốc thời gian.
5. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến
- Khó khăn, vướng mắc trong thực tế
- Vấn đề cần giải quyết
- Nhược điểm cần khắc phục của giải pháp đã biết (nếu là sáng kiến cải tiến giải pháp cũ)
6. Nội dung sáng kiến
- Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện sáng kiến (theo trình tự thời gian) cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến và kết quả đạt được.
Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì nêu những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp cũ.
- Có thể sử dụng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu… kèm theo để minh họa, làm rõ hơn về nội dung, kết quả của giải pháp.
7. Tính mới của sáng kiến
Đánh giá về tính mới của sáng kiến theo các nội dung được quy định tại Điều 6 của Quy định này.
8. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Nêu rõ việc sáng kiến đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở; thời điểm sáng kiến được áp dụng.
- Nêu rõ sáng kiến có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào, trong điều kiện nào.
9. Đánh giá lợi ích thu được
- So sánh hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội thu được khi áp dụng sáng kiến so với trường hợp không áp dụng.
- Nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó thì so sánh hiệu quả, lợi ích cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó.
- Trong trường hợp tính được số tiền làm lợi thì tính và nêu cách tính cụ thể.
- Đánh giá mức độ, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến đối với thành phố theo các nội dung được quy định tại Điều 7 của Quy định này.
10. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có)
Nếu có, nêu rõ cần bảo mật thông tin gì, thông tin đó được định hình bằng phương tiện gì.
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của cơ sở | ………., ngày…..tháng…..năm Người nộp đơn/Đại diện những người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản căn cứ |
04 | Văn bản căn cứ |
05 | Văn bản căn cứ |
06 | Văn bản căn cứ |
07 | Văn bản quy định hết hiệu lực một phần |
Quyết định 33/2015/QĐ-UBND Quy định xét công nhận sáng kiến có tác dụng, ảnh hưởng với Thành phố Đà Nẵng
In lược đồCơ quan ban hành: | Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng |
Số hiệu: | 33/2015/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 09/11/2015 |
Hiệu lực: | 19/11/2015 |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Huỳnh Đức Thơ |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực một phần |