hieuluat

Quyết định 4757/QĐ-BNN-KHCN Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:4757/QĐ-BNN-KHCNNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Lê Quốc Doanh
    Ngày ban hành:12/12/2019Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:12/12/2019Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
  • BỘ NÔNG NGHIỆP

    VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

    ---------------

    Số: 4757/QĐ-BNN-KHCN

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------

    Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2019

     

     

    QUYẾT ĐỊNH

    Phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện đề tài khoa học và công nghệ
    tiềm năng cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2020

    -----------------------

    BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

     

    Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Căn cứ Quyết định số 3978/QĐ-BNN-TCCB ngày 18/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phân cấp quản lý đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

     

    QUYẾT ĐỊNH:

     

    Điều 1. Phê duyệt danh mục và kinh phí thực hiện đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2020 (Danh mục kèm theo).

    Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng theo quy định về quản lý khoa học công nghệ và quản lý tài chính của Nhà nước.

    Điều 3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ được giao tại Điều 1 của Quyết định này thực hiện quản lý, tổ chức triển khai theo quy định tại Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24/4/2015, Quyết định số 3978/QĐ-BNN-TCCB ngày 1 8/10/2019 và các quy định hiện hành.

    Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

    Điều 5. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ tài chính, tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện đề tài khoa học và công nghệ tiềm năng cấp Bộ, Thử trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

     

    Nơi nhận:

    - Như Điều 5;

    - Bộ trưởng (để b/cáo);

    - Lưu: VT, KHCN (KTD.30b).

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

     

     

     

     

     

    Lê Quốc Doanh

     

     

     
     
     

    DANH MỤC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TIỀM NĂNG CẤP BỘ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN NĂM 2020

    (Ban hành kèm theo Quyết định số 4757/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 tháng 12 năm 2019

    của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

     

    TT

    Tên đề tài

    Tổ chức/ cá nhân chủ trì

    Mục tiêu

     

    Yêu cầu đối với kết quả

    Thời gian

     thực hiện

    Tổng kinh phí

    (Tr.đồng)  

    Kinh phí các năm

    (Tr.đồng)

    2020

    2021

    2022

    I

    Trồng trọt - BVTV

     

     

     

    9430

    4560

    3170

    1700

    1.

    Nghiên cứu khả năng

    chống chịu bệnh thán thư của một số giống nho nhập nội.

    Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố/ ThS. Nguyễn

    Văn Chính

    Đánh giá, chọn lọc được một số giống nho có khả năng chống chịu tốt bệnh thán thư làm thực liệu cho công tác lai tạo giống kháng

    bệnh,

    - Báo cáo đánh giá khả năng chống chịu bệnh thán thư của các giống dòng/giống nho nhập nội và trong nước.

    - Đề xuất và giới thiệu 01-03 dòng/giống nho có khả năng kháng bệnh dưới cấp 5 (trong thang điểm 9 cấp) có tiềm năng năng suất và chất lượng cao hơn giống đối chứng Cardinal ăn tươi.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    450

    250

    100

    100

    2.

    Nghiên cứu tuyển chọn dòng/giống gốc ghép có khả năng kháng nấm Phytophthora spp. và tuyến trùng cho hồ tiêu

    Viện KHKT NLN Tây Nguyên/

    Ths. Nguyễn

    Quang

    Ngọc

    Đánh giá được khả năng làm gốc ghép để cải thiện tính kháng nấm Phytopfuhora spp. và tuyến trùng của hồ tiêu

    - Báo cáo đánh giá khả năng kháng nấm Phytophthora spp. và tuyến trùng của tối thiểu 03 loại gốc ghép phù hợp cho cây hồ tiêu.

    - 01 dòng/giống gốc ghép hồ tiêu có khả năng kháng nấm Phytophthora capsici

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành

    2020-2021

    400

    200

    200

     

    3.

    Nghiên cứu sử dụng các loài nấm đối kháng để kiểm soát

    Phytophthora  spp. gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi ở vùng miền núi phía Bắc

    Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía

    Bắc/ ThS. Phùng Mạnh Hùng

    Chọn lọc một số chủng nấm đối kháng có hoạt tính, dùng để kiểm soát các loài phytophthora gây bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi ở vùng miền núi phía Bắc

    - 01 báo cáo đánh giá tình hình gây hại của các loài Phytophthora trên cây ăn quả có múi tại các vùng sản xuất tập trung ở vùng miền núi phía Bắc.

    - 02 chủng nấm đối kháng có khả năng kiểm soát trên 70% bệnh thối rễ, thối gốc trên cây ăn quả có múi do nấm

    Phytophthora gây ra ở phía Bắc,

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    400

    200

    200

     

    4.

    Nghiên cứu tạo dòng dâu tây triển vọng phù hợp với canh tác ứng dụng công nghệ cao

    trong nhà lưới

    Viện KHKTNN Miền Nam/ Ths. Nguyễn Thế Nhuận

    Tạo được một số

    dòng dâu tây có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp cho sản suất dâu tây công nghệ cao trong điều kiện nhà lưới

    - 02 dòng dâu tây triển vọng phù hợp với điều kiện canh tác công nghệ cao trong nhà lưới (năng suất trung bình đạt 25 - 30 tấn/ha, hình dạng quả dẹp, chín màu đỏ tươi, tỷ lệ quả loại 01 đạt tối thiểu 70%, kích thước quả loại 01 tối thiểu 10g/quả; độ brix đạt > 10%, độ cứng quả khá, kháng khá với một số loại bệnh hại chính như thán thư, đốm lá vi khuẩn...).

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    450

    250

    200

     

    5.

    Nghiên cứu nguy cơ dịch hại và biện pháp kiểm soát lúa cỏ (Oryza spp,) đồng bằng sông                Cứu

    Long

    Viện Lúa đồng bằng Sông Cứu Long/ TS. Nguyễn Thế Cường

    Đánh giá được hiện trạng xâm nhiễm, mức độ gây hại, nguy cơ trở thành dịch hại của các loài lúa cỏ tại các vùng sản xuất lúa chính ở đồng bằng sông Cứu Long

    - 01 báo cáo hiện trạng và nguy cơ dịch hại của các dòng lúa cỏ tại vùng trồng lúa chính đồng bằng sông Cứu Long (thành phần; phân bố; đặc điểm nông, sinh học; điều kiện và khả năng phát tán; khả năng bùng phát số lượng và nguy cơ gây hại),

    - 01 bộ mẫu tiêu bản kèm mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái phục vụ phân loại đến dòng lúa cỏ tại vùng đồng bằng sông Cứu Long.

    - 01 Hướng dẫn nhận diện sớm lúa cỏ tại đồng bằng sông Cứu Long.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    400

    200

    200

     

    6.

    Nghiên cứu phương pháp lai nhiều bố mẹ (MAGIC Multi-

    parent advanced generation intercross) phục vụ mục tiêu          chọn

    giống lúa chạt lượng cao

    mang đa gen kháng sâu bệnh, điều

    kiện bất thuận tại Việt Nam

    Viện Cây lương thực và CTP/

    ThS- Lưu

    Thị Thúy

    Bước đầu áp dụng phương pháp lai nhiều bố mẹ (MAGÍC - Multi-parent advanced generation intercross) phục vụ mục tiêu chọn giống lúa chất lượng cao mang đa gen kháng sâu bệnh, điều kiện bất thuận tại Việt Nam

    - 01 dòng trung gian có các đặc điểm nông sinh học phù hợp với điều kiện canh tác lúa tại Việt Nam và tích hợp được ít nhất 02 tính kháng với sâu bệnh hạt chính, điều kiện bất thuận.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    500

    150

    150

    200

    7.

    Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật chiếu xạ gamma, nguồn Co-60 có hoạt độ 236 Ci, trong tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống lúa

    Viện Di truyền Nông nghiệp/

    ThS. Đoàn Văn Sơn

    Thử nghiệm thành công kỹ thuật chiếu xạ tia gamma nguồn Co-60 có hoạt độ 236 Ci trong tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho chọn tạo giống lúa

    - 50 dòng lúa đột biến thế hệ M6 có biểu hiện kiểu hình của một trong những đặc tính: năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính (bạc lá, đạo ôn, rầy nâu) và điều kiện bất thuận (hạn, mặn...).

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    150

    100

    150

    8.

    Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây bệnh thối nhũn hành, tỏi tại các tỉnh phía Bắc

    Viện Bảo vệ thực vật/

    ThS. Ngô Quang Huy

    Xác định được nguyên nhân gây bệnh và đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh và đề xuất biện pháp phòng trừ phù hợp

    - 01 báo cáo nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh và bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ.

    - 01 bộ tiêu bản mẫu bệnh.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    390

    240

    150

     

    9.

    Nghiên cứu chọn lọc dòng thuần ngô có hàm lượng

    protein cao phục vụ chọn giống ngô lai cho các tỉnh phía Bắc.

    Viện Nghiên cứu Ngô/ ThS. Lương Thái Hà

    Chọn lọc được dòng/giống thuần ngô có hàm lượng protein cao, có khả năng kết hợp cao phục vụ chọn giống ngô lai cho các tỉnh phía Bắc.

    - 01 báo cáo đánh giá kiểu gen và kiểu hình của các dòng thuần triển vọng.

    - 02 dòng thuần triển vọng có hàm lượng protein > 9%, năng suất đạt tối thiểu 3 tấn/ha, có khả năng kết hợp cao.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    450

    250

    100

    100

    10.

    Nghiên cứu tạo dòng đậu xanh năng suất cao cho các tỉnh phía Bắc

    Trung tâm

    Tài nguyên thực vật/

    ThS. Trần Quang Hải

    Chọn được các dòng đậu xanh có năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc.

    - 01 báo cáo đánh giá kiểu gen, kiểu hình một số nguồn vật liệu hiện có tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.

    - 01-02 dòng đậu xanh triển vọng có năng suất >2,0 tấn/ha, chất lượng tốt, kháng bệnh phấn trắng.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    200

    100

    100

    11.

    Nghiên cứu tạo dòng lạc năng suất và chịu hạn triển vọng

    Viện

    KHKTNN Bắc Trung Bộ/ ThS. Trần Duy Việt

    Tạo được các dòng lạc năng suất và chịu hạn triển vọng

    - 03 dòng lạc triển vọng có năng suất >2,5 tấn/ha; khả năng chịu hạn trong điều kiện thí nghiệm (điểm 3), mang gen/ QTL chịu hạn.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    200

    100

    100

    12.

    Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón hữu cơ sinh học giàu axit amin từ phụ phẩm

    nông nghiệp

    Viện Thổ nhưỡng

    Nông hóa/ ThS. Nguyễn

    Viết Hiệp

    Sản xuất thử

    nghiệm được một số loại phân bón hữu cơ sinh học, dạng lỏng bằng công nghệ lên men, chiết xuất phế phụ phẩm công nghiệp chế biến thủy sản, giết mổ gia súc và cỏ Lào

    - Quy trình lên men, chiết xuất phế phụ phẩm công nghiệp chế biển thủy sản, giết mổ gia súc và cỏ Lào để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học dạng lỏng ứng dụng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    200

    100

    100

    13.

    Nghiên cứu

    Công nghệ

    sản xuất phân bón hỗn hợp NPK nhả chậm bọc lưu huỳnh theo lớp cho lúa, rau màu

    Viện Thổ

    nhưỡng Nông hóa/ ThS. Lê Thị Minh Lương

    Sản xuất được

    phân hỗn hợp NPK nhả chậm bọc lưu huỳnh theo từng lớp dinh dưỡng sử dụng cho lúa và rau màu

    - Quy trình sản xuất phân hỗn hợp NPK nhả chậm bọc lưu huỳnh theo kíp dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của cây lúa và rau màu,

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    500

    200

    130

    170

    14.

    Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật điều

    khiển ra hoa đối với giống hoa địa lan Trần Mộng Xuân

    (Cymbidium

    Lowianum)

    Viện Nghiên cứu Rau quả/

    ThS, Hà Thị Thanh Nga

    Đề xuất được quy

    trình điều khiển sự ra hoa giống địa lan Trần Mộng Xuân vào đúng dịp Tết Nguyên Đán ở đồng bằng sông Hồng

    - 01 báo cáo đánh giá các tác động của các yếu tố ngoại sinh đến sự ra hoa của giống địa lan Trần Mộng Xuân.

    - 01 quy trình điều khiển sự ra hoa giống địa lan Trần Mộng Xuân vào đúng dịp Tết Nguyên Đán với tỷ lệ trên 80% ở đồng bằng sông Hồng.

    - 02 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020- 2022

    450

    220

    100

    130

    15.

    Nghiên cứu biện pháp

    Quản lý bệnh hại dâu tằm do vi khuẩn tại các tỉnh miền Bắc.

    Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW/ ThS. Nguyễn Thúy Hạnh

    Xác định được nguyên nhân chính gây bệnh hoại huyết trên tằm dâu ở miền Bắc

    - Xác định tác nhân chính và đặc điểm sinh học, sinh thái của tác nhân gây bệnh hoại huyết.

    - Bước đầu đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh phù hợp.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    200

    100

    100

    16.

    Nghiên cứu chọn tạo một số dòng ớt chỉ địa cho các tỉnh phía Nam

    Viện Cây ăn quả Miền Nam/ Ths. Huỳnh Thị Phương Liên

    Chọn tạo được dòng ớt chỉ địa lai mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu bệnh phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các tỉnh phía Nam

    - 02 dòng ớt chỉ địa Lai năng suất tối thiểu 15 tấn/hạ, dạng quả đẹp, quả màu đỏ đậm, thịt dày, chắc và cay, chống chịu khá với bệnh thán thư tối thiểu cấp 3.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    400

    200

    100

    100

    17.

    Nghiên cứu

    cải tiến quy  trình thâm

    canh mía trên địa hình đất dốc tại một số vùng trồng mía ở Tây Nguyên

    Viện Nghiên cứu Mía đường/ ThS. Phạm Văn Tùng

    Cải tiến được quy trình kỹ thuật thâm canh mía phù hợp với điều kiện đất dốc ở Tây Nguyên

    - 01 quy trình thâm canh mía cải tiến phù hợp với địa hình đất dốc tại Tây Nguyên đạt năng suất tối thiểu 75tấn/ha, chữ đường > 11 CCS.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    450

    180

    120

    150

    18.

    Nghiên cứu quy trình nhân giống cây chè tím (Camellia si nesis) bằng nuôi cấy mô nhằm duy trì và phát triển giống chè quý hiếm

    Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc TS. Nguyễn

    Hồng Chuyên

    Xây dựng được quy trình nhân giống vô tính cây chè tím bằng nuôi cấy mô nhằm góp phần đa dạng sản phẩm và nâng cao giá trị sản phẩm cây chè.

    - 01 quy trình nhân giống chè tím bằng nuôi cấy mô.

    - 01 bài báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    400

    200

    200

     

    19.

    Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật      trồng giồng nho Hạ đen nhập nội từ Trung Quốc tại một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc

    Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang/ ThS. Phùng Duy Hiểu

    Xây dựng được quy trình trồng giống nho Hạ đen cho một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc

    - 01 quy trình trồng giống nho Hạ đen

    cho các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.

    - 01 bái báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2022

    490

    210

    180

    100

    20.

    Nghiên cứu tuyển chọn giống Sacha inchi phù hợp cho vùng sinh thái phía Bắc

    Học viện

    Nông nghiệp Việt Nam/ ThS. Vũ Văn

    Quang

    Tuyển được giống Sacha inchi năng suất cao, chất lượng tốt thích ứng với các vùng sinh thái phía Bắc

    - 01 dòng/giống được tuyển chọn từ tập đoàn có tiềm năng năng suất cao, thích ứng với vùng sinh thái phía Bắc.

    - 01 bài báo trên tạp chí ngoài nước.

    2020-2022

    450

    200

    150

    100

    21.

    Nghiên cứu phát triển nguồn vật liệu phục vụ chọn tạo giống ngô trái cây giàu chất kháng ô xy hóa

    anthocyanin

    Học viện

    Nông nghiệp Việt Nam/ ThS. Phạm

    Quang Tuân

    Chọn lọc được nguồn vật liệu ngô trái cây có hàm lượng anthocyanin cao, có khả năng kết hợp cao, chống chịu tốt với các điều kiện môi trường.

    - 01- 02 dòng/giống ngô trái cây có các đặc điểm mỏng vỏ (35-60µm), độ ngọt cao (°Brix ≥ 13), hàm lượng anthocyanin cao, có khả năng kết hợp cao.

    - 01 bài báo trên tạp chí ngoài nước.

    2020-2021

    400

    200

    200

     

    22.

    Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu keo mùa thu

    (Spodoptera fugiperda) hại ngô và biện pháp phòng chống

    Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc - Cục Bảo vệ thực vật/ ThS. Dương Thị Ngà

    Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái và bổ sung một số biện pháp vào quy trình phòng chống sâu keo mùa     thu (Spodoptera

    fugiperda)

    - Báo cáo về đặc điểm sinh học sinh thái của sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda).

    - Đề xuất bổ sung sữa đổi quy trình phòng chống sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda) hại ngô có hiệu quả và dễ áp dụng cho các vùng trồng ngô tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, bền vững và thân thiện với môi trường.

    - 01 bái báo trên tạp chí chuyên ngành.

    2020 -2021

    450

    260

    190

     

    II

    Chăn nuôi - Thú y

     

     

     

    2338

    1800

    378

    160

    23.

    Nghiên cứu chọn tạo lợn bản địa ít bản sao hoặc không mang gen vi rút nội sinh

    Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ TBĐV/

    ThS. Nguyễn Văn Ba

    Chọn tạo được quần thể lợn bản địa mang ít hoặc không mang bản sao vi rút nội sinh (Porcine Endogenous

    Retrovirus- PERV)

    - Tạo được quần thể 5-6 lợn nái và 5-6

    lợn đực bản địa có số lượng bản sao gen PERV nhỏ hơn 6,4 bản sao.

    - Đánh giá được khả năng sản xuất của lợn bản địa có số lượng bản sao gen PERV nhỏ hơn 6,4­

    - 01 quy trình chăn nuôi lợn bản địa Có số lượng bản sao gen PERV nhỏ hơn 6,4 bản sao.

    2020 -2022

    500

    170

    170

    160

    24.

    Nghiên cứu một số yếu tố môi trường trong nhà yến ảnh hưởng

    đến năng suất yến sào tại các tỉnh vùng Nam Bộ

    Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ/ ThS. Đậu Văn Hải

    Xác định được một số yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và tiếng ồn tối ưu nhất trong nhà yến để năng suất yến sào đạt cao nhất đảm bảo phát triển nghề chăn nuôi chim yến bền vững tại Việt Nam

    - Đánh giá được hiện trạng nghề chăn nuôi chim yến ở 19 tỉnh Nam Bộ.

    - Xác định được các thông số kỹ thuật về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và tiếng ồn tối ưu nhất trong nhà yến để năng suất yến sào đạt cao nhất/m2 chuồng nuôi.

    2020

    500

    500

     

     

    25.

    Xác định tỷ lệ lưu hành

    Huyết thanh dương tính với virus Viêm gan E trong quần

    Thể lợn tại Việt Nam, xác  định

    genotype

    Bộ Môn Virus - Viện Thú Y/ TS, Bùi Nghĩa

    Vượng

    - Xây dựng được một số phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu Viêm gan E,

    - Bước đầu xác định được tỷ lệ huyết thanh dương tính.

    - Xác định được genotype virus viêm gan E đang lưu hành

    - Một phương pháp chẩn đoán phát hiện virus viêm gan E.

    - Báo cáo kết quả phân tích huyết thanh và genotype đang lưu hành được nghiệm thu

    - Bài báo gửi tạp chí khoa học được xác nhận của tạp chí

    2020

    350

    350

     

     

    26.

    Nghiên cứu chiết xuất sản phẩm Beta

    Gluean từ phụ phẩm men bia tại các nhà máy bia sử dụng enzyme       từ chủng vi

    khuẩn chịu nhiệt và chịu kiềm

    Học viện

    Nông nghiệp Việt Nam/ ThS, Trịnh Thị Thu Thủy

    Chế phẩm chiết xuất của vách tế bào nấm men hàm lượng Beta Gluecan cao.

    - 10 kg chế phẩm chiết xuất của vách tế bảo nấm men bị phá vỡ (độ ẩm <10%, protein >45%, hàm lượng Beta Glucan > 10% bã men khô).

    - Quy trình phá vỡ vách tế bào nấm men đạt hiệu suất >85%.

    - 02 bài báo khoa học

    - Tham gia đào tạo 01 thạc sỹ

    2020-2021

    493

    390

    103

     

    27.

    Nghiên cứu sự lưu hành của Avian metapneumov irus (aMPV) trong bệnh hô hấp phức hợp ở gà nuôi tại miền Bắc

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam/ TS. Nguyễn

    Văn Giáp

    Xác định được sự hiện diện và vai trò của aMPV trong bệnh hô hấp phức hợp ở gà

    - Chủng virus aMPV phân lập (≥01 chủng)

    - Báo cáo giải trình tự gen G.

    - Báo cáo về sự lưu hành aMPV: Trả lời được câu hỏi có/ không có aMPV lưu hành ở gà nuôi tại miền Bắc, đặc điểm lưu hành các subtype virus. Trả lời được các chủng virus vacxin có phù hợp chủng với các subtype hiện lưu hành hay không.

    - Báo cáo về vai trò của aMPV trong bệnh hô hấp phức hợp ở gà: aMPV chiếm tỷ lệ cao/thấp trong các trường hợp có bệnh lâm sàng; thường có mặt của bao nhiêu loại mầm bệnh trong các ca bệnh lâm sàng,

    - Dự thảo 01 Bài báo quốc tế;

    - Đào tạo 01 thạc sỹ, 02 sinh viên đại học

    2020-2021

    495

    390

    105

     

    III

    Cơ điện và CNSTH

     

     

     

    910

    520

    390

     

    28.

    Nghiên cứu công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả cam,

    chanh, chanh leo tươi

    Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu

    hoạch/ ThS. Đỗ Thị Thu Hiền

    Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả cam, chanh,

    chanh leo tươi bước đầu làm cơ sở cho sản xuất ở quy mô công nghiệp

    - 01 quy trình công nghệ sản xuất pectin từ vỏ quả cam, chanh, chanh leo tươi quy mô 50 kg/mẻ; Sản phẩm pectin đạt tiêu chuẩn:

    + Hàm lượng axil galacturonic ≥65%

    + Độ ẩm ≤ 12%

    + An toàn thực phẩm (theo QCVN 4-21:2011/BYT)

    + Thời gian sử dụng tối thiểu 6 tháng.

    - 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    300

    140

    160

     

    29.

    Nghiên cứu thăm dò khả năng thiết kế và chế tạo máy phân loại quả tự động theo trọng lượng ứng dụng trong công nghiệp chế biến rau quả

    Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch /ThS. Hoàng Văn Mạnh

    Xác định được những thông số ảnh hưởng đến khả năng phân loại xoài theo trọng lượng phù hợp với điều kiện sản xuất ở Việt Nam

    - Giàn thí nghiệm phân loại theo trọng lượng:

    + Năng suất; 100 đến 200 kg/giờ;

    + Trọng lượng quả phân loại: 0,2 đến 2 kg;

    + Sai số phân loại 10% trọng lượng quả.

    - Bộ bản vẽ thiết kế giàn thí nghiệm và bộ bản vẽ thiết kế máy phân loại theo trọng lượng phù hợp với quy mô sản xuất ở Việt Nam (theo TCVN).

    - 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành

    2020-2021

    310

    200

    110

     

    30.

    Nghiên cứu

    các biện pháp kỹ thuật giai đoạn sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản quả na

    Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện Khoa học Nông nghiệp VN/ThS.

    Nguyễn Đức Hạnh

    Đề xuất được biện pháp kỹ thuật trong giai đoạn sau thu hoạch nhằm kéo dài thời gian bảo quản trên 15 ngày, tỷ lệ thối hỏng dưới 10% đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm.

    - Bảng độ già thu hái và tiêu chuẩn nguyên liệu quả na phục vụ cho mục đích bảo quản tươi,

    - Báo cáo đề xuất giải pháp kỹ thuật kéo dài thời gian bảo quản quả na trên 15 ngày, tỷ lệ thối, hỏng dưới 10%.

    - 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    300

    180

    120

     

    IV

    Lâm nghiệp

     

     

     

     

    3300

    1940

    1260

    100

    31

    Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng cây Tô hạp điện biên (Altingia siamerisis Craib) cung cấp gỗ lớn cho các tỉnh miền núi phía Bắc,

    Viện Khoa học Lâm

    nghiệp Việt Nam/ ThS. Nguyễn Văn Hùng

    - Tuyển chọn được cây trội Tô hạp điện biên.

    - Xác định được kỹ thuật nhân giống Tô hạp điện biên bằng hạt.

    - Xây dựng được

    mô hình thử nghiệm trồng rừng Tô hạp điện biên

    - 30 cây trọi Tô hạp điện biên.

    - 1,2 ha mô hình thử nghiệm trong rừng.

    - 01 hướng dẫn kỹ thuật nhân giống Tô hạp điện biên bằng hạt.

    2020- 2021

    400

    250

    150

     

    32.

    Nghiên cứu Công nghệ tạo vật liệu Composite gỗ nhựa thấu

    quang dùng trong xây

    dựng và sản xuất đồ gỗ

    Viện Khoa học Lâm

    nghiệp Việt Nam/ ThS. Nguyễn Thị

    Trịnh

    - Đề xuất được quy trình công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa thấu quang

    quy mô phòng thí nghiệm.

    - Tạo được 10 mẫu vật liệu composite gỗ nhựa thấu quang.

    - Thông số công nghệ tẩy trắng tạo cốt gỗ thấu quang quy mô phòng thí nghiệm đảm bảo cốt gỗ giữ được cấu trúc, không bị mủn, lượng lignin được tách đạt từ 80% trở lên,

    - Dự thảo quy trình công nghệ tạo vật liệu composite gỗ nhựa thấu quang có độ truyền qua quang học trên 70%, quy trình ổn định ở quy mô phòng thí nghiệm.

    - 10 mẫu vật liệu composite gỗ nhựa thấu quang kích thước dài 25cm x rộng 25cm x dày 3 mm

    2020-2021

    400

    250

    150

     

    33.

    Nghiên cứu tạo ván dán bằng chất kết dính có

    nguồn gốc

    sinh học từ axit citric sucrose

    Viện Khoa học Lâm

    nghiệp Việt Nam/ TS. Nguyễn

    Đức Thành

    - Xác định được tỷ lệ phối trộn axit citric sucrose để tạo chất kết dính gỗ thân thiện môi trường sử dụng trong sản xuất ván dán.

    - Dự thảo được quy trình công nghệ tạo ván dán thân thiện môi trường sử dụng chất kết dính từ axit citric sucrose (quy mô Phòng thí

    nghiệm),

    - Tạo được 0,1 m3 sản phẩm ván dán thân thiện môi trường sử dụng chất kết dính từ axit citric sucrose.

    - Dự thảo quy trình công nghệ tạo ván dán sử dụng chất kết dính từ axit citric sucrose (quy rnô phòng thí nghiệm), đảm bảo chất lượng sản phẩm ván dán tạo ra đạt: Trương nở chiều dày: <12%; Độ bền uốn tĩnh: > 50 MPa; Chất lượng dán dính: > 1,5 MPa; không chứa formaldehyde.

    - 0,1 m3 Ván dán sử dụng chất kết dính từ axit citric sucrose, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nội thất;

    - 01 Bài báo khoa học

    2020-6/2021

    400

    250

    150

     

    34.

    Nghiên cứu thành phần và đề xuất các loài song mây có giá trị kính tế cao cho bảo tồn và gây trồng theo vùng

    sinh thái.

    Viện Điều tra, Quy hoạch rừng/TS. Nguyễn Quốc Dựng

    Nghiên cứu được thành phần loài song mây trong toàn quốc, xác định được các loài cần phải bảo tồn và các loài có giá trị kinh tế cao đề xuất đưa vào gây trồng và phát triển theo một số vùng sinh thái

    - 01 sơ đồ phân bố một số loài song mây có giá trị­

    - 01 báo cáo đánh giá thành phần loài song mây và các giải pháp đề xuất bảo tồn, gây trồng và phát triển, bao gồm:

    + 01 danh lục song mây toàn quốc.

    + 01 danh lục song mây bị đe dọa theo Sách đỏ Việt Nam và IUCN.

    + 01 danh lục song mây có giá trị kinh tế cao đề xuất gây trồng theo một số vùng sinh thái.

    + 01 các danh sách đề xuất khu vực bảo tồn song mây theo vùng sinh thái,

    + Đề xuất các nội dung nghiên cứu tiếp theo về các mô hình bảo tồn và phát triển song mây cho một số vùng sinh thái.

    2020-2021

    400

    250

    150

     

    35.

    Nghiên cứu xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ địa

    Không gian

    trong dự báo và giám sát dịch Sâu róm thông ở khu vực Bắc Trung Bộ

    Trường Đại học Lâm

    nghiệp/

    PGS, TS. Phùng Văn Khoa

    Bước đầu xác định được cơ sở khoa học cho dự báo và giám sát dịch Sâu róm thông ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An bằng công nghệ địa không gian

    - Thành lập được bản đồ số về các yếu tố chính ảnh hưởng đến dịch Sâu róm thông (mỗi tỉnh 1 bộ);

    - Thành lập được bản đồ phân vùng trọng điểm phát dịch Sâu róm thông (bản đồ số, mỗi tỉnh 1 bản đồ).

    2020-2021

    400

    250

    150

     

    36.

    Nghiên cứu kỹ thuật phục hồi rừng Mạy chả

    (Arundinaria sp.) tại khu vực Tây Bắc nhằm cung cấp nguyên liệu bền vững

    Trường Đại học Lâm nghiệp/ PGS.TS. Lê Xuân Trường

    - Tổng hợp được một số thông tin chung về loài Mạy chả tại khu vực Tây Bắc.

    - Thiết lập được

    các công thức thí nghiệm nhân

    giống và đánh giá được các giải pháp kỹ thuật trong nhân giống Mạy chả bằng giâm hom thân ngầm.

    - Xây dựng được

    4,5 ha mô hình thí nghiệm khoanh nuôi

    phục hồi rừng Mạy chả tại khu vực Tây Bắc.

    - 4,5 ha mô hình thí nghiệm khoanh nuôi phục hồi rừng Mạy chả tại khu vực Tây Bắc.

    - Đánh giá được các giải kỹ thuật nhân giống Mạy chả bằng giâm hom thân ngầm và kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng Mạy chả tại khu vực Tây Bắc.

    2020-12/2021

    400

    230

    170

     

    37.

    Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây tiềm năng từ Vườn quốc gia Ba Vì nhắm bổ sung danh mục cây trồng rừng gỗ lớn

    Vườn Quốc

    gia Bà Vì/

    TS. Trần Minh Tuấn

    - Lựa chọn được một số loài cây gỗ lớn tiềm năng từ Vườn quốc gia Ba Vì để bổ sung danh mục loài cây trông rừng gỗ lớn.

    - Đề xuất được hướng sử dụng một số loài tiềm năng để trồng rừng gỗ lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

    - 01 bộ tiêu chí chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn tiềm năng từ Vườn quốc gia Ba Vì.

    - 01 danh mục các loài cây sơ tuyển và danh mục các loài cây được lựa chọn để trồng thử nghiệm (5-6 loài).

    - 02 ha rừng trồng thử nghiệm cho các loài được lựa chọn.

    - 01 báo cáo đề xuất hướng sử dụng 03 loài cây tiềm năng để trồng rừng gỗ lớn.

    2020-2022

    450

    230

    170

    50

    38.

    Nghiên cứu phát triển một số loài cây thuốc có giá trị tại Vườn quốc gia Bạch Mã theo hướng sản xuất hàng hóa

    Vườn Quốc

    gia Bạch

    Mã/ TS. Nguyễn Vũ Linh

    - Xác định được một số đặc điểm sinh học và thực trạng khai thác, phát triển của ít nhất 02 loài cây thuốc có giá trị, có tiềm năng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

    - Thử nghiệm được kỹ thuật nhân giống và trồng ít nhất 02 loài đã lựa chọn.

    - Đề xuất được một số giải pháp phát triển các loài đã lựa chọn theo hướng sản xuất hàng hóa.

    - 01 báo cáo về đặc điểm sinh học, thực

    trạng khai thác, sử dụng và thị trường của ít nhất 02 loài cây thuốc có giá trị tại VQG Bạch Mã.

    - 3.000 cây giống của ít nhất 02 loài cây thuốc đủ tiêu chuẩn đem trồng (1-500 cây/loài).

    - 3.000 m2 trồng thử nghiệm 02 loài cây thuốc tại VQG Bạch Mã (1.500m2/loài).

    - 01 báo cáo đề xuất một số giải pháp phát triển các loài đã lựa chọn theo hướng sản xuất hàng hóa.

    2020-2022

    450

    230

    170

    50

    V

    Thủy sản

     

     

     

     

    2910

    1850

    1060

     

    39.

    Nghiên cứu tạo sản phẩm từ rơm, rạ dùng kiểm soát tảo trong ao nuôi thủy sản

    Viện Nghiên cứu NTTS I/

    TS. Phạm Thái Giang

    Thăm dò khả năng tạo sản phẩm từ rơm, rạ có hoạt chất kiểm soát tảo trong ao nuôi thủy sản

    - Báo cáo các hoạt chất có trong rơm rạ
    có khả năng kiểm soát tảo trong ao nuôi thủy sản.

    - Báo cáo kết quả thử nghiệm và đề xuất   tiềm năng sử dụng sản phẩm sản xuất từ rơm rạ trong kiểm soát tảo trong ao nuôi.

    - 02 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành

    2020-2021

    500

    310

    190

     

    40.

    Xây dựng quy trình công nghệ

    lưu giữ và nhân nhanh sinh khối

    copepods

    Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III/   ThS.

    Hoàng Thị Châu Long

    Xây dựng quy trình công nghệ lưu giữ và nhân nhanh sinh khối copepods ở mật độ cao, đạt chất lượng cao phục vụ sản xuất giống các đối tượng thủy sản góp phần thúc đẩy sản xuất thủy sản hiệu quả, bền vững.

    - Quy trình công nghệ lưu giữ tối ưu
    copepods quy mô phòng thí nghiệm.

    - Quy trình công nghệ nhân nhanh sinh khối copepods ổn định, liên tục ở mật độ cao (4000 - 5000 cá thể/lít),

    - 40 kg sản phẩm copepods, chất lượng copepods khẻo mạnh, sạch bệnh và giàu dinh dưỡng.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-08/2021

    480

    300

    180

     

    41.

    Nghiên cứu xây dựng quy trình công

    Nghệ nuôi

    thương phẩm cá mú Úc - Maccullochel la peelii peelii (Mitchell,1838)

    Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III/ KS. Lê Văn Diệu

    Xây dựng được quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá mú Úc

    - Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá mú Úc: năng suất >20 kg/m3, tỷ lệ sống >70%, kích cỡ cá thương phẩm đạt trung bình >1 kg/con/12 tháng.

    - Cá thương phẩm: 2.000 kg, cỡ cá > 1 kg/con, đạt an toàn thực phẩm,

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    500

    300

    200

     

    42.

    Nghiên cứu công nghệ nuôi sinh khối vi tảo Nannochloro psis oculala bằng màng kép sinh học

    Viện Nghiên cứu Hải sản/ TS. Nguyễn

    Hữu Hoàng

    Xây dựng được Quy trình công nghệ sinh khối vi tảo ; N. oculata bằng màng kép sinh học đạt năng suất cao, quy mô phòng thí nghiệm

    - Hệ thống thiết bị và kỹ thuật vận hành

    nuôi vi tảo N.oculata dạng màng kép quy mô phòng thí nghiệm.

    - Quy trình công nghệ nuôi sinh khối vi tảo N. oculata bằng màng kép sinh học, quy mô phòng thí nghiệm, đạt năng suất ≤ 10g tảo tươi dạng sệt/m2 màng­

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành

    2020-2022

    500

    320

    180

     

    43.

    Nghiên cứu ứng dụng hệ thống quang sinh học

    photobioreact or để nuôi sinh khối tảo

    Học viện Nông nghiệp Việt Nam/ ThS. Phí Thị

    Cẩm Miện

    Có được hệ thống quang sinh học và quy trình công nghệ nuôi sinh khối tảo Chaetoceros calcitrans

    Skeletonema cost atum phục vụ sản xuất giống hải sản

    - Hồ sơ thiết kế hệ thống quang sinh học

    tích hợp đèn led đơn sắc, quy mô 2000 lít.

    - Quy trình công nghệ ứng dụng hệ thống quang sinh học nuôi sinh khối 2 loài vi tảo, đạt mật độ > 5.107 tế bào/ml đối với Chaetoceros calcitrant và > 3.108 tế bào/ml đối với Skeletonema costatum (quy mô 200 lít).

    - 2000 lít tảo giống Chaetoceros calcitrant, đạt mật độ > 5.107 tế bào/ml

    - 2000 lít tảo giống Skeletunema costat um, đạt mật độ > 3.108 tế bào/ml

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành

    - Đào tạo 01 thạc sỹ công nghệ sinh học

    2020-06/2021

    450

    300

    150

     

    44.

    Hoàn thiện quy trình công nghệ ương giống cá tra

    Viện Nghiên cứu NTFS II/ ThS. Trần Hữu Phúc

    Xây dựng được quy trình công nghệ ương giống cá tra chất lượng cao.

    - Quy trình công nghệ ương giống cá tra chất lượng cao đạt các chỉ tiêu:

    + Mật độ > 2.000 con/m3

    + Tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương > 40%

    + Cá hương sạch bệnh gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng.

    - 01 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ ương giống cá tra chất lượng cao từ bột lên hương.

    - 300.000 cá tra hương sạch bệnh gan thận mủ, xuất huyết, ký sinh trùng.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-06/2021

    480

    320

    160

     

    VI

    Thủy lợi - Phòng chống thiên tai

     

     

     

    3110

    1910

    1200

     

    45.

    Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm ứng  dụng công  nghệ viễn thám

    trong đánh giá, giám sát độ sụt lún của đập thủy lợi đối với các đập không có hoặc thiếu số liệu quan trắc

    Phòng Đào tạo, Hợp tác Quốc tế, Viện Quy hoạch Thủy lợi/ ThS. Hoàng Tiến Thành

    Cơ sở khoa học và ứng dụng được công nghệ viễn thám trong đánh giá, giám sát sụt lún của đập thủy lợi đối với các đập không có số liệu quan trắc hoặc số liệu quan trắc không đầy đủ

    - Báo cáo kết quả đánh giá, lựa chọn giải pháp công nghệ viễn thám trong giám sát độ sụt lún của đập.

    - Báo cáo kết quả ứng dụng giải pháp công nghệ viễn thám trong giám sát độ sụt lún đập cho 01 công trình cụ thể trong vùng nghiên cứu.

    - Đề xuất giải pháp công nghệ ảnh viễn thám, ứng dụng trong đánh giá, giám sát độ sụt lún của đập.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    430

    250

    180

     

    46.

    Nghiên cứu phát triển giải pháp trạm khí tượng thủy lợi thông minh phục vụ hiện đại hóa quản lý và vận hành các hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ trong điều

    kiện biến đổi khí hậu

    Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ TS. Nguyễn Xuân Lâm

    Ứng dụng và phát triển được giải pháp mô hình trạm khí tượng thủy lợi thông minh phục vụ hiện đại hóa quản lý và vận hành các hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ trong điều kiện biến đổi khí hậu.

    - Báo cáo cơ sở khoa học về giải pháp giám sát và dự báo tại chỗ dựa trên các dự báo toàn cầu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ kết nối IOT.

    - Báo cáo ứng dụng và phát triển mở rộng hệ điều hành cho trạm tạo nền tảng kết nối với các trạm vệ tinh/cảm biến, cài đặt các ứng dụng thu phóng và hiệu chỉnh dự báo khí tượng toàn cầu, dự báo dòng chảy, nhu cầu nước và hỗ trợ quyết định vận hành hồ.

    - Báo cáo thí điểm hệ thống phần cứng và mô hình tính toán được phát triển - áp dụng thí điểm cho một hồ chứa vừa và nhỏ,

    - 01 bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    480

    300

    180

     

    47.

    Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cửa van cao su bản mặt phục vụ cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa.

    Viện Thủy Công - Viện Khoa học Thủy lợi

    Việt Nam/ KS. Nguyễn Văn Thanh

    Ứng dụng được công nghệ cửa van cao su bản mặt phục vụ cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa đảm bảo an toàn, hiệu quả.

    - Báo cáo giải pháp cải tạo, nâng cấp công trình đầu mối hồ chứa theo mục đích sử dụng.

    - Báo cáo kết quả nghiên cứu về công nghệ cửa van cao su bản mặt, gồm. Báo cáo phân tích về vật liệu, thiết bị sử dụng; Báo cáo tính toán, thiết kế cửa van cao su bản mặt; Báo cáo hướng dẫn thi công cửa van cao su bản mặt.

    - Báo cáo kết quả nghiên cứu thí nghiệm trên mô hình vật lý về cấu tạo, nguyên lý làm việc, tải trọng, chế độ thủy lực (Q, h) của giải pháp công nghệ cửa van cao su bản mặt.

    - Báo cáo đánh giá hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của giải pháp công nghệ cửa van cao su bản mặt.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-6/2021

    480

    300

    180

     

    48.

    Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình- ứng dụng cho lưu Vực               sông

    Thao - Việt Nam

    Trường Đại học Thủy lợi/ TS. Trần Thế Việt

    - Đề xuất được giải pháp, công nghệ và phương pháp kết hợp tính toán mô phỏng cảnh báo trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao và các điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất.

    - Xây dựng bản đồ cảnh báo trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình cho lưu vực sông Thao-Việt Nam làm cơ sở phục vụ  quy

    hoạch phát triển kinh tế xã hội đảm bảo phát triển bền vững.

    - Giải pháp, công nghệ và phương pháp kết hợp tính toán mô phỏng cảnh báo trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao và các điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất.

    - Các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao sử dụng phương pháp động lực: Cơ sở dữ liệu khí tượng, địa chất và các dữ liệu toàn cầu reanalysis; Các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình trượt lở của lưu vực sông Thao - Việt Nam.

    - Xây dựng bản đồ nguy cơ trượt lở đất dựa trên các kịch bản mưa lớn ở độ phân giải cao kết hợp với điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình - ứng dụng cho lưu vực sông Thao, Việt Nam.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-6/2021

    430

    280

    150

     

    49.

    Nghiên cứu giải pháp gia cố bằng vật liệu hạt mịn từ chất thải công nghiệp tăng cường chống thấm cho các công trình đất đắp

    Trường Đại học Thủy lợi/ TS. Nguyễn

    Công Thắng

    Xác định được tỷ lệ hợp lý của các thành phần vật liệu gia cố đáp ứng yêu cầu chống thấm, ổn định công trình đất

    - Báo cáo nghiên cứu cấu trúc vi mô và

    các đặc tính vật lý và cơ học của vật liệu gia cố.

    - Xác định tỷ lệ hợp lý của các thành phần vật liệu gia cố chống thấm, ổn định công trình.

    - Đề xuất kỹ thuật và công nghệ gia cố ổn định và chống thấm công trình đất đắp bằng tro xỉ.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-2021

    430

    250

    180

     

    50.

    Nghiên cứu thử nghiệm hệ thống cảnh báo lũ, lũ quét trên nền Web-Gis cho lưu vực sông Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái

    Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia về Động lực học sông biển - Viện

    Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ ThS. Lê

    Văn Thìn

    - Đề xuất cơ sở

    khoa học thiết lập hệ thống cảnh báo lũ, lũ quét (bao gồm lựa chọn địa điểm. yêu cầu hệ thống,

    phương thức cảnh báo, quy mô cảnh báo, và thiết lập các mức cảnh báo).

    - Xây dựng giao diện quản lý, vận hành hệ thống cảnh báo lũ, lũ quét trên nền Web-GlS.

    - Báo cáo xây dựng cơ sở khoa học thiết

    lập hệ thống cảnh báo lũ, lũ quét và lựa chọn địa điểm lắp đặt hệ thống.

    - Báo cáo phân tích quá trình lũ phục vụ công tác cảnh báo sớm.

    - Báo cáo phân tích mối quan hệ giữa lượng mưa - lưu lượng - mực nước trên sông dựa trên các kịch bản mưa để xây dựng các mức cảnh bảo.

    - Báo cáo xây dựng mô hình hệ thống quan trắc tự động và hỗ trợ ra quyết định cảnh báo lũ, lũ quét trên nền Web-GIS.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-6/2021

    430

    250

    180

     

    51.

    Nghiên cứu áp dụng bộ chỉ số giám sát, dự báo năng suất và sản luợng cây trồng từ hệ thống

    Crop Watch nhằm đề xuất vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi, thí điểm tại tỉnh Ninh Thuận

    Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ TS. Trần Đức Trinh

    Xây dựng được giải pháp tích hợp bộ chỉ số giám sát, dự báo năng suất và sản lượng cây trồng với khả năng vận hành cấp nước tưới của hệ thống thủy lợi vùng thí điểm (lúa, cho vùng thí điểm của tỉnh Ninh Thuận) hỗ trợ nâng cao năng suất và hiệu quả vận hành hệ thống tưới.

    - Báo cáo đề xuất cơ sở khoa học để xây dựng bộ chỉ số giám sát và dự báo sức khỏe, sản lượng và năng suất cây trồng.

    - Để xuất giải pháp tích hợp các chỉ số thành một hệ thống hỗ trợ vận hành thủy lợi nâng cao năng suất cây lúa trong tỉnh Ninh Thuận.

    - Định hướng nghiên cứu phát triển hệ thống Crop Watch và giải pháp mở rộng phạm vi ứng dụng hệ thống các loại cây trồng khác cho các vùng khác ở Việt Nam.

    - 01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành.

    2020-6/2021

    430

    280

    150

     

     

    Tổng cộng

     

     

     

    21.998

    12.580

    7.458

    1.960

     
     

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 4757/QĐ-BNN-KHCN Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    Số hiệu:4757/QĐ-BNN-KHCN
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:12/12/2019
    Hiệu lực:12/12/2019
    Lĩnh vực:Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Lê Quốc Doanh
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Quyết định 4757/QĐ-BNN-KHCN Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Quyết định 4757/QĐ-BNN-KHCN Danh mục và kinh phí thực hiện đề tài KH&CN tiềm năng cấp Bộ (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X