Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 4758/QĐ-BNN-KHCN | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định | Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 12/12/2019 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 12/12/2019 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
BỘ NÔNG NGHIỆP ----------------- Số: 4758/QĐ-BNN-KHCN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------------ Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự
án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2020
-------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 18/2015/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2020 (Danh mục kèm theo).
Điều 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức/cá nhân chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm theo quy định về quản lý khoa học công nghệ và quản lý tài chính của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ trưởng Vụ tài chính, tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; - Bộ trưởng (để b/c); - Lưu: VT, KHCN (NVL.50 b). | KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh |
DANH MỤC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP BỘ BẮT ĐẦU THỰC HIỆN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4758/QĐ-BNN-KHCN ngày 12 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
A. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TT | Tên Đề tài | Tổ chức/cá nhân chủ trì | Mục tiêu | Yêu cầu đối với kết quả | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí (Tr. đồng) | Kinh phí các năm (Tr.đồng) | ||||
2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |||||||
I | Trồng trọt-BVTV |
|
|
| 33450 | 7500 | 9000 | 8700 | 4600 | 3650 | |
1. | Nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình kỹ thuật thâm canh cây mít cho một số vùng chính ở các tỉnh phía Nam | Viện Cây ăn quả miền Nam Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ ThS. Nguyễn Tuấn Vũ | Chọn được giống mít có năng suất cao, chất lượng tốt và xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm nhằm giảm giá thành sản xuất mít tại các vùng trồng chính ở các tỉnh phía Nam. | - 01 -02 giống mít cho các tỉnh phía Nam được công nhận lưu hành, sinh trưởng tốt, năng suất cao (> 10 tấn/ha ở năm thứ 3), có quả to (≥8 kg/quả), phẩm chất ăn tươi ngon, độ Brix > 20. - 01 quy trình kỹ thuật thâm canh tổng hợp cây mít cho vùng trồng chính ở các tỉnh phía Nam (được công nhận tiến bộ kỹ thuật), - Điểm trình diễn áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh (quy mô 1,0 ha/điểm) cho vùng trồng mít chính ở các tỉnh phía Nam; hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với sản xuất đại trà | 2020-2024 | 4500 | 800 | 1000 | 1200 | 900 | 600 |
2. | Nghiên cứu biện pháp phòng chống rệp sáp giả (Pseudococci dae) gây hại một số loại cây ăn quả quan trọng theo hướng sinh học | Viện Bảo vệ thực vật Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ TS, Đào Thị Hằng
| Xây dựng được quy trình phòng chống rệp sáp giả gây hại trên một số loại cây ăn quả (na, cam, xoài, thanh long). | - Bộ mẫu các loài rệp sáp giả (quan sát được đầy đủ các đặc điểm phân loại đến loài). - Bộ mẫu thiên địch của rệp sáp giả (quan sát được đầy đủ các đặcđiểm phân loại đến loài). - 01 báo cáo về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh, và các yếu tố ảnh hưởng đến diễn biến phát sinh của một số loài rệp sáp giả hại quan trọng trên một số loài cây ăn quả (na, cam, xoài và thanh long). - Quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp giả theo hướng sinh học cho cây na, cam, xoài và thanh long, hiệu quả phòng trừ >80% (được công nhận tiến bộ kỹ thuật). - Điểm trình diễn áp dụng quy trình phòng trừ tổng hợp rệp sáp giả hại na, thanh long cam và xoài quy mô 01 ha/điểm/loại cây trồng, hiệu quả phòng trừ > 80%, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. | 2020-2022 | 4100 | 1200 | 1500 | 1400 |
|
|
3. | Nghiên cứu chọn tạo giống lúa Japonica năng suất, chất lượng cao thích nghi với điều kiện canh tác lúa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long | Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/TS. Trần Đình Giỏi | Lai tạo và phát triển được một số giống lúa Japonica mới thích nghi với điều kiện canh tác lúa các tỉnh ĐBSCL | - 01 giống lúa Japonica mới được công nhận lưu hành, thời gian sinh trưởng từ 100 - 110 ngày, năng suất cao (5,0-7,0 tấn/ha), phẩm chất tốt (ngon cơm, amylose <20%, chống chịu rầy nâu và đạo ôn (cấp 3-5). - Quy trình kỹ thuật canh tác phù hợp cho giống lúa mới, để áp dụng, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. - 06 điểm trình diễn giống mới, tính hiệu quả kinh tế 10 - 15% so với canh tác giống lúa truyền thống tại địa phương, quy mô 02 ha/điểm. | 2020- 2024 | 4400 | 900 | 1000 | 1000 | 800 | 700 |
4. | Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống mướp đắng, dưa lưới và dưa chuột thơm cho các tỉnh phía Nam. | Viện KHKT Duyên hải Nam Trung Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ Ts. Vũ Văn Khuê | Chọn tạo được giống mướp đắng, dưa lưới và dưa chuột thơm mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu bệnh hại nhằm đáp ứng cho tiêu dùng nội địa ở các tỉnh phía Nam. | - 01 giống mướp đắng lai được công nhận lưu hành, năng suất ≥ 40,0 tấn/ha/vụ, thời gian sinh trưởng ngắn, kích thước quả trung bình (chiều dài quả từ 16-18 cm, đường kính quả từ 4-5 cm, khối lượng quả từ 120-150 gam/quả), dạng quả thuôn, vỏ quả màu xanh, độ đang từ trung bình đến nhiều và chống chịu bệnh phấn trắng (điểm 3); - 01 giống dưa chuột thơm lai được công nhận lưu hành, năng suất ≥ 40,0 tấn/ha/vụ, kích thước quả trung bình (chiều dài quả từ 18-20 cm, đường kính quả từ 4,0-4,5 cm, khối hrợng qủa từ 150-170 gam/quả), quả thẳng và đều, vỏ quả xanh và gai quả màu trắng, thịt quá giòn và không đắng, có mùi thơm đặc trưng và chống chịu bệnh phấn trắng (điểm 3), sương mai (điểm 2-3) - 01 - 02 dòng dưa lưới triển vọng, năng suất tối thiểu 35 tấn/ha/vụ, khối lượng quả từ 1,2 - 1,5 kg, thịt quả giòn, độ Brix 12-15% - 01 quy trình canh tác cho giống mướp đắng và 01 quy trình canh tác cho giống dưa chuột thơm phù hợp với điều kiện tự nhiên ở các tỉnh phía Nam, đạt năng suất cao, đảm bảo an toàn thực phẩm. - 02 điểm trình diễn cho giống mướp đắng và 02 điểm trình diễn cho giống dưa chuột thơm, mới, quy mô 01 ha/điểm, đạt năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 15% so với sản xuất đại trà. | 2020- 2024 | 4650 | 900 | 1000 | 1100 | 900 | 750 |
5. | Nghiên cứu chọn tạo giống lúa nếp cẩm có năng suất cao và giàu anthocyanin tại các tỉnh phía Bắc | Học viện Nông nghiệp Việt Nam/PGS. TS. Trần Văn Quang | Chọn tạo được giống lúa nếp cẩm có năng suất cao, chất lượng tốt và giàu anthocyanin; có khả năng kháng sâu bệnh nhằm năng cao hiệu quả sản xuất lúa tại các tỉnh phía Bắc | - Chọn tạo 01 giống lúa nếp cẩm mới được công nhận lưu hành có thời gian sinh trưởng 130 - 135 ngày trong vụ Xuân, 105 - 115 ngày trong vụ Mùa, năng suất 5,0 - 5,5 tấn/ha trong vụ Xuân và 4,5 - 5,0 tấn/ha trong vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc; hàm lượng amyiose 3-5%, hàm lượng anthocyanin ≥ 250mg/100gam gạo, kháng bệnh bạc lá, đạo ôn (điểm 3 - 5). - Chọn lọc 01 giống nếp cẩm từ mẫu giống lúa địa phương, cảm ôn, ngắn ngày (vụ Xuân 120 - 130 ngày, Mùa 105 - 110 ngày), thấp cây (105 - 110 cm), năng suất 4,5 - 5,0 tấn/ha trong vụ Xuân, chất lượng tốt, cơm dẻo, hàm lượng anthocyanin ≥ 200mg/100gam gạo, thích ứng tốt, kháng bệnh bạc lá, đạo ôn (điểm 3 - 5), được công nhận lưu hành. - 02 quy trình canh tác cho các giống nếp cẩm mới. - 06 điểm trình diễn giống lúa cẩm mới tại 03 vùng sinh thái thuộc khu vực phía Bắc, quy mô 01 ha/điểm, có hiệu quả kinh tế tăng 20% so với giống lúa thường. | 2020- 2024 | 4600 | 800 | 1000 | 1100 | 900 | 800 |
6. | Nghiên cứu cải tiến tính kháng bệnh bạc lá cho giống lúa HT1 phục vụ sản xuất ở các tỉnh phía Bắc | Viện Cây lương thực Cây thực phẩm - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ TS. Phạm Thiên Thành | Chọn tạo được giống lúa mới có khả năng chống chịu bệnh bạc lá nhưng vẫn giữ được một số đặc tính cơ bản của giống HT1 (TGST, chất lượng, tính thích ứng) để phục vụ sảnxuất ở các tỉnh phía Bắc. |
- 01 quy trình kỹ thuật canh tác cho giống lúa mới đạt năng suất cao. - 06 điểm trình diễn giống lúa mới HT1 cải tiến đạt năng suất cao (6,0-7,0 tấn/ha trong vụ xuân hoặc 5,0 - 6,0 tấn/ha trong vụ mùa), quy mô 02 ha/điểm, hiệu quả kinh tế tăng 10-15% so với sản xuất đại trà | 2020- 2024 | 4700 | soo | 1000 | 1000 | 1100 | 800 |
7. | Nghiên cứu ứng dụng polyme sinh học phát triển thuốc bảo vệ thực vật sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ | Viện Bảo vệ thực vật Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ TS. Đào Bách Khoa | Nâng cao được chất lượng và hiệu quả kinh tế cho các chế phẩm thuốc BVTV sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch và hữu cơ | - 03 polyme sinh học để phối trộn với thuốc BVTV sinh học để tăng thời gian bảo quản thuốc BVTV sinh học lên 2 lần, hiệu lực sinh học tăng tối thiểu 15%. - 01 quy trình sản xuất chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa polyme sinh học (công nhận cấp cơ sở). - 01 quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa polyme sinh học vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ. - Chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học mới (chứa hoạt chất capsaicin hoặc cinamondehyde và polyme vi nhũ) phòng trừ sâu hại chè, cam và rau cải (hiệu lực sinh học ≥ 70%; thời gian lưu giữ ≥ 12 tháng). - Điểm trình diễn ứng dụng chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa polyme sinh học trên rau, cây ăn quả và chè hữu cơ. Quy mô 01-02 ha/điểm, hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15%. | 2020- 2022 | 3300 | 1100 | 1200 | 1000 |
|
|
8. | Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa thường xuyên bị khô hạn tại vùng Bắc Trung Bộ | Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung Bộ - Viện Khoa học Nông nghiệp Vỉệt Nam/ ThS. Trịnh Đức Toàn | Xác định được cơ cấu cây trồng phù hợp trên đất trồng lúa thường xuyên bị khô hạn, kèm hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nông nghiệp bền vững tại vùng Bắc Trung Bộ | - 01 báo cáo đánh giá được thực trạng sản xuất nông nghiệp tại vùng Bắc Trung Bộ tại vùng trồng lúa kém hiệu quả, thường xuyên bị khô hạn và có nguy cơ thiếu nước. - 01 bán đồ khô hạn cho đất trồng lúa tại vùng Bắc Trung Bộ - Xác định được 01 - 02 mô hình trồng cây nông nghiệp phù hợp trên đất lúa thường xuyên bị khô hạn và vùng có nguy cơ bị khô hạn. - 08 điểm trình diễn sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả cao > 20% trên đất lúa kém hiệu quả trong 1 năm với cơ cấu 3 vụ cây trồng, quy mô 1 ha/điểm, hiệu quả kinh tế tăng 20% so với sản xuất truyền thống tại địa phương. | 2020- 2022 | 3200 | 1000 | 1300 | 900 |
|
|
II | Chăn nuôi - Thú y |
|
|
| 24900 | 5600 | 7250 | 7420 | 3480 | 1150 | |
9. | Nghiên cứu giảm hàm lượng protein thô trên cơ sở cân đối axit amin trong khẩu phẩn thức ăn cho gà để trứng thương phẩm và gà thịt. | Viện Chăn nuôi/ TS. Trần Thị Bích Ngọc | Xác định được mức giảm protein thô trên cơ sở cân đối axit amin trong khẩu phần ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm và gà thịt thương phẩm mà vẫn duy trì năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành thức ăn, tăng hiệu quả chăn nuôi. | Mức protein thô giảm từ 2-3% và cân đối tối ưu các axit amin thiết yếu tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn trong khẩu phần ăn cho gà thịt và gà trứng thương phẩm nhằm đảm bảo năng suất sinh trưởng, năng suất và chất lượng trứng không thay đổi; giảm giá thành thức ăn tối thiểu 5-7%, tăng hiệu quả kinh tế trên 5-7% (được công nhận TBKT). | 2020- 2022 | 3800 | 1000 | 1400 | 1400 |
|
|
10. | Chọn tạo 2 dòng vịt siêu thịt từ nguồn nguyên liệu vịt Star53 nhập nội | Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương- Viện Chăn nuôi/ ThS. Vũ Đức Cảnh | Chọn tạo được mỗi đơn vị 2 dòng vịt siêu thịt: Dòng trống chọn lọc theo hướng khối lượng cơ thể đạt ≥ 98%, dòng mái có năng suất trứng đạt ≥ 95% so với nguyên gốc. | - 2 dòng vịt siêu thịt/mỗi đơn vị: mỗi đơn vị 200 con mái sinh sản dòng trống và 400 con mái sinh sản dòng mái. + Dòng trống: Khối lượng cơ thể 7 tuần tuổi cho ăn theo định lượng con trống ≥ 2,5kg, con mái ≥ 2,3kg, Năng suất trứng/mái/ 42 tuần đẻ ≥ 186 quả + Dòng mái: Khối lượng cơ thể 8 tuần tuổi chơ ăn theo định lượng con trống 2,2-2,4kg, con mái 2-2,2 kg. Năng suất trứng/mái/ 42 tuần đẻ ≥ 225 quả - Vịt thương phẩm: có khối lượng cơ thể 49 ngày tuổi ≥ 3,65kg/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ≤2,5 kg, tỷ lệ thịt ức đạt ≥22% - Quy trình chăn nuôi đối với vịt sinh sản và vịt thương phẩm | 2020- 2023 | 4500 | 900 | 950 | 1300 | 1350 |
|
11. | Nghiên cứu chọn tạo 2 dòng cừu Phan Rang | Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây -Viện Chăn nuôi/ KS. Đỗ Chiến Thắng | Chọn tạo được 02 dòng cừu lông bện và lông tơi nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống cừu Phan Rang. | - Dòng cứu lông tơi: 150 con cái sinh sản và 15 con đực sinh sản + Sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh: ≥2,3 kg; Khối lượng 9 tháng tuổi ≥23 đối với cừu cái và ≥28 kg đối với cừu đực. + Sinh sản: Khoảng cách 2 lứa đẻ ≤ 280 ngày; số con sơ sinh ≥ 1,3 con/lứa; Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ≥ 90%. - Dòng cừu lông bện: 75 con cái sinh sản và 7 con đực sinh sản + Sinh trưởng: Khối lượng sơ sinh: ≥2,0 kg; Khối lượng 9 tháng tuổi ≥20 đối với cừu cái và ≥25 kg đối với cừu đực. + Sinh sản: Khoảng cách 2 lứa đẻ ≤ 280 ngày; số con sơ sinh ≥ 1,3 con/lứa; Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ≥ 90%. - 2 dòng cừu lông bện và lông tơi được công nhận TBKT. | 2020- 2024 | 4450 | 900 | 1000 | 1000 | 800 | 750 |
12. | Nghiên cứu tạo bò lai hướng thịt giữa tinh bò Senepol thuần với bò cái lai Zebu, Brahman thuần | Viện Chăn nuôi/ ThS. Trần Thị Loan | Tạo được bò lai hướng thịt để nuôi sinh sản và thương phẩm cho hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam | - Bò lai giữa đực Senepol thuần với bò cái lai Zebu: tăng khối lượng bình quân giai đoạn 12-24 tháng tuổi ≥ 750g/con/ngày đối với con đực và ≥ 550 g/con/ngày đối với con cái (tăng 7,1 - 10% so với đực Brahman thuần), tỷ lệ thịt xẻ ≥53% (tăng 2,1-2,5% so vớí đực Brahman thuần), chất lượng thịt: pH (5,4-5,6), màu đỏ trung bình đến đỏ thẫm, độ mền (3,7-4,5), tỉ lệ mỡ giắt (Marbling seore:350-370). Bò sinh sản tuổi động dục lần đầu sớm hơn 1-2 tháng (so với đực Brahman x lai Zebu), khối lượng phối giống lần đầu lớn hơn 8-10% so với đực Brahman x lai Zebu (Bò lai giữa đực Senepol thuần với bò cái lai Zebu được công nhận TBKT). - Bò lai giửa đực Senepol với bò cái Brahman thuần; tăng khối lượng bình quân giai đoạn 12-24 tháng tuổi ≥850g/con/ngày đối với con đực và ≥ 700 g/con/ngày đối với con cái (tăng 6,2-7,0 % so với bò Brahman thuần), tỷ lệ thịt xẻ đạt ≥ 55% (tăng 5,0-6,0% so với Brahman thuần), Chất lượng thịt: pH 5,42-5,44, màu đỏ trung bình - đỏ thẫm, độ mềm (3,7-4,5), tỉ lệ mỡ giắt (Marbling score: 350-370). Bò sinh sản có tuổi phối giống lần đầu sớm hơn 1-2 tháng (So với Brahman thuần), khối lượng lúc phối giống lần đầu lớn hơn 8 - 10% so với Brahman thuần (Bò lai giữa đực Senepol với bò cái Brahman thuần được công nhận TBKT). - 02 Quy trình chăn nuôi bò lai sinh sản và thương phẩm. | 2020- 2024 | 4100 | 800 | 1300 | 700 | 900 | 400 |
13. | Nghiên cứu xác định bệnh viêm ruột hoại tử và đột tử ở gia súc non (lợn, bê) do độc tố của vi khuẩn Clostridium perfringens typ A, C, D - Chế vắc-xin giải độc tố đa giá (toxoid) phòng bệnh | Viện Thú y/ TS. Nguyễn Thị Thu Hằng | - Đánh giá thực trạng tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Clostridium pertringens gây bệnh viêm ruột hoại tử và đột tử ở gia súc non (lợn, bê) ở một số vùng đại diện tại Việt Nam. - Tuyển chọn được 01 chủng đại diện cho mỗi toxinotyp A, C, D có tính kháng nguyên ổn định sản sinh độc tố ổn định để chế tạo vắc- xin - Chế tạo thành công 5.000 liều vắc- xin giải độc tố đa giá (toxoid) có độ tinh khiết, an toàn và hiệu lực cao. | - Chủng vi khuẩn C. perfringens đại diện cho mỗi toxinotyp A, C, D có tính kháng nguyên ổn định, sản sinh độc tố ổn định để chế tạo vác xin, - 5.000 liều vắc-xin giải độc tố (toxoid) có độ tinh khiết, an toàn và hiệu lực cao (được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu). - Quy trình chế tạo; kiểm nghiệm, bảo quản và sử dụng vắc-xin giải độc tố đa giá (toxoid) phòng bệnh viêm ruột hoại tử và đột tử ở gia súc non (lợn, bê). | 2020- 2023 | 4750 | 1000 | 1400 | 1920 | 430 |
|
14. | Nghiên cứu phân lập, định danh một số loài nấm da ở dê, thỏ, chó và chế tạo thuốc trị nấm, xây dựng quy trình phòng trị bệnh | Phân viện Thú y miền Trung- Viện Thú y/ TS. Nguyễn Đức Tân | - Xác định được sự phân bổ. thành phần loài, các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình nhiễm nấm da ở dê, thỏ và chó. - Chế tạo thành công thuốc trị nấm da ở dê, thỏ và chó. - Xây dựng quy trình phòng trị bệnh nấm da ở dê, thỏ và chó. | - Báo cáo tỷ lệ nhiễm, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm nấm ký sinh trên dê, thỏ và chó. - Danh mục các loài nấm da và khả năng gây bệnh của từng loài nấm ký sinh trên dê, thỏ và chó. - Báo cáo đặc điểm sinh học của nấm da, khả năng gây bệnh, nguy cơ lây lan,... - Thuốc đặc trị bệnh nấm da ký sinh trên dê, thỏ và chó (được cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm đạt yêu cầu). - Quy trình sản xuất thuốc phòng trị bệnh nấm da. - Quy trình phòng trị bệnh nấm da ở dê, thỏ và chỏ (được công nhận TBKT). | 2020- 2022 | 3300 | 1000 | 1200 | 1100 |
|
|
III | Lâm nghiệp |
|
|
|
| 15050 | 4000 | 5500 | 4450 | 600 | 500 |
15 | Nghiên cứu chọn giống cho năng suất, chất lượng hạt cao và giải pháp phòng trừ sâu, bệnh hại Macadamia | Viện Khoa học Lâm nghiêp Việt Nam/TS. Nguyễn Đức Kiên | - Chọn, tạo được một số dòng Macadamia mới có năng suất hạt và tỷ lệ nhân cao cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại Macadamia. | - 02 giống Macadamia từ các khảo nghiệm giai đoạn trước có năng suất hạt tương đương hoặc vượt 10-15% so với các giống đã được công nhận và có chất lượng hạt tốt (được Bộ NN và PTNT công nhận), - Ít nhất 01 giống có triển vọng/vùng đạt chỉ tiêu sinh trưởng vượt 10% so với các giống đối chứng cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Ít nhất 50 tổ hợp lai được tạo ra, trong đó có ít nhất 10 tổ hợp lai có triển vọng về sinh trưởng vượt 10% so với trung bình khảo nghiệm. - 08 ha khảo nghiệm giống tại Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (02 ha/vùng), tỷ lệ sống trên 90% trong năm thứ nhất. - 02 ha khảo nghiệm các tổ hợp lai tại Tây Bắc và Tây Nguyên (01 ha/vùng), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất. - 01 báo cáo đánh giá đa dạng di truyền của quần thể chọn giống Macadamia tại Việt Nam. - 01 Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính trên cây Macadamia (được công nhận ít nhất 01 TBKT). | 2020- 2024 | 4750 | 1000 | 1350 | 1300 | 600 | 500 |
16. | Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu Nanocellulose từ gỗ keo lai để năng cao chất lượng sơn phủ đáp ứng được các yêu cầu cho đồ gỗ xuất khẩu. | Đại học Lâm nghiêp/ PGS.TS. Cao Quốc An | - Xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất nanocellulose từ nguyên liệu gỗ keo lai. - Ứng dụng sản phẩm nanocellulose để nâng cao chất lượng sơn phủ đáp ứng được các yêu cầu cho đồ gỗ xuất khẩu. | - 01 quy trình công nghệ sản xuất vật liệu nanocellulose từ nguyên liệu gỗ keo lai đáp ứng được tiêu chuẩn TAPPI dùng trong sản xuất sơn phủ dùng cho đồ gỗ xuất khẩu. - 01 quy trình công nghệ tạo sơn PU - nanocellulose đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật về sơn phủ cho đồ gỗ xuất khẩu (TCVN 11935 - 2018), được công nhận TBKT. - 30 kg nanocellulose đạt được các thông số: đường kính nhỏ hơn 100 nm; độ tinh khiết ≥ 90%, dùng được trong sản xuất sơn phủ cho đồ gỗ xuất khẩu. - 1000 kg sơn PU nanocellulose đáp ứng yêu cầu chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật về sơn phủ cho đồ gỗ xuất khẩu. - Ít nhất 03 doanh nghiệp sản xuất sơn phủ đồ gỗ được chuyển giao và làm chủ công nghệ. | 2020 - 2022 | 3800 | 1000 | 1500 | 1300 |
|
|
17. | Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam. | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam/ ThS. Trần Xuân Hưng | Xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, keo lai và Keo lá tràm ở Việt Nam | - 02 Quy trình phóng trừ tổng hợp, hiệu quả, bền vững một số loài sâu ăn lá chính và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá tràm (01 Quy trình/nhóm loài sâu) giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng được Bộ NN&PTNT công nhận TBKT. - 12 Mô hình phòng trứ tổng hợp một số loài sâu ăn lá và mọt đục thân các loài Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá tràm, quy mô tối thiểu 01ha/mô hình giảm tỷ lệ và mức độ bị hại ≥ 75% so với đối chứng. Trong đó: + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho Keo lai, Keo tai tượng tại Miền Bắc. + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho Keo lai, Keo lá tràm tại miền Trung. + 02 mô hình đối với nhóm loài sâu ăn lá và 02 mô hình đối với nhóm loài mọt đục thân cho Keo lai, Keo lá tràm tại miền Nam. | 2020- 2022 | 3500 | 1000 | 1650 | 850 |
|
|
18. | Nghiên cứu tích hợp dữ liệu về điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng các loài cây trồng chính ở Việt Nam. | Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam/ TS. Đinh Thanh Giang | Xây dựng và tích hợp được dữ liệu về đặc điểm đất và lập địa thích hợp cho trồng rừng các loài cây trồng chính tại các vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành sản xuất lâm nghiệp. | - 01 Báo cáo bổ sung về đặc điểm đất và điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng đối với 5 - 7 loài cây trồng lâm nghiệp chính. - Bản đồ lập địa cấp II cho 5-7 loài cây trồng chính tại các vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam theo tiêu chuẩn Việt Nam về bàn đồ lập địa. - 01 phân hệ phần mềm cơ sở dữ liệu về đặc điểm đất và lập địa thích hợp cho trồng rừng các loài cây trồng chính ở Việt Nam (cho phép nạp và cập nhật, tích hợp dữ liệu, tra cứu, khai thác, chiết xuất, chia sẻ dữ liệu và có các hướng dẫn sử dụng phân hệ phần mềm), trong đó, dữ liệu do đề tài thực hiện với ít nhất 5 loài cây trồng chính tại các vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam (được tích hợp với hệ thốngFormis và được Tổng cục Lâm nghiệp chấp thuận sử dụng trong điều hành sản xuất). | 2020- 2022 | 3000 | 1000 | 1000 | 1000 |
|
|
IV | Thủy sản |
|
|
|
| 9030 | 2500 | 3080 | 2550 | 900 |
|
19. | Chọn giống nâng cao tốc độ sinh trưởng hàu Thái Bình Dương (Crassostreagigas) | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I/ TS. Vũ Văn In | Chọn tạo được giống hàu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn giống hàu nuôi hiện tại, góp phần nâng cao hiệu quả nghề nuôi hàu tại Việt Nam | - Giống hàu Thái Bình Dương được chọn tạo từ ít nhất 100 gia đình, có tốc độ tăng trưởng cải thiện được ≥ 20% qua 3 thế hệ chọn giống (G3) so với vật liệu ban đầu (G0). - Bộ chỉ thị di truyền phân tử liên kết với tình trạng tăng trưởng, cơ sở dữ liệu di truyền và phả hệ phục vụ chọn giống, - Sản xuất được 20.000 con hàu bố mẹ chọn giống G1, G2, G3 (khối lượng > 60g/con) cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống. | 2020- 2023 | 4280 | 1200 | 1280 | 900 | 900 |
|
20. | Nghiên cứu xây dụng qui trình kiểm soát bệnh do vi khuẩn gây ra trên một số đối tượng thủy sản quan trọng | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III/PGS. TS. Võ Văn Nha | Kiểm soát hiệu quả bệnh do vi khuẩn gây ra trên một số đối tượng thủy sản nuôi quan trọng: tôm nước lợ (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), tôm hùm, cá tra và cá rô phi. | - Báo cáo tổng quan mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh và hữu sinh đến sự bùng phát bệnh: hoại tử gan tụy cấp trên tôm nước lợ (AHPND); bệnh sữa, đỏ thân trôn tôm hùm; bệnh gan thận mủ trên cá tra và bệnh Streptococcosis sp trên cá rô phi. - Ngưỡng mật độ vi khuẩn gây các bệnh: AHPND, sữa, đỏ thân, gan thận mủ và Streptococcosis - 05 Qui trình kiểm soát từng loại vi khuẩn gây bệnh đạt các chỉ tiêu: kiểm soát mật độ vi khuẩn dưới ngưỡng gây bệnh; không gây bệnh trong quá trình nuôi, gồm: + 01 Qui trình kiểm soát Vibrio spp. gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) trên tôm nuôi nước lợ, với tỷ lệ sống ≥ 60%; được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật. + 01 Qui trình kiểm soát RLB gây bệnh sữa trên tôm hùm, với tỷ lệ sống ≥ 60%; được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật. + 01 Qui trình kiểm soát V. alginoliticus gây bệnh đỏ thân trên tôm hùm, với tỷ lệ sống ≥ 85%; được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật. + 01 Qui trình kiểm soát Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan thận mủ trên cá tra, với tỷ lệ sống ≥ 60%; được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật. + 01 Qui trình kiểm soát Streptococcus sp. gây bệnh trên cá rô phi, với tỷ lệ sống ≥ 60%; được đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật. | 2020- 6/2022 | 4750 | 1300 | 1800 | 1650 |
|
|
V | Thủy lợi - Phòng chống thiên tai |
|
| 27000 | 8000 | 11200 | 7800 |
|
| ||
21. | Nghiên cứu đề xuất hạn mức sử dụng nước, cơ chế phân bổ nguồn nước trong trường hợp thiếu nước tại công trình thuỷ lợi khu vực miền Trung | Viện Quy hoạch Thủy lợi/ PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn | - Xây dựng được bộ tiêu chí xác định hạn mức sử dụng nước cho các ngành dùng nước (dân sinh, vật nuôi, cây trồng và các ngành kinh tế khác) trong các trường hợp thiếu nước. - Xây dựng cơ chế phân bổ và sử dụng nước hợp lý (hiệu quả, công bằng) và chủ động ứng phó (sử dụng tiết kiệm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất, mua, bán, trao đổi quyền sử dụng nước.,.) trong trường hợp thiếu nước so với hạn mức được cấp; làm cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng nước và vận hành công trình thủy lợi. | - Bộ tiêu chí định mức tối thiểu, hạn mức sử dụng nước cho các ngành dùng nước (dân sinh, vật nuôi, cây trồng, các ngành kinh tế khác) trong các trường hợp thiếu nước (được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận áp dụng), - Cơ chế phân bổ và sử dụng nước hợp lý (hiệu quả, công bằng) và chủ động ứng phó (sử dụng tiết kiệm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất, mua, bán, chuyển quyền sử dụng nước...) trong trường hợp thiếu nước so với hạn mức được cấp. - Bộ công cụ đánh giá nhanh tình trạng thiếu nước, đánh giá hiệu quả kinh tế với các kịch bản phân phối, sử dụng nước phục vụ xác định định mức tối thiểu, hạn mức sử dụng nước và xây dựng cơ chế phân bổ nguồn nước. - Hướng dẫn xác định hạn mức sử dụng nước của các ngành dùng nước (dân sinh, vật nuôi, cây trồng và các ngành kinh tế khác), định mức tối thiểu về sử dụng nước trong các trường hợp thiếu nước và cơ chế phân bổ nguồn nước, phục vụ xây dựng kế hoạch sử dụng nước và vận hành công trình thuỷ lợi (được Tổng cục thủy lợi chấp nhận áp dụng, chuyển giao cho các đơn vị vận hành). - Ứng dụng thử nghiệm cho 01 hệ thống công trình thủy lợi tại khu vực miền Trung. | 2020- 2022 | 3300 | 1000 | 1300 | 1000 |
|
|
22 | Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn thải, xâm nhập mặn đến chất lượng nước và đề xuất giải pháp quản lý vận hành hệ thống công trình thủy lợi vùng hạ du sông Sài Gòn - Vàm Cỏ Đông | Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam/ ThS. Đỗ Đức Dũng | - Đánh giá được tác động của ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn đến chất lượng nước cấp sản xuất nông nghiệp và dân sinh. - Đề xuất được giải pháp vận hành hệ thống công trình để giảm thiểu ô nhiễm chất lượng nước và kiểm soát xâm nhập mặn | - Báo cáo đánh giá tác động của ô nhiễm nguồn nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh. - Giải pháp kiểm soát mặn, giám sát ô nhiễm, cải thiện môi trường chất lượng nước trong các hệ thống thủy lợi vùng hạ du giữa sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông nhằm đáp ứng được tiêu chuẩn cấp nước cho các nhu cầu sử dụng nước khác nhau. - Đề xuất điều chỉnh quy trình vận hành hệ thống nhằm chủ động ứng phó với xâm nhập mặn, và giảm thiểu ô nhiễm phục vụ cấp nước cho sản xuất và dân sinh (xây dựng thí điểm quy trình vận hành hệ thống Hóc Môn - Bắc Bình Chánh; được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận). - Bộ dữ liệu nguồn gây ô nhiễm, diễn biến hiện trạng chất lượng nước, mô hình dự báo chất lượng nước, nâng cao mức độ tin cậy trong công tác dự báo chất lượng nước theo các kịch bản. | 2020- 2022 | 3450 | 1000 | 1400 | 1050 |
|
|
23. | Nghiên cứu giải pháp quản lý, khai thác bồi lắng của các hồ chứa quan trọng đặc biệt đảm bảo an toàn, hiệu quả | Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ TS. Lê Xuân Quang | - Xác định được mức độ bồi lắng, ngưỡng bồi lắng bùn cát an toàn cho các hồ chứa quan trọng đặc biệt, - Đề xuất được các giải pháp quản lý và khai thác bồi lắng bùn cát, vận hành công trình đảm bảo an toán, hiệu quả (nghiên cứu điển hình cho hồ chứa Dầu Tiếng) | - Báo cáo hiện trạng bồi lắng lòng hồ các hồ chứa quan trọng đặc biệt (do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý). - Báo cáo xác định ngưỡng bồi lắng bùn cát và ngưỡng khai thác bùn cát đảm bảo an toàn hồ chứa quan trọng đặc biệt (tính toán cho cụ thể cho hồ Dầu Tiếng - được Tổng cục Thủy lợi chấp thuận sử dụng). - Mô hình và báo cáo dự báo bồi lắng bùn cát hồ chứa Dầu Tiếng. - Các giải pháp quản lý và khai thác cát các hồ chứa quan trọng đặc biệt (áp dụng cho hồ Dầu Tiếng). - Sổ tay hướng dẫn lập quy trình khai thác cát hồ chứa (được Tổng cục Thủy lợi ban hành áp dụng). | 2020- 2022 | 3250 | 1000 | 1250 | 1000 |
|
|
24. | Nghiên cứu ứng dụng, phát triển kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ | Viện Thủy công - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ TS. Nguyễn Chí Thanh | - Xác định được ưu nhược điểm, điều kiện áp dụng, hoàn thiện quy trình thiết kế, thi công các loại kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ. - Phát triển giải pháp kết cấu mới (kết cấu đơn giản, thi công nhanh, giá thành thấp) chống tràn cho đê sông do lũ. - Xây dựng định mức của một số loại kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ. | - Báo cáo hiện trạng tuyến đê sông có nguy cơ tràn đỉnh do lũ; tổng hợp các loại kết cấu chống tràn cho đê sông do lũ, ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng. - Báo cáo đề xuất ứng dụng các giải pháp khoa học, công nghệ kết cấu chống tràn cho đê sông. - Quy trình thiết kế, thi công các giải pháp công nghệ kết cấu chống tràn cho đê sông (theo bộ công nghệ được đề xuất ứng dụng). - Áp dụng thử nghiệm cho 01 kết cấu chống trán cho đê sông. - Định mức của các giải pháp công nghệ kết cấu chống tràn cho đê sông (được Tổng cục Phòng chống thiên tai chấp thuận ban hành áp dụng). | 2020- 2022 | 3000 | 1000 | 1300 | 700 |
|
|
25. | Nghiên cứu ứng dụng công nghệ bả kiểm soát mối Macrotermiti nae gây hại đê, đập tai ở miền Bắc Việt Nam | Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ ThS. Nguyễn Thúy Hiền | - Nâng cao hiệu quả kiểm soát mối, góp phần bảo vệ an toàn cho đê, đập theo tiêu chí công nghệ mới thân thiện với con người và môi trường. - Đề xuất được công thức bả hiệu quả, thân thiện với môi trường để kiểm soát các loài thuộc phân họ mối Macrotermitinae gây hại chính cho đê, đập ở miền Bắc Việt Nam. - Xây dựng được quy trình kỹ thuật sử dụng bả kiểm soát các loài thuộc phân họ mối - Macrotermitinae gây hại chính cho đê, đập ở miền Bắc Việt Nam | - Báo cáo kết quả nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của một số loài mối thuộc phân họ Macrotermitinae gây hại chính công trình đê, đập ở miền Bắc Việt Nam. - Báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm khai thác và chế biển thức ăn của một số loài mối Macrotermitinae gây hại chính công trình đê, đập ở miền Bắc Việt Nam. - Công thức bả kiểm soát một số loài thuộc phân họ mối Macrotermitinae gây hại chính trên đê, đập. - Quy trình kỹ thuật sử dụng bả để kiểm soát một số loài mối thuộc phân họ mối Macrotermitinae gây hại chính đê, đập (được công nhận TBKT). - Mô hình áp dụng phòng loài mối gây hại chính công trình bằng công nghệ bả cho 03 đoạn đê (mỗi đoạn 100m) và 03 công trình đập điển hình. | 2020- 2022 | 3650 | 1000 | 1650 | 1000 |
|
|
26. | Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển công trình hạ tầng đến kiểm soát lũ vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang | Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam/ ThS. Phạm Văn Mạnh | - Đánh gía tác động của việc phát triển công trình hạ tầng (thủy lợi, giao thông, dân cư,..) đến kiểm soát lũ vùng ven biên giới các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang. - Đề xuất được giải pháp kiểm soát lũ để chủ động sống chung với lũ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn nước, giảm thiểu xói lở bờ sông vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang. - Đề xuất cơ chế hợp tác xuyên biên giới trong phòng chống thiên tai và thủy lợi vùng ven biên giới để phát triển bền vững. | - Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 và số liệu về vùng ven các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang, gồm: Cơ sở hạ tầng, dân cư ảnh hưởng đến việc kiểm soát lũ, diễn biến xói lở sông biên giới ngập lụt ứng với các kịch bản phát triển thượng lưu và vùng ven biên giới. - Báo cáo đánh giá tác động của việc phát triển công trình hạ tầng (thủy lợi, giao thông, dân cư...) đến kiểm soát lũ, sử dụng nước vùng ven biên giới các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang (bao gồm cả việc phát triển của phía Campuchia). - Giải pháp phi công trình và công trình kiểm soát lũ để chủ động sống chung với lũ, sử dụng hợp lý nguồn nước, chống xói lở bờ sông suối, hạ tầng thủy lợi, dân cư vùng ven biên giới các tỉnh từ Bình Phước đến Kiên Giang. - Dự thảo cơ chế hợp tác xuyên biên giới trong phòng chống thiên tai và thủy lợi vùng ven biên giới để phát triển bền vững. | 2020- 2022 | 3300 | 1000 | 1300 | 1000 |
|
|
27. | Nghiên cứu giải pháp, công nghệ mở thêm khoang cho cống tự động vùng triều đồng bằng sông Cửu Long | Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam - Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam/ PGS.TS Nguyễn Thanh Hải | - Xác định được tiêu chí, mặt cắt khoang cống mở thêm phù hợp cho từng loại hình kết cấu cống, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất (trồng trọt, nuôi trồng thủy sản,...) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBBSCL) trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và biến đổi khí hậu. - Đề xuất được giải pháp, công nghệ mở thêm khoang cống, vận hành phù hợp cho các cảng tự động vùng triều ĐBSCL | - Báo cáo hiện trạng, phân lích đánh gìá về các cống tự động vùng triều, nhu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong bối cảnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và biến đổi khí hậu. - Tiêu chí, mặt cắt khoang cống mở thêm phù hợp cho từng loại hình kết cấu cống tự động vùng triều, vận hành chủ động hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL. - Giải pháp và công nghệ mở thêm khoang cống, vận hành hợp lý cho từng loại công tự động vùng triều đã có ở ĐBSCL. - Sổ tay hướng dẫn thiết kế cho từng loại hình thức mở thêm khoang cống (được Bộ ban hành áp dụng). | 2020- 2022 | 3450 | 1000 | 1400 | 1050 |
|
|
28. | Nghiên cứu giải pháp sử dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục vụ việc nâng cấp, sửa chữa các công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ | Trường Đại học Thủy lợi/ TS. Trần Văn Toản | - Đánh giá thực trạng về trữ lượng, phân bố, thành phần khoáng vật và các chỉ tiêu cơ lý của đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ để phục vụ nâng cấp và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ; - Đề xuất giảí pháp xử lý để sử dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục vụ việc nâng cấp và sửa chữa các công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. | - Báo cáo đánh giá thực trạng về trữ lượng, phân bổ, thành phần khoáng vật và các chỉ tiêu cơ lý đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ phục vụ nâng cấp, sửa chữa công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. - Báo cáo các đặc trưng đất ngập nước và giải pháp xử lý đất ngập nước (giảm ảm, Cơ học, hóa học, thi công,...) Trong phạm vì lòng hồ để phục vụ nâng cấp, sửa chữa các công trình vật liệu địa phương khu vực Bắc Trung Bộ. - Đề xuất giải pháp khai thác, vận chuyển đất ngập nước trong lòng hồ phục vụ nâng cấp và sửa chữa công trình vật liệu địa phương khu vưc Bắc Trung Bộ. - Hướng dẫn xứ lý, thiết kế và thi công sử dụng đất ngập nước trong phạm vi lòng hồ cho nâng cấp, sửa chữa các công trình VLĐP khu vực Bắc Trung Bộ. - Kiến nghị một số nội dung làm cơ sở cho việc ban hành Tiêu chuẩn cơ sở “Thiết kế, thi công nâng cấp và sửa chữa đập VLĐP sử dụng đất ngập nước khu vực miền Trung”. | 2020- 2022 | 3600 | 1000 | 1600 | 1000 |
|
|
| CỘNG PHẦN A: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU |
| 109430 | 27600 | 36030 | 30920 | 9580 | 5300 |
B. DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM
Đơn vị: Triệu đồng
TT | Tên dự án SXTN | Tổ chức/ cá nhân chủ trì | Mục tiêu | Yêu cầu đối với kết quả | Thời gian thực hiện | Tổng kinh phí | Trong dó | Kinh phí SNKH các năm | |||||
Nguồn SNKH | Nguồn khác | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | |||||||
I | Trồng trọt-BVTV |
|
|
| 15688 | 5400 | 10288 | 1820 | 2060 | 1520 |
|
| |
1. | Sản xuất thử nghiệm giống nho NH01-152 tại Ninh Thuận và Bình Thuận | Viện Nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố, ThS. Phạm Vân Phước | Hoàn thiện được quy trình kỹ thuật nhân giống, canh tác, sơ chế sản phẩm của giống nho NH01-152 tại Ninh Thuận và Bình Thuận phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần thay thế sản phẩm nhập khẩu. | - Giống nho NH01-152 được công nhận lưu hành. - Quy trình nhân giống, quy trình kỹ thuật canh tác nho NH01-152 cho năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ ăn tươi và chế biến. - Sản xuất ≥ 12.500 cây giống nho NH01-152 đạt tiêu chuẩn xuất vườn chuyển giao cho sản xuất. - Sản xuất 10 ha nho NH01-152 thương phẩm lại Ninh Thuận và Bình Thuận, năng suất giai doạn kinh doanh ồn định đạt ≥ 30 tấn/ha/năm, tăng hiệu quả từ 10-15% so với sản xuất đại trà, sản phẩm đảm bảoATTP. - Đảo tạo, tập huấn cán bộ kỹ thuật và nông dân. | 2020- 2022 | 9088 | 3000 | 6088 | 920 | 1080 | 1000 |
|
|
2. | Sản xuất thử giống chè shan LP18 tại một số tỉnh miền núi phía Bắc | Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệpmiền núi phía Bắc, TS. Nguyễn Hữu La | Hoàn thiện quy trình nhân giống, quy trình kỹ thuật trồng thâm canh, quy trình công nghệ chế biến và mở rộng sản xuất giống chè LP18 tại các tỉnh miền núi phía Bắc. | - Giống chè mới LP18 được công nhận lưu hành, năng suất > 5 tấn/ha ở tuổi 4, điểm thử nếm chè xanh, chè đến đạt > 17 điểm cho vùng miền núi phía Bắc; - Quy trình kĩ thuật nhân giống chè LP18; quy trình kĩ thuật trồng và thâm canh giống chè LP18; quy trình chế biến chè xanh, chè đên chất lượng cao từ sản phẩm của giống LP18, các quy trình được thông qua tại Hội đổng KHCN cấp cơ sở; - Sản xuất ≥1,0 triệu bầu chè giống LP18 đạt tiêu chuẩn xuất vườn phục vụ mở rộng diện tích chè LP18 tại các tỉnh thực hiện dự án; - Sản xuất ≥ 45 ha chè thương phẩm (giống LP18) năng suất, chất lượng cao (năng suất > 5 tấn/ha ở tuổi 4, điểm thử nếm chè xanh, chè đen đạt > 17 điểm cho vùng miển núi phía Bắc), sản phẩm đảm bảo ATTP; - Tập huấn chuyển giao kĩ thuật cho hộ nông dân về các kĩ thuật mới. | 2020- 2022 | 6600 | 2400 | 4200 | 900 | 980 | 520 |
|
|
II | Chăn nuôi - Thú ý |
|
|
| 3200 | 1500 | 1700 | 600 | 650 | 250 |
|
| |
3. | Sản xuất thử nghiệm gà lai hướng trứng giữa gà VCN- G15 với gà Isa Brown | Trung tâm Thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn nuôi/ ThS. Phạm Thị Thanh Bình | - Hoàn thiện được quy trình chăn nuôi gà lai hướng trứng giữa gà VCN- G15 với gà lsa Brown. - Xây dựng được mô hình chăn nuôi gà lai hướng trứng giữa gà VCN- G15 với gà Isa Brown, hiệu quả kinh tế tăng 10% trở lên. | - 01 quy trình chăn nuôi gà lai hướng trứng giữa gà VCN- G15 với gà Isa Brown (3 giai đoạn gà con, hậu bị và sinh sản), - Xây dựng được 3 mô hình nuôi gà lai ở 3 tỉnh, quy mô 5.000 con/MH: Chỉ tiêu kỹ thuật: năng suất trứng ≥265 quả/mái/72 tuần tuổỉ, TTTĂ ≤ 1,60 kg/10 quả trứng, khối lượng trứng 58 - 60g, tỷ lệ giảm đàn giai đoạn sinh sản ≤ 2%. | 2020-2022 | 3200 | 1500 | 1700 | 600 | 650 | 250 |
|
|
III | Lâm nghiệp |
|
| 10200 | 5100 | 5100 | 1800 | 1600 | 1200 | 300 | 200 | ||
4. | Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng một số giống Keo lai mới được công nhận (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350) | VKHLN/KS. Ngô Văn Chính | Phát triển được các giống Keo lai mới được công nhận vào sản xuất. | - Ít nhất 02 giống được Bộ NN&PTNT công nhận mở rộng, có năng suất tương đương hoặc vượt 10% so với các giống đã được công nhận (01 giống/vùng cho các vùng Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ). - 01 Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng các giống Keo lai mới (BV584, BV523, BV434, BV350 tại cùng Bắc Trung Bộ), (BV 376, BV586, BB055 tại vùng Nam Trung Bộ) đảm bảo năng suất rừng tối thiểu đạt 20 m3/ha/năm được hoàn thiện. - 58.000 cây giống phục vụ trồng mô hình khảo nghiệm mở rộng, hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và trồng sản xuất thử nghiệm. - 06 ha khảo nghiệm mở rộng các giống Keo lai mới được công nhận tại 4 vùng sinh thái Đông Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ (02ha/vùng cho vùng Đông Bắc Bộ và Đông Nam Bộ; 01ha/vùng cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ), tỷ lệ sống trên 85% trong năm thứ nhất. - 02 ha hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng các giống Keo lai mới được công nhận (01 ha/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ). - 24 ha mô hình trồng sản xuất thử nghiệm (12 ha/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ), tỷ lệ sống trên 85%, đảm bảo năng suất rừng đạt tối thiểu 20m3/ha/năm. - 02 vườn vật liệu, 500 m2/vườn/vùng (01 vườn/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ). - 02 lớp tập huấn kỹ thuật lưu trữ, sử dụng giống gốc và nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các giống Keo lai mới (01 lớp/vùng, cho vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ; 10 ngườì/lớp). - 04 lớp tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng cho 04 vùng (30 người/lớp). | 2020-2024 | 4600 | 2300 | 2300 | 800 | 600 | 400 | 300 | 200 |
5. | Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất, lượng cao từ một số loài gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ | VKHLV N/ThS. Hà Tiến Mạnh | Tạo được gỗ khối có kích thướt đa dạng, tính chất cơ lý và tính thẩm mỹ cao, Sản phẩm sử dụng để sản xuất đồ mộc nội thất và hàng mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao, nâng cao giá trị gia tăng cho một số loài gỗ rừng trồng. | - Quy trình công nghệ tạo gỗ khối kết hợp từ 2 trong 04 loài gỗ rừng trồng (Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông và Mỡ) được công nhận là TBKT. Cụ thể 03 công ty thương mại đồ gỗ cam kết tiêu thụ, hoàn thiện 03 quy trình tạo vật liệu gỗ khối từ nguyên liệu keo tai tượng và Mỡ; Bạch đàn và Mỡ; Bạch đàn và Thông - 01 mô hình quy mô 2000 m3/năm sản xuất vật liệu gỗ khối từ nguyên liệu 04 loài gỗ rừng trồng (Keo tai tượng, Bạch đàn, Thông và Mỡ) cho sản phẩm đạt tính chất cơ lý tương đương gỗ nhóm 3 theo TCVN 12619-2:2019 và tính thẩm mỹ cao hơn gỗ nguyên liệu, đáp ứng yèu cầu sản xuất đồ mộc nội thất và mỹ nghệ. - 150 m3 gỗ khối dạng ván kích thước rộng x dài = 1220 x 2440 mm với 3 cấp kích thước chiều dày (15, 25 và 30 mm); 50 m3 gỗ khối dạng hộp chiều dài 2440mm với 3 cấp kích thước rộng x dày (80x80mm, 200x80mm, 180x 180mm). - 50 bộ sản phẩm cho 10 loại hình nội thất và mỹ nghệ được 03 công ty thương mại đồ gỗ cam kết tiêu thụ. | 2020- 2022 | 5600 | 2800 | 2800 | 1000 | 1000 | 800 |
|
|
IV | Thủy sản |
|
|
|
| 39000 | 11550 | 27450 | 3100 | 5200 | 3250 |
|
|
6. | Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống nhân tạo bào ngư Vành tai (Haliotis asinine) | Viện Nghiên cứu Hải sản/ ThS. Lại Duy Phương | Hoàn thiện được qui trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo bào ngư Vành tai, góp phần phục vụ sản xuất nuôi biển và bảo vệ nguồn lợi hải sản | - Quy trình công nghệ sản xuất giống bào ngư Vành tai tỷ lệ thành thục đạt ≥ 75%; tỷ lệ sống từ ấu trùng đến cỡ 3mm đạt ≥7%, được công nhận tiến bộ kỹ thuật. - Sản xuất ≥ 1,5 triệu con giống cỡ trên 3mm, sạch bệnh. - Tiêu chuẩn cơ sở về giống bào ngư Vành tai. - Quy trình được áp dụng tại 03 cơ sở sản xuất giống bào ngư với quy mô > 0,5 triệu con/cơ sở/năm. | 2020-2022 | 12250 | 3650 | 8600 | 1000 | 1600 | 1050 |
|
|
7. | Hoàn thiện công nghệ nuôi bán thâm canh tôm càng xanh toàn đực | Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II/ ThS. Lê Văn Trúc | Hoàn thiện được quy trình công nghệ nuôi bán thâm canh tôm càng xanh toàn đực đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần phát triển nghề nuôi tôm càng xanh tại Việt Nam | - Quy trình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực quy mô hàng hóa, được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đạt: tỷ lệ sống từ ấu trùng đến cỡ giống (PU2)đạt >40%. - Quy trình công nghệ nuôi bán thâm canh tôm càng xanh toàn đực, được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đạt: + Năng suất ≥ 2 tấn/ha; + Tỷ lệ sống đạt ≥ 55%; + Kích cỡ tôm thương phẩm ≥ 50g/con; - Thời gian nuôi: 6 tháng; + Hiệu quả kinh tế tăng 20% so với quy trình nuôi bán thâm canh hiện hành. - 3 mô hình áp dụng quy trình sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực quy mô hàng hóa. - 3 mô hình áp dụng quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh, quy mô 1,0ha/mô hình; - Tôm giống (PL12) đạt >70 triệu con. - 6 tấn tôm thương phẩm, cỡ ≥ 50g/con. | 2020- 2022 | 13150 | 3850 | 9300 | 1000 | 1900 | 950 |
|
|
8. | Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỉống và nuôi thương phẩm cá sủ đất (Protonibe a diacanthus ) trong ao và lồng | Trường Cao đẳng Kinh tế, Kỹ thuật và thủy sản/ TS. Trương Văn Thượng | Hoàn thiện được qui trình công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá sủ đất trong ao và lồng góp phần nâng cao sản lượng cá biển Việt Nam | - Qui trình công nghệ sản xuất giống cá sủ đất, được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đạt các chỉ tiêu; Tỷ lệ thánh thục >80%; tỷ lệ sống từ ấu trùng lên cá giống (cỡ 8-10cm) >10%, tỷ lệ sống từ giống cấp 2 lên giống lớn > 20%. - Quí trình công nghệ nuôi thương phẩm cá sủ đất trong ao, được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đạt các chỉ tiêu: Năng suất 15 tấn/ha/vụ, tỉ lệ sống ≥ 65 %, FCR = 2,0-2,2 thời gian nuôi 18 tháng/vụ, kích cỡ thương phẩm ≥3,5 kg/con. -vQui trình công nghệ nuôi thương phẩm cá sủ đất trong lồng, được công nhận tiến bộ kỹ thuật, đạt các chỉ tiêu: Năng suất >18 kg/m3 tỉ lệ sống ≥ 75 %, FCR= 2,0-2,2 thời gian nuôi 18 tháng/vụ, kích cỡ thương phẩm ≥3 kg/con - Tiêu chuẩn cơ sở giống cá sủ đất - 03 mô hình sản xuất giống cá sủ đất ở qui mô thương mại (100,000 giống cấp 1/mô hình/năm). - 03 mô hình nuôi thương phẩm cá sủ đất trong ao: qui mô 0,5 ha/mô hình/ vụ - 03 mô hình nuôi thương phẩm cá sủ đất trong lồng: qui mô 650 m3/mô hình - Cá giống: 100.000 con cỡ từ 8-10 cm; sạch bệnh; - Cá thương phẩm: 60 tấn cá thương phẩm kích cỡ ≥ 3,5 kg/con cung cấp ra thị trường, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. | 2020- 2022 | 13600 | 4050 | 9550 | 1100 | 1700 | 1250 |
|
|
| CỘNG PHẦN B: DỰ ÁN SXTN |
| 68088 | 23550 | 44538 | 7320 | 9510 | 6220 | 300 | 200 | |||
| CỘNG PHẦN A: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC |
| 109430 | 109430 | 0 | 27600 | 36030 | 30920 | 9580 | 5300 | |||
| TỔNG CỘNG (A + B) |
|
| 177518 | 132980 | 44538 | 34920 | 45540 | 37140 | 9880 | 5500 |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
Quyết định 4758/QĐ-BNN-KHCN kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số hiệu: | 4758/QĐ-BNN-KHCN |
Loại văn bản: | Quyết định |
Ngày ban hành: | 12/12/2019 |
Hiệu lực: | 12/12/2019 |
Lĩnh vực: | Khoa học-Công nghệ, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |