hieuluat

Công văn 166/TCT-CS khoản chi tiền lương làm thêm ngoài giờ

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Tổng cục ThuếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:166/TCT-CSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Phạm Duy Khương
    Ngày ban hành:18/01/2010Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:18/01/2010Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • BỘ TÀI CHÍNH
    TỔNG CỤC THUẾ

    ------------

    Số: 166/TCT-CS

    V/v: khoản chi tiền lương làm thêm ngoài giờ

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------

    Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2010

     

     

    Kính gửi: Cục thuế tỉnh Hưng Yên.

     

     

    Trả lời công văn số 942 CT/TTr1 ngày 26/6/2009 của Cục thuế tỉnh Hưng Yên hỏi về khoản chi tiền lương làm thêm giờ cho người lao động với số giờ làm thêm quá 200 giờ/năm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

    Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định:

    "l ...Tổng số thời giờ làm thêm trong một năm không vượt quá 200 giờ, trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Trường hợp đặc biệt được làm thêm không quá 300 giờ trong một năm, được quy định như sau:

    a) Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, nhưng phải thực hiện đúng các quy định sau;

    - Phải thoả thuận với người lao động;

    - Nếu người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên thì người sử dụng lao động phải bố trí cho họ được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc, ngoài thời giờ nghỉ ngơi trong ca làm việc bình thường;

    - Trong 7 ngày liên tục, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

    Tại khoản 1c Điều 9 Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 quy định:

    "Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

    c) Tiền lương, tiền công, phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động,.."

    Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có công văn số 5014/LĐTBXH-LĐTL ngày 31/12/2009 ý kiến như sau:

    " Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm thêm giờ từ 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nhưng không thực hiện các thủ tục quy định tại Nghị định số 109/2002/NĐ-CP của Chính phủ là không theo đúng quy định của Nhà nước.

    - Người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động làm thêm vượt quá 300 giờ trong một năm là trái với quy định của Nhà nước".

    Căn cứ các quy định nêu trên và ý kiến của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì: khoản chi phí trả lương làm thêm giờ cho người lao động trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007 của các doanh nghiệp sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu được xử lý khi xác định chi phí hợp lý được trừ khi tính thu nhập chịu thuế như sau:

    - Được tính khoản tiền lương làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/người lao động vào chi phí hợp lý nếu thực hiện đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về lao động được quy định tại Điều 1 Nghị định số 109/2002/NĐ-CP.

    - Không được tính vào chi phí hợp lý phần tiền lương làm thêm giờ cho số giờ làm thêm vượt 300 giờ/năm đối với người lao động.

    Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế tỉnh Hưng Yên biết và căn cứ điều kiện thực tế của đơn vị để hướng dẫn đơn vị./.

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Ban PC; CS
    - Lưu: VT, CS (3b)

    KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
    PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG

    Phạm Duy Khương

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X