Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 1861/LĐTBXH-LĐTL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày ban hành: | 04/06/2014 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 04/06/2014 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1861/LĐTBXH-LĐTL | Hà Nội, ngày 04 tháng 06 năm 2014 |
Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giúp đỡ, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, sớm trở lại sản xuất kinh doanh tại các văn bản số 207/TB-VPCP ngày 20 tháng 5 năm 2014, số 3758/VPCP-KTTH ngày 26 tháng 5 năm 2014, số 3940/VPCP-KTTH ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ , Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng sản xuất kinh doanh nhưng đã hoạt động hoặc sẽ hoạt động trở lại trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
Người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động phải ngừng việc từ ngày 12 tháng 5 năm 2014 cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại (trước ngày 01 tháng 7 năm 2014).
a) Đối tượng hỗ trợ là người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 11 tháng 5 năm 2014 phải ngừng việc từ ngày 12 tháng 5 năm 2014 cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Đối tượng hỗ trợ không bao gồm: người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm ngày 11 tháng 5 năm 2014 đã chốt sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm thất nghiệp trước ngày doanh nghiệp hoạt động trở lại (do Bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp) hoặc đến ngày doanh nghiệp hoạt động trở lại không quay lại làm việc.
b) Mức hỗ trợ do người sử dụng lao động (hoặc đại diện người sử dụng lao động) và người lao động (hoặc Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) thỏa thuận tương ứng với thời gian người lao động phải nghỉ việc song mức hỗ trợ đối với lao động phải nghỉ việc một tháng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ.
c) Thời gian ngừng việc để tính hỗ trợ từ ngày 12 tháng 5 năm 2014 cho đến khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.
Thời gian ngừng việc để tính hỗ trợ không bao gồm thời gian người lao động được cử đi học, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
Thời gian ngừng việc để tính hỗ trợ không bao gồm thời gian người lao động được cử đi học, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thời gian người lao động nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương, nghỉ điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
d) Danh sách người lao động nhận hỗ trợ phải có xác nhận của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
e) Thời gian nhận hỗ trợ của người lao động do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở thỏa thuận.
g) Khoản tiền hỗ trợ người lao động phải ngừng việc được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp.
2. Đối với doanh nghiệp bị thiệt hại phải ngừng sản xuất kinh doanh nhưng đã hoạt động trở lại từ ngày 01 tháng 6 năm 2013 hoặc sẽ hoạt động trở lại trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 nhưng do chủ đi vắng chưa quay trở lại để thanh toán tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 (trước khi ngừng việc) của người lao động.
Doanh nghiệp được tạm ứng từ ngân sách địa phương để trả tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 (trước khi ngừng việc) của người lao động và không phải trả phần lãi suất do trả chậm tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014.
a) Mức ứng ngân sách là tổng tiền lương phải trả người lao động theo danh sách trả lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 của doanh nghiệp (không bao gồm phần lãi suất do trả chậm tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014).
Trường hợp doanh nghiệp không còn hoặc không còn đầy đủ danh sách trả lương tháng 4 và những, ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 của người lao động thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban quản lý Khu công nghiệp, Liên đoàn lao động tỉnh và doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất giải pháp thay thế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
b) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương đối với người lao động có tên trong danh sách trả lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 của doanh nghiệp bao gồm cả lao động đã chốt sổ bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp trước ngày doanh nghiệp hoạt động trở lại hoặc đến ngày doanh nghiệp hoạt động trở lại không quay lại làm việc.
c) Doanh nghiệp thực hiện hoàn trả ngân sách địa phương khi chủ doanh nghiệp trở lại. Khoản tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 trả cho người lao động được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh rà soát tình hình lao động, việc làm, tiền lương cụ thể của doanh nghiệp, tổng hợp, đề xuất biện pháp xử lý với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10 tháng 6 năm 2014.
Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo:
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Liên đoàn lao động tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các sở, ban ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động phải nghỉ việc trong doanh nghiệp bị thiệt hại thuộc địa bàn quản lý; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 7 năm 2014.
- Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ, thủ tục tạm ứng và hoàn trả ngân sách địa phương khoản tiền lương tháng 4 và những ngày đã làm việc trong tháng 5 năm 2014 của người lao động; hạch toán khoản tiền hỗ trợ người lao động vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập của doanh nghiệp.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp danh sách lao động của doanh nghiệp đã chốt sổ bảo hiểm xã hội để hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến ngày doanh nghiệp hoạt động trở lại theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Liên đoàn lao động tỉnh chỉ đạo các Ban chấp hành công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động mức hỗ trợ, thời gian nhận hỗ trợ của người lao động; xác nhận danh sách lao động nhận hỗ trợ của doanh nghiệp; tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động tuân thủ pháp luật, chia sẻ, khắc phục khó khăn cùng doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện có những vướng mắc phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
01 | Văn bản dẫn chiếu |
02 | Văn bản dẫn chiếu |
03 | Văn bản dẫn chiếu |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
Công văn 1861/LĐTBXH-LĐTL thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp bị thiệt hại trả lương
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 1861/LĐTBXH-LĐTL |
Loại văn bản: | Công văn |
Ngày ban hành: | 04/06/2014 |
Hiệu lực: | 04/06/2014 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Doãn Mậu Diệp |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |