hieuluat

Công văn 2937/LĐTBXH-LĐTL áp dụng chế độ cho người lao động

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2937/LĐTBXH-LĐTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Tống Thị Minh
    Ngày ban hành:26/08/2010Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/08/2010Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -----------------
    Số: 2937/LĐTBXH-LĐTL
    V/v: áp dụng chế độ cho người lao động  
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ------------------
    Hà Nội, ngày 26 tháng 08 năm 2010
     
     

    Kính gửi:
    Công ty Hợp tác đào tạo và Xuất khẩu lao động
    (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm, Hà Nội)
     
     
    Trả lời công văn số 82/LETCO-TCTH ngày 12/7/2010 của Công ty Hợp tác đào tạo và Xuất khẩu lao động về việc áp dụng chế độ cho người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
    1. Theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động và Điều 7, Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động thì người lao động làm việc trong các doanh nghiệp chỉ áp dụng chế độ thử việc (do hai bên thỏa thuận trong khoảng thời gian nhất định tùy theo từng loại lao động theo quy định của pháp luật), không có chế độ tập sự như đối với cán bộ, công chức khu vực hành chính, sự nghiệp. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó.
    2. Theo quy định tại Thông tư số 18/2008/TT-BLĐTBXH ngày 16/9/2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 12/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương thì một trong các điều kiện để xét nâng bậc lương hàng năm cho viên chức chuyên môn, nghiệp vụ do Nhà nước quy định là thời gian giữ bậc tối thiểu theo từng ngạch lương (ít nhất 2 năm đối với ngạch cán sự, kỹ thuật viên; 3 năm đối với ngạch từ chuyên viên trở lên). Trong thời gian người lao động nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo chế độ do pháp luật lao động quy định, người lao động vẫn được xếp lương theo các bậc lương, hệ số lương để tính các chế độ theo quy định của pháp luật, vì vậy cũng được tính là thời gian giữ bậc lương để xét nâng bậc lương cho người lao động. Tuy nhiên, nội dung này phải được thể hiện trong quy chế nâng bậc lương, ngạch lương của công ty.
    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty Hợp tác đào tạo và Xuất khẩu lao động được biết.
     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Lưu: VP, Vụ LĐTL(3).
    TL. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG



    Tống Thị Minh
     
     
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X