hieuluat

Công văn 3170/LĐTBXH-LĐTL trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:3170/LĐTBXH-LĐTLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Tống Thị Minh
    Ngày ban hành:22/09/2011Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:22/09/2011Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Chính sách
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    ---------------------
    Số: 3170/LĐTBXH-LĐTL
    V/v: Trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------------
    Hà Nội, ngày 22 tháng 09 năm 2011
     
    Kính gửi:
    Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế
    Liên đoàn Lao động Tp. Hồ Chí Minh
     
    Trả lời công văn số 51/CĐK ngày 04/8/2011 của Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế - Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh về chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
    Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động đó đến khi bị mất việc làm. Trường hợp, người lao động trước đó có thời gian làm việc ở khu vực nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm, thì thời gian đó chỉ được tính để nhận trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Khoản trợ cấp thôi việc này do Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm của đơn vị mà người lao động bị mất việc làm trả cùng trợ cấp mất việc làm.
    Như vậy, đối với người lao động làm việc ở công ty nhà nước, sau đó công ty nhà nước này cổ phần hóa thành công ty cổ phần mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc và bị mất việc làm ở công ty cổ phần thì chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc làm đối với người lao động như sau:
    1. Thời gian người lao động làm việc tại các công ty nhà nước mà chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì được tính trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
    Cách tính trả trợ cấp thôi việc cụ thể thực hiện theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH ngày 26/5/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
    2. Thời gian người lao động làm việc tại công ty cổ phần cho đến khi bị mất việc làm được tính trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật Lao động, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.
    Tiền lương và cách tính trả trợ cấp mất việc làm cụ thể theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ và Thông tư số 39/2009/TT-BLĐTBXH ngày 18/1/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
    Theo ví dụ, bà A làm việc ở công ty nhà nước, sau đó công ty nhà nước này cổ phần hóa thành công ty cổ phần mà bà A vẫn tiếp tục làm việc và bị mất việc làm ở công ty cổ phần thì thời gian bà A làm việc tại công ty nhà nước (chưa được nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm) được tính để hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Lao động. Công ty cổ phần có trách nhiệm trợ cấp thôi việc cho bà A đối với thời gian này, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.
    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công đoàn khối cơ sở Bộ Y tế biết và hướng dẫn người lao động thực hiện theo đúng quy định./.
     

     Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Sở LĐTBXH Tp. Hồ Chí Minh (để biết);
    - Lưu VT, Vụ LĐTL.
    TL. BỘ TRƯỞNG
    VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG - TIỀN LƯƠNG


    Tống Thị Minh
  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X