hieuluat

Công văn 801/LĐTBXH-TTrCS hướng dẫn công tác thanh tra năm 2003

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:801/LĐTBXH-TTrCSNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Công vănNgười ký:Nguyễn Đình Liêu
    Ngày ban hành:20/03/2003Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/03/2003Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • Công văn

    CÔNG VĂN

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 801/LĐTBXH-TTRCS NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2003
    VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2003

     

    Kính gửi: Đ/c Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

    Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

     

    Căn cứ chương trình công tác ngành Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2003 và định hướng công tác năm 2003 của Thanh tra Nhà nước, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung công tác thanh tra chính sách Lao động - Xã hội năm 2003 như sau:

     

    I- MỤC TIÊU CHUNG

     

    Công tác thanh tra chính sách Lao động - Xã hội năm 2003 cần bám sát yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ, của Tỉnh uỷ, Thành uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ về Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương.

     

    II- ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC

     

    1- Công tác thanh tra.

    1.1- Công tác thanh tra lao động.

    - Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của công tác thanh tra chính sách lao động hàng năm. Tuỳ theo tình thình của từng địa phương để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu quản lý khi tiến hành thanh tra. Trong năm 2003, cần chú ý thanh tra tại các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các làng nghề với các nội dung cần quan tâm như tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi,...

    - Thanh tra các đơn vị, cơ sở dạy nghề trên địa bàn về công tác quản lý, thực hiện kinh phí chương trình mục tiêu; quản lý, cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề; công tác tuyển sinh; công tác đào tạo, quản lý, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề,...

    - Thanh tra việc thực hiện đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài tại các doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu lao động, cơ sở đào tạo giáo dục định hướng lao động xuất khẩu thuộc địa phương quản lý. Tham gia phối hợp với thanh tra Cục quản lý lao động với nước ngoài thanh tra tại các doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp của các Bộ, ngành, địa phương khác có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn về tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, thu nộp kinh phí, thanh lý hợp đồng đối với người lao động. Đối với các quận huyện, thị xã, thành phố, thuộc địa phương về công tác chuẩn bị, giới thiệu nguồn lao động. Theo dõi, phát hiện, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân đưa người đi lao động ở nước ngoài trái pháp luật.

    - Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm.

    1.2 - Công tác thanh tra chính sách xã hội:

    - Thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, đi sâu vào nội dung xác nhận người có công theo Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28-5-2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định 26/2000/QĐ-TTg ngày 23-2-2000 và Quyết định 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

    - Thực hiện thanh tra một số nội dung có tính bức xúc về Bảo trợ xã hội, Cứu trợ xã hội và Phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn.

    2- Công tác giải quyết thư đơn khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân.

    - Thực hiện việc giải quyết thư đơn khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật.

    - Có kế hoạch giải quyết tích cực, dứt điểm các vụ việc khiếu nại kéo dài không để tồn đọng gây hậu quả xấu.

    - Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, thực hiện đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo về tiếp công dân.

    - Qua công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công khai, dân chủ trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội

    3- Công tác xây dựng lực lượng

    - Tiếp tục củng cố, tăng cường lực lượng thanh tra Sở (cả Thanh tra chính sách lao động - xã hội và Thanh tra kỹ thuật an toàn), nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra; bố trí cho cán bộ, thanh tra viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Thanh tra Nhà nước tổ chức.

    - Thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định.

     

    III- KẾ HOẠCH CỦA THANH TRA CHÍNH SÁCH
    LAO ĐỘNG - Xà HỘI CỦA BỘ NĂM 2003

     

    Để nâng cao hiệu quả công tác, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của Ngành, Bộ thông báo kế hoạch công tác thanh tra năm 2003 của Thanh tra chính sách Lao động - Xã hội của Bộ để các địa phương chủ động phối, kết hợp thực hiện nhiệm vụ:

    1- Công tác thanh tra các doanh nghiệp thực hiện quy định của pháp luật lao động.

    - Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Gia Lai, Kon Tum, Vĩnh Long, Tiền Giang.

    - Phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam kiểm tra việc thực hiện Luật Công đoàn và Bộ Luật Lao động tại một số doanh nghiệp.

    2- Thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

    Thanh tra việc thực hiện Thông tư 09/2001/TT-BLĐTBXH ngày 28-5-2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Quyết định 26/2000/QĐ-TTg ngày 23-2-2000 và Quyết định 104/1999/QĐ-TTg ngày 14/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Nam Định, Hải Phòng, Hà Tây.

    3- Thanh tra việc thực hiện các chính sách xã hội.

    - Thanh tra việc thực hiện công tác quản lý, chi trả bảo hiểm xã hội tại các tỉnh, thành phố: Hoà Bình, Long An.

    - Kết hợp với thanh tra Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em thanh tra một số nội dung liên quan đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (thuộc nhóm yếu thế trong xã hội).

    4- Thanh tra việc thực hiện đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

    Thanh tra một số doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (theo kế hoạch của Cục QLLĐ với NN); kiểm tra một số cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu; kiểm tra việc thực hiện tuyển chọn, cung ứng lao động cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đi Malaysia của 2 địa phương làm thí điểm là: Hải Dương, Phú Thọ; kiểm tra việc quản lý lao động tại một số nước.

    5- Thanh tra các Sở LĐTBXH về thực hiện về thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

    Thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý thư đơn của các Sở LĐTBXH: Tuyên Quang, Cần Thơ, Kiên Giang, Nghệ An, Thái Bình, Bình Định.

    6- Phối hợp với Thanh tra Tổng cục Dạy nghề thanh tra một số trường nghề, cơ sở dạy nghề (theo kế hoạch của Tổng cục Dạy nghề).

    7- Phối hợp với một số vụ, ban liên quan trong Bộ tiến hành thanh tra một số Dự án xây dựng cơ bản theo Quyết định 273 của Thủ tướng Chính phủ.

    8- Thanh tra các đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ Bộ giao.

    Thanh tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ: Trung tâm BTXH Đoan Hùng, Trung tâm điều dưỡng tâm thần Phú Thọ;

    Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở quyết định kế hoạch năm 2003 của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch phối hợp với Thanh tra chính sách Lao động - Xã hội của Bộ nhằm hoàn thành nhiệm vụ chung của Ngành năm 2003.

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X