hieuluat

Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:4401/LĐTBXH-ATLĐNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Hướng dẫnNgười ký:Doãn Mậu Diệp
    Ngày ban hành:03/11/2016Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:03/11/2016Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -------
    Số: 4401/LĐTBXH-ATLĐ
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2016
     
    HƯỚNG DẪN
     
     
    Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 về việc tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) từ năm 2017; căn cứ vào thực tế công tác ATVSLĐ và tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN) trong thời gian qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1 với các nội dung cụ thể như sau:
    1. Mục đích
    - Nhằm nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, thực thi có hiệu quả Luật An toàn vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
    - Đẩy mạnh thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh; cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc sức khỏe người lao động; chủ động phòng ngừa, giảm ô nhiễm môi trường lao động, hạn chế tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
    2. Yêu cầu: Đảm bảo thiết thực, hiệu quả, huy động được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động trong cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực không có quan hệ lao động.
    Qua các báo cáo tổng hợp, phân tích về tai nạn lao động chết người trong những năm qua cho thấy một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn lao động xảy ra là do người lao động không được huấn luyện hoặc huấn luyện không đầy đủ các kiến thức, kỹ năng làm việc ATVSLĐ. Công tác huấn luyện ATVSLĐ không chỉ cung cấp các lý thuyết về ATVSLĐ mà cần chú trọng vào việc huấn luyện thực hành, huấn luyện các kỹ năng tự đánh giá rủi ro, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động. Đó chính là biện pháp hiệu quả và ít tốn kém nhằm phòng ngừa và hạn chế các tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra. Với ý nghĩa đó, Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1 năm 2017 sẽ có chủ đề là “Thúc đẩy công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động để phòng ngừa các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.
    - Thời gian tổ chức: Tháng hành động về ATVSLĐ lần thứ 1 được tổ chức từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 5 năm 2017.
    - Phạm vi triển khai: trên phạm vi toàn quốc
    1. Tổ chức Lễ phát động Tháng hành động ATVSLĐ
    a) Tại Trung ương: Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương giao UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ của quốc gia lần thứ 1.
    - Thời gian tổ chức:Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ của quốc gia sẽ được tổ chức vào ngày 06 tháng 5 năm 2017 (Thứ 7).
    - Địa điểm tổ chức: tại Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, thành phố Hà Nội. Quy mô: từ 1.000 - 1.500 người.
    - Thời lượng của Lễ phát động: từ 60 - 90 phút
    b) Tại các bộ, ngành, địa phương: tổ chức Lễ phát động hoặc các hoạt động cụ thể, thiết thực phù hợp với điều kiện của bộ ngành, địa phương để hưởng ứng Tháng hành động. Nội dung tổ chức theo hướng dẫn tại Mục IV.2 dưới đây.
    2. Các hoạt động tổ chức trong Tháng hành động ATVSLĐ
    2.1. Tại các bộ, ngành, địa phương
    a) Các hoạt động truyền thông về ATVSLĐ
    - Xây dựng, gửi, phát các thông điệp, tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền chủ đề, nội dung hoạt động của Tháng hành động (mục đích, ý nghĩa, vai trò của công tác huấn luyện ATVSLĐ...); tuyên truyền về Luật An toàn,vệ sinh lao động.
    - Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn huấn luyện ATVSLĐ phù hợp với từng nhóm đối tượng; các hướng dẫn cụ thể về các quy trình, kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động.
    - Cung cấp các tài liệu, thông tin cần truyền thông cho các cơ quan thông tin đại chúng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông ATVSLĐ, các tương tác trên internet, điện thoại di động, các trang mạng xã hội.
    - Phát động các cuộc thi, chiến dịch truyền thông về thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ, thực thi Luật ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.
    b) Các hoạt động kiểm tra, thanh tra về ATVSLĐ
    - Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo chuyên ngành hoặc liên ngành về ATVSLĐ trong Tháng hành động ATVSLĐ.
    - Nội dung kiểm tra, thanh tra tập trung vào các ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc thực hiện các quy định pháp luật ATVSLĐ, công tác huấn luyện ATVSLĐ; việc sử dụng, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ trong các tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh.
    c) Khen thưởng về ATVSLĐ
    - Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng và tình hình thực tiễn, các bộ, ngành, địa phương xem xét, tổ chức khen thưởng về ATVSLĐ cho các tập thể và cá nhân có những kết quả, thành tích xuất sắc về ATVSLĐ trong năm 2016; xem xét, tổ chức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ-PCCN những năm qua (nếu có) trong dịp tổ chức Tháng hành động.
    - Đối với các hình thức khen thưởng ATVSLĐ thuộc thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động lập hồ sơ đề nghị khen thưởng theo tuyến trình khen và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/01/2017 để xem xét, quyết định.
    d) Tổ chức một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ, hoạt động cộng đồng có sự tham gia của doanh nghiệp, người lao động
    Tùy theo điều kiện, tình hình thực tế, các bộ, ngành, địa phương tổ chức một số hoạt động chuyên đề về ATVSLĐ hướng vào chủ đề, nội dung của Tháng hành động năm nay như:
    - Tổ chức các hoạt động tư vấn, cử chuyên gia xuống huấn luyện, hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động; hướng dẫn xây dựng nội quy, quy trình làm việc an toàn; hướng dẫn, tư vấn cải thiện điều kiện lao động; tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động làm việc trong khu vực không có quan hệ lao động.
    - Tổ chức các cuộc tọa đàm, đối thoại chính sách, hội nghị, hội thảo chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ; về thực thi hiệu quả Luật ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh.
    - Tổ chức khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
    - Tổ chức một số hoạt động xã hội, cộng đồng lồng ghép về ATVSLĐ như: thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền về ATVSLĐ.
    2.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh
    Duy trì các hoạt động thường xuyên về ATVSLĐ theo quy định pháp luật và tập trung vào một số nội dung cơ bản như sau:
    - Xây dựng chương trình hành động cụ thể về ATVSLĐ và tổ chức triển khai thực hiện trong cơ sở sản xuất kinh doanh;
    - Rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng, chống cháy, nổ tại các bộ phận, phân xưởng; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động đối với từng máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ;
    - Rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn cho các nhóm đối tượng cần phải huấn luyện, người lao động theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;
    - Tổ chức các hoạt động thực hành, thao diễn xử lý sự cố kỹ thuật về ATVSLĐ; thực hành sơ cấp cứu tai nạn lao động;
    - Phát động các phong trào thi đua, ký giao ước thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội; tổ chức các cuộc thi, sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ.
    - Tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép nội dung tuyên truyền về ATVSLĐ...
    1. Duy trì các hoạt động về ATVSLĐ theo quy định của pháp luật; tiếp tục tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ cho người lao động theo chủ đề, nội dung đã đặt ra trong Tháng hành động để tạo ý thức, nề nếp, thói quen tuân thủ các quy định về ATVSLĐ cho người lao động.
    2. Tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ trước khi làm việc và thường xuyên trong quá trình lao động; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe người lao động, khám sức khỏe định kỳ và khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho người lao động; thường xuyên kiểm tra, cải thiện điều kiện lao động, quan trắc môi trường lao động và có các biện pháp khắc phục ngay khi các điều kiện lao động không bảo đảm an toàn cho người lao động.
    3. Triển khai thực hiện các chương trình hành động về ATVSLĐ theo kế hoạch đề ra; tiếp tục triển khai và tổng kết các cuộc thi, các phong trào thi đua về ATVSLĐ.
    4. Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Tháng hành động lần thứ 1; khen thưởng những đơn vị và cá nhân thực hiện tốt các hoạt động Tháng hành động; phê bình những đơn vị, cá nhân làm chưa tốt hoặc chưa đạt yêu cầu.
    VI. Tổ chức thực hiện
    1. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan
    Đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức các hoạt động phù hợp, thiết thực để hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động; tổng kết, đánh giá kết quả triển khai Tháng hành động lần thứ 1.
    2. Các địa phương
    - Chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động thiết thực trong Tháng hành động theo nội dung hướng dẫn tại Mục IV; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức, thực hiện ở các đơn vị, cơ sở trực thuộc.
    - Chỉ đạo việc tổ chức, phối hợp liên ngành trong triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ trên địa bàn;
    - Bố trí kinh phí để tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động phù hợp, thiết thực với điều kiện của địa phương.
    - Quan tâm, chú trọng mở rộng triển khai các hoạt động trong Tháng hành động tới các cấp quận, huyện, xã, trong cả khu vực có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động tại địa phương.
    - Treo, dán, phát hành các pano, áp phích, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền cụ thể về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về ATVSLĐ.
    - Tổng kết, đánh giá và báo cáo kết quả triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ.
    3. Các Tập đoàn, Tổng công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh
    - Căn cứ vào các nội dung hoạt động Tháng hành động theo hướng dẫn tại Mục IV xây dựng chương trình, kế hoạch chi tiết triển khai Tháng hành động của đơn vị, cơ sở.
    - Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thành viên tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động.
    - Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động lần thứ 1 với các cơ quan có thẩm quyền quản lý.
    1. Đối với các bộ, ngành, địa phương: Kinh phí tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
    2. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: xây dựng kế hoạch, kinh phí triển khai Tháng hành động trong kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động hàng năm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
    Các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty gửi kế hoạch tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (trước ngày 30/01/2017) và báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (trước ngày 30/7/2017) về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
     

     Nơi nhận:
    - Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
    - Phó TTCP Vũ Đức Đam (để b/c);
    - Bộ trưởng (để b/c);
    - Các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Thanh tra Bộ LĐTBXH;
    - Lưu: VT, ATLĐ.
    KT. BỘ TRƯỞNG
    THỨ TRƯỞNG




    Doãn Mậu Diệp
     
    PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG LẦN THỨ 1 NĂM 2017
    (Kèm theo Hướng dẫn số 4401/LĐTBXH-ATLĐ ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
     
     
    1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
    - Xây dựng, ban hành hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
    - Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương phối hợp với các ngành có liên quan triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ.
    - Phối hợp với địa phương trọng điểm và các bộ, ngành có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể tổ chức Lễ phát động Tháng hành động trình Ban chỉ đạo; chuẩn bị nội dung họp Ban chỉ đạo, họp báo về triển khai Tháng hành động và công bố số liệu về tình hình TNLĐ, BNN trong Tháng hành động.
    - Xây dựng nội dung, tài liệu hướng dẫn truyền thông trong Tháng hành động (in, phát hành tới các địa phương, doanh nghiệp hoặc đăng tải mẫu trên website của Cục An toàn lao động: antoanlaodong.gov.vn); chủ trì hoặc phối hợp tổ chức 2-3 đoàn thanh tra, kiểm tra trọng điểm trong một số ngành, nghề, lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao về tai nạn lao động; kiểm tra, đôn đốc công tác triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ.
    - Tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ của các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước.
    2. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội - địa phương trọng điểm tổ chức Tháng hành động
    - Thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, các tiểu ban giúp việc và phân công trách nhiệm tới các sở, ban, ngành, các quận, huyện của thành phố trong tổ chức Lễ phát động và các hoạt động của Tháng hành động; đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm cho đại biểu khi tham dự Lễ phát động tại Hà Nội.
    - Chủ động lập kế hoạch, dự toán kinh phí để triển khai Lễ phát động Tháng hành động và triển khai Kế hoạch Tháng hành động của địa phương, đề xuất cấp có thẩm quyền tại địa phương phê duyệt.
    - Chủ động và thường xuyên phối hợp với BCĐ Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan để tổ chức tốt Lễ phát động và các hoạt động trong Tháng hành động ATVSLĐ.
    - Chủ động đề xuất khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc về công tác ATVSLĐ trình Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Chính phủ để khen thưởng trong Tháng hành động;
    - Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, huấn luyện về ATVSLĐ cho DN, người lao động cả trong khu vực có quan hệ và không có quan hệ lao động, hạn chế thấp nhất các TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong Tháng hành động; mở rộng hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn về các quyền, nghĩa vụ của người lao động trên hệ thống các đài phát thanh quận, huyện, xã, phường, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của TP Hà Nội dành thời lượng phù hợp để tuyên truyền về Lễ phát động, các điển hình tốt trong công tác ATVSLĐ cũng như phê phán, phản ánh các thực trạng, các cơ sở đơn vị làm chưa tốt công tác ATVSLĐ trên địa bàn thành phố.
    - Phát động các phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu về Luật ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Các cuộc thi, phong trào cần phát động sớm ngay từ Quí I năm 2017 để đảm bảo tính tuyên truyền sâu, rộng và tạo được sức lan tỏa lớn.
    - Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên đề về ATVSLĐ, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra các công trình xây dựng, công trình giao thông, khu tiếp giáp với dân cư, đông người qua lại; việc tổ chức, thực hiện công tác huấn luyện về ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức dịch vụ huấn luyện ATVSLĐ.
    - Tổ chức các diễn đàn, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh điển hình, có thành tích tốt trong công tác ATVSLĐ; tổ chức thăm hỏi động viên các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN nhằm nhắc nhở người lao động nêu cao ý thức phòng tránh TNLĐ.
    3. Bộ Y tế
    Đề nghị Bộ Y tế thông tin, tuyên truyền về công tác vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với BCĐ Trung ương, Bộ Lao động  Thương binh và Xã hội, các bộ ngành liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động của quốc gia và một số hoạt động thiết thực hưởng ứng của Tháng hành động như tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về bệnh nghề nghiệp trong tình hình hiện nay...
    4. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
    Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp, cung cấp số liệu có liên quan tại buổi họp báo; phối hợp với BCĐ Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động của quốc gia; tổ chức một số hoạt động thiết thực hưởng ứng Tháng hành động như tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Luật ATVSLĐ, thi an toàn vệ sinh viên giỏi; tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân và gia đình nạn nhân bị TNLĐ, BNN...
    5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Vit Nam
    Đề nghị Phòng Thương mại công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác Xã Việt Nam phối hợp với BCĐ Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động của quốc gia và một số hoạt động thiết thực như tuyên truyền, tập huấn, huấn luyện về ATVSLĐ cho các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tư nhân, các hợp tác xã.
    6. Hội Nông dân Việt Nam
    Đề nghị Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ban chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành có liên quan tổ chức Lễ phát động Tháng hành động của quốc gia; tổ chức một số hoạt động thiết thực hưởng ứng của Tháng hành động như tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu các quy định về ATVSLĐ có liên quan; tổ chức thi, giao lưu sân khấu hóa theo các chuyên đề phù hợp với nông dân như an toàn trong sử dụng điện, máy nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật./.
  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Hướng dẫn 4401/LĐTBXH-ATLĐ triển khai tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động lần thứ 1 năm 2017

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:4401/LĐTBXH-ATLĐ
    Loại văn bản:Hướng dẫn
    Ngày ban hành:03/11/2016
    Hiệu lực:03/11/2016
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Doãn Mậu Diệp
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X