hieuluat

Nghị định 153/2018/NĐ-CP chính sách điều chỉnh lương hưu với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ 2018 đến 2021

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:1035&1036-11/2018
    Số hiệu:153/2018/NĐ-CPNgày đăng công báo:15/11/2018
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày ban hành:07/11/2018Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:24/12/2018Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm

    Tóm tắt văn bản

    Ngày 7/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018-2021 có thời gian đóng BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

    Theo đó, lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/12/2021 mà có từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng tùy thuộc vào thời gian đã đóng BHXH và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cộng với mức điều chỉnh.

  • CHÍNH PHỦ
    -------

    Số: 153/2018/NĐ-CP

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2018

     

     

    NGHỊ ĐỊNH

    QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG HƯU ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ BẮT ĐẦU HƯỞNG LƯƠNG HƯU TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2021THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ ĐỦ 20 NĂM ĐẾN 29 NĂM 6 THÁNG

     

    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm 2014;

    Căn cứ Nghị quyết số 64/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng, bị tác động bất lợi hơn so với lao động nam do thay đổi cách tính lương hưu theo quy định của Luật bảo him xã hội năm 2014 so với Luật bảo hiểm xã hội năm 2006.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    Lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng.

    Điều 3. Mức điều chỉnh

    1. Lao động nữ quy định tại Điều 2 Nghị định này tùy thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, mức lương hưu được điều chỉnh bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cộng với mức điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Mức điều chỉnh được tính bằng mức lương hưu tính theo quy định tại khoản 2 Điều 56 hoặc khoản 2 Điều 74 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu nhân với tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cụ thể như sau:

    Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

    Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu:

    Năm 2018

    Năm 2019

    Năm 2020

    Năm 2021

    20 năm

    7,27%

    5,45%

    3,64%

    1,82%

    20 năm 01 tháng - 20 năm 06 tháng

    7,86%

    5,89%

    3,93%

    1,96%

    20 năm 07 tháng - 21 năm

    8,42%

    6,32%

    4,21%

    2,11%

    21 năm 01 tháng - 21 năm 06 tháng

    8,97%

    6,72%

    4,48%

    2,24%

    21 năm 07 tháng - 22 năm

    9,49%

    7,12%

    4,75%

    2,37%

    22 năm 01 tháng - 22 năm 06 tháng

    10,00%

    7,50%

    5,00%

    2,50%

    22 năm 7 tháng - 23 năm

    10,49%

    7,87%

    5,25%

    2,62%

    23 năm 01 tháng - 23 năm 06 tháng

    10,97%

    8,23%

    5,48%

    2,74%

    23 năm 07 tháng - 24 năm

    11,43%

    8,57%

    5,71%

    2,86%

    24 năm 01 tháng - 24 năm 06 tháng

    11,88%

    8,91%

    5,94%

    2,97%

    24 năm 07 tháng - 25 năm

    12,31%

    9,23%

    6,15%

    3,08%

    25 năm 01 tháng - 25 năm 06 tháng

    10,91%

    8,18%

    5,45%

    2,73%

    25 năm 07 tháng - 26 năm

    9,55%

    7,16%

    4,78%

    2,39%

    26 năm 01 tháng - 26 năm 06 tháng

    8,24%

    6,18%

    4,12%

    2,06%

    26 năm 07 tháng - 27 năm

    6,96%

    5,22%

    3,48%

    1,74%

    27 năm 01 tháng - 27 năm 06 tháng

    5,71%

    4,29%

    2,86%

    1,43%

    27 năm 07 tháng - 28 năm

    4,51%

    3,38%

    2,25%

    1,13%

    28 năm 01 tháng - 28 năm 06 tháng

    3,33%

    2,50%

    1,67%

    0,83%

    28 năm 07 tháng - 29 năm

    2,19%

    1,64%

    1,10%

    0,55%

    29 năm 01 tháng - 29 năm 06 tháng

    1,08%

    0,81%

    0,54%

    0,27%

    3. Mức lương hưu sau điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ đtính điều chỉnh ở những lần điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội.

    Đối với lao động nữ quy định tại Điều 2 Nghị định này bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 6 năm 2018 thì thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này trước, sau đó thực hiện được điều chỉnh theo quy định tại Nghị định số 88/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

    Điều 4. Thời điểm điều chỉnh

    1. Thời điểm thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này được tính từ tháng lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu.

    2. Đối với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày được nhận lương hưu mới theo quy định tại Nghị định này, được truy lĩnh phần lương hưu chênh lệch tăng thêm giữa mức lương hưu trước và sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Nghị định này.

    Điều 5. Kinh phí thực hiện

    Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm kinh phí điều chỉnh theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này.

    Điều 6. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 12 năm 2018.

    Điều 7. Trách nhiệm tổ chức thi hành

    1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an thực hiện điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này.

    a) Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm cả những trường hợp đã được Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an giải quyết hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    b) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an giải quyết điều chỉnh lương hưu theo quy định tại Nghị định này đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý bắt đầu hưởng lương hưu từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    Hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc
    trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban trung ương Mặt
    trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

    các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: VT, KTTH (2b).KN

    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG





    Nguyễn Xuân Phúc

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13
    Ban hành: 20/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Tổ chức Chính phủ của Quốc hội, số 76/2015/QH13
    Ban hành: 19/06/2015 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị quyết 64/2018/QH14 của Quốc hội về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
    Ban hành: 15/06/2018 Hiệu lực: 15/06/2018 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Bảo hiểm xã hội của Quốc hội, số 58/2014/QH13
    Ban hành: 20/11/2014 Hiệu lực: 01/01/2016 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản được hướng dẫn
    05
    Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 153/2018/NĐ-CP chính sách điều chỉnh lương hưu với lao động nữ bắt đầu hưởng lương hưu từ 2018 đến 2021

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:153/2018/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:07/11/2018
    Hiệu lực:24/12/2018
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Bảo hiểm
    Ngày công báo:15/11/2018
    Số công báo:1035&1036-11/2018
    Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X