hieuluat

Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:299&300-03/2015
    Số hiệu:21/2015/NĐ-CPNgày đăng công báo:09/03/2015
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày ban hành:14/02/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/04/2015Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  •  

    CHÍNH PHỦ
    -------
    Số: 21/2015/NĐ-CP
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
    ------------------
    Hà Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2015
     
     
    NGHỊ ĐỊNH
    QUY ĐỊNH VỀ NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH, MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH, SÂN KHẤU VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN KHÁC
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;
    Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
    Chính phủ ban hành Nghị định quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.
     
    Chương l. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    Nghị định này quy định về nhuận bút, thù lao đối với việc sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng
    Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    1. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.
    2. Nhuận bút khuyến khích là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả thêm cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nhằm khuyến khích sáng tạo tác phẩm thuộc loại đề tài và những trường hợp đặc biệt quy định tại Nghị định này.
    3. Thù lao là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến sáng tạo tác phẩm.
    Điều 4. Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao
    1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.
    2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.
    3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.
    4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.
    5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.
    6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
     
    Chương II. NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
     
    Điều 5. Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh
    Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh (phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim phóng sự, phim hoạt hình), không phân biệt vật liệu ghi hình, căn cứ vào thể loại, chất lượng, được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm điện ảnh theo tỷ lệ phần trăm (%) của chi phí sản xuất được duyệt như sau:
    1. Phim truyện
     

     

    STT
    Chức danh
    Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất
    1
    Biên kịch
    2,25 - 2,75
    2
    Đạo diễn
    2,50 - 3,00
    3
    Đạo diễn hình ảnh
    1,70 - 2,10
    4
    Thiết kế âm thanh
    1,70 - 2,10
    5
    Người làm kỹ xảo
    0,80 - 1,10
    6
    Người dựng phim
    0,70 - 0,80
    7
    Nhạc sĩ
    1,50 - 1,90
    8
    Họa sĩ
    1,00 - 1,20
    9
    Người làm hóa trang
    0,80 -1,10
    2. Phim tài liệu, phim khoa học
     

     

    STT
    Chức danh
    Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất
    1
    Biên kịch
    4,21 - 5,50
    2
    Đạo diễn
    4,21 - 5,50
    3
    Quay phim
    2,15 - 3,00
    4
    Người dựng phim
    0,43 - 0,80
    5
    Thiết kế âm thanh
    0,86 - 1,40
    6
    Nhạc sĩ
    0,86 - 1,40
    7
    Họa sĩ
    1,00 - 1,50
    3. Phim phóng sự
     

     

    STT
    Chức danh
    Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất
    1
    Biên kịch
    2,70 - 3,20
    2
    Đạo diễn
    2,70 - 3,20
    3
    Quay phim
    2,20 - 2,50
    4
    Người dựng phim
    0,30 - 0,40
    5
    Nhạc sĩ
    0,60 - 0,70
    4. Phim hoạt hình

     

    STT
    Chức danh
    Tỷ lệ phần trăm (%) chi phí sản xuất
    1
    Biên kịch
    3,65 - 4,95
    2
    Đạo diễn
    3,65 - 4,95
    3
    Quay phim
    1,80 - 2,50
    4
    Người dựng phim
    0,33 - 0,53
    5
    Thiết kế âm thanh
    0,86 - 1,40
    6
    Nhạc sĩ
    1,30 - 1,80
    7
    Họa sĩ chính
    2,70 - 3,70
    8
    Họa sĩ dàn cảnh - diễn xuất
    2,50 - 3,50
    9
    Họa sĩ trang trí phông
    0,50 - 1,00
    Điều 6. Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh
    1. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học, sân khấu và các loại hình tác phẩm thể hiện dưới hình thức tương tự khác sang kịch bản điện ảnh thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 60% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 5 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
    2. Tác giả tác phẩm điện ảnh dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số được hưởng thêm nhuận bút khuyến khích bằng 5% đến 10% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại.
    3. Bên sử dụng tác phẩm trả thù lao cho diễn viên điện ảnh và nhuận bút, thù lao cho các chức danh nghề nghiệp thuộc các trường hợp khác chưa được quy định tại Điều 5 Nghị định này thông qua hợp đồng thỏa thuận.
    4. Trường hợp tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất cao do các yêu cầu đặc biệt của thiết bị, vật liệu hoặc chi phí lớn khi quay bối cảnh tại nước ngoài, thì mức nhuận bút, thù lao cao nhất không quá 2 lần mức nhuận bút, thù lao của tác phẩm điện ảnh có chi phí sản xuất bình quân được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
     
    Chương III. NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM MỸ THUẬT, NHIẾP ẢNH
     
    Điều 7. Nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật
    1. Bên sử dụng tác phẩm mẫu thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mức nhuận bút theo tỉ lệ phần trăm (%) giá thành tác phẩm, không quá các mức được quy định như sau:
    a) Đối với tác phẩm có giá thành đến 10.000 triệu đồng
     

     

    STT
    Giá thành tác phẩm (triệu đồng)
    Tỉ lệ phần trăm (%) giá thành tác phẩm
    1
    Đến 1
    60
    2
    Từ 1 đến 5
    60 - 40
    3
    Từ 5 đến 10
    40 - 28
    4
    Từ 10 đến 20
    28 - 27
    5
    Từ 20 đến 30
    27 - 26
    6
    Từ 30 đến 40
    26 - 25
    7
    Từ 40 đến 50
    25 - 24
    8
    Từ 50 đến 60
    24 - 23
    9
    Từ 60 đến 70
    23 - 22
    10
    Từ 70 đến 80
    22 - 21
    11
    Từ 80 đến 90
    21 - 20
    12
    Từ 90 đến 100
    20 - 19
    13
    Từ 100 đến 200
    19 - 18
    14
    Từ 200 đến 300
    18 - 17
    15
    Từ 300 đến 400
    17 - 16
    16
    Từ 400 đến 500
    16 - 15
    17
    Từ 500 đến 600
    15 - 14
    18
    Từ 600 đến 700
    14 - 13
    19
    Từ 700 đến 800
    13 - 12
    20
    Từ 800 đến 900
    12 - 11
    21
    Từ 900 đến 1.000
    11 - 9,9
    22
    Từ 1.000 đến 2.000
    9,9 - 8,9
    23
    Từ 2.000 đến 3.000
    8,9 - 8,0
    24
    Từ 3.000 đến 4.000
    8,0 - 7,2
    25
    Từ 4.000 đến 5.000
    7,2 - 6,5
    26
    Từ 5.000 đến 6.000
    6,5 - 5,9
    27
    Từ 6.000 đến 7.000
    5,9 - 5,4
    28
    Từ 7.000 đến 8.000
    5,4 - 5,0
    29
    Từ 8.000 đến 9.000
    5,0 - 4,7
    30
    Từ 9.000 đến 10.000
    4,7 - 4,5
    b) Đối với tác phẩm có giá thành trên 10.000 triệu đồng, nhuận bút được tính bằng mức nhuận bút của tác phẩm có giá thành 10.000 triệu đồng và 1% của phần giá thành tác phẩm vượt quá 10.000 triệu đồng.
    2. Trường hợp tác giả chỉ vẽ mẫu, chưa thể hiện thành tác phẩm mẫu thì tác giả vẽ mẫu hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều này, phần còn lại được trả cho những người khác dựa vào mẫu vẽ để thể hiện thành tác phẩm mẫu.
    3. Tác giả tác phẩm mỹ thuật phái sinh theo quy định của pháp luật được hưởng từ 40% đến 55% mức nhuận bút quy định tại Khoản 1 Điều này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm gốc.
    Điều 8. Nhuận bút đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được sử dụng để trưng bày, triển lãm
    1. Bên sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trả nhuận bút cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả như sau:
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Quy mô trưng bày, triển lãm
    Tác phẩm mỹ thuật
    Tác phẩm nhiếp ảnh
    1
    Quốc tế
    1,00 - 1,80
    0,80 - 1,20
    2
    Quốc gia
    1,00 - 1,50
    0,80 - 1,00
    3
    Khu vực
    0,60 - 0,75
    0,40 - 0,50
    4
    Tỉnh, thành phố
    0,50 - 0,60
    0,30 - 0,40
    5
    Ngành
    0,50 - 0,60
    0,30 - 0,40
    2. Trường hợp sử dụng tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh để trưng bày, triển lãm trong các hoạt động từ thiện, liên hoan, giao lưu hoặc các hoạt động khác không mang tính thương mại, mức nhuận bút do bên sử dụng thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
     
    Chương lV. NHUẬN BÚT, THÙ LAO ĐỐI VỚI TÁC PHẨM SÂN KHẤU VÀ CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN KHÁC
     
    Điều 9. Hình thức thanh toán nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
    Bên sử dụng tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thanh toán mức nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao hoặc theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn.
    Điều 10. Nhuận bút, thù lao theo khung nhuận bút, thù lao
    1. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Quy mô
    Chức danh
    Tiểu phẩm (đến 20 phút)
    Vở ngắn (từ 21 đến 45 phút)
    Vở vừa (từ 46 đến 105 phút)
    Vở dài (trên 105 phút)
    1
    Biên kịch
    12,0 - 54,0
    20,7 - 99,4
    41,4 - 123,4
    62,9 - 145,8
    2
    Đạo diễn
    8,0 - 36,0
    13,8 - 66,3
    27,6 - 82,3
    41,9 - 97,2
    3
    Biên đạo múa
    2,0 - 9,0
    3,5 - 16,6
    6,9 - 20,6
    10,5 - 24,3
    4
    Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    3,2 - 14,4
    5,5 - 26,5
    11,0 - 32,9
    16,8 - 38,9
    5
    Chỉ huy dàn nhạc sân khấu
    1,6 - 7,2
    2,8 - 13,3
    5,5 - 16,5
    8,4 - 19,4
    6
    Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu
    2,0 - 9,0
    3,5 - 16,6
    6,9 - 20,6
    10,5 - 24,3
    7
    Họa sỹ thiết kế phục trang
    1,6 - 7,2
    2,8 - 13,3
    5,5 - 16,5
    8,4 - 19,4
    8
    Họa sỹ thiết kế đạo cụ
    1,2 - 5,4
    2,1 - 9,9
    4,1 - 12,3
    6,3 - 14,6
    9
    Người thiết kế ánh sáng
    1,6 - 7,2
    2,8 - 13,3
    5,5 - 16,5
    8,4 - 19,4
    10
    Người thiết kế âm thanh
    0,8 - 3,6
    1,4 - 6,6
    2,8 - 8,2
    4,2 - 9,7
    2. Nhuận bút, thù lao đối với chương trình nghệ thuật tổng hợp căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
    a) Đối với chương trình nghệ thuật ca múa nhạc trình diễn trong nhà
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Quy mô
     
    Chức danh
    Chương trình nghệ thuật ngắn (đến 30 phút)
    Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút)
    Chương trình nghệ thuật dài (trên 60 phút)
    1
    Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    14,3 - 20,3
    18,3 - 28,6
    25,7 - 36,7
    2
    Đạo diễn
    11,9 - 17,1
    15,2 - 23,8
    21,4 - 30,6
    3
    Chỉ huy dàn nhạc
    2,4 - 3,4
    3,1 - 4,8
    4,3 - 6,1
    4
    Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu
    3,0 - 4,3
    3,8 - 6,0
    5,4 - 7,7
    5
    Họa sỹ thiết kế phục trang
    2,4 - 3,4
    3,1 - 4,8
    4,3 - 6,1
    6
    Họa sỹ thiết kế đạo cụ
    1,8 - 2,6
    2,3 - 3,6
    3,2 - 4,6
    7
    Người thiết kế ánh sáng
    2,4 - 3,4
    3,1 - 4,8
    4,3 - 6,1
    8
    Người thiết kế âm thanh
    1,2 - 1,7
    1,5 - 2,4
    2,1 - 3,1
    b) Đối với chương trình nghệ thuật trình diễn tại quảng trường, diễu hành nghệ thuật, lễ hội (Carnaval, Festival)
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Quy mô
     
    Chức danh
    Chương trình nghệ thuật ngắn (đến 30 phút)
    Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút)
    Chương trình nghệ thuật dài (trên 60 phút)
    1
    Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    49,1 - 67,1
    60,2 - 78,5
    72,8 - 96,9
    2
    Đạo diễn
    41,0 - 55,9
    50,1 - 65,4
    60,7 - 80,7
    3
    Chỉ huy dàn nhạc
    8,2 - 11,2
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    4
    Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu
    10,2 - 14,0
    12,5 - 16,4
    15,2 - 20,2
    5
    Họa sỹ thiết kế phục trang
    8,2 - 11,2
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    6
    Họa sỹ thiết kế đạo cụ
    6,1 - 8,4
    7,5 - 9,8
    9,1 - 12,1
    7
    Người thiết kế ánh sáng
    8,2 - 11,2
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    8
    Người thiết kế âm thanh
    4,1 - 5,6
    5,0 - 6,5
    6,1 - 8,1
    c) Đối với chương trình nghệ thuật trình diễn trên sân vận động
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Quy mô
     
    Chức danh
    Chương trình nghệ thuật vừa (từ 31 đến 60 phút)
    Chương trình nghệ thuật dài
    (từ 61 đến 90 phút)
    (trên 90 phút)
    1
    Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    60,2 - 78,5
    72,8 - 96,9
    88,2 - 127,9
    2
    Đạo diễn
    50,1 - 65,4
    60,7 - 80,7
    73,4 - 106,6
    3
    Chỉ huy dàn nhạc
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    14,7 - 21,3
    4
    Họa sỹ thiết kế mỹ thuật sân khấu
    12,5 - 16,4
    15,2 - 20,2
    18,4 - 26,6
    5
    Họa sỹ thiết kế phục trang
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    14,7 - 21,3
    6
    Họa sỹ thiết kế đạo cụ
    7,5 - 9,8
    9,1 - 12,1
    11,0 - 16,0
    7
    Người thiết kế ánh sáng
    10,0 - 13,1
    12,1 - 16,2
    14,7 - 21,3
    8
    Người thiết kế âm thanh
    5,0 - 6,5
    6,1 - 8,1
    7,3 - 10,7
    3. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm múa căn cứ vào quy mô, chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
    a) Tác phẩm múa ít người
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại và quy mô tác phẩm
     
    Chức danh
    Tiết mục múa đơn (solo), đôi (duo), ba (trio) dưới 4 phút
    Tiết mục múa đơn (solo), đôi (duo), ba (trio) (từ 4 đến 8 phút)
    1
    Biên đạo
    2,0 - 4,0
    (cho mỗi phút múa)
    12,4 - 17,6
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    0,4 - 0,8
    (cho mỗi phút múa)
    2,5 - 3,5
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    2,0 - 4,0
    (cho mỗi phút múa)
    12,4 - 17,6
    4
    Họa sỹ
    mỗi mẫu cảnh
    1,4 - 2,9
    (cho cả tiết mục)
    1,4 - 2,9
    mỗi mẫu trang phục
    0,7 - 1,2
    (cho cả tiết mục)
    0,7 - 1,2
    b) Tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ (tác phẩm múa dành cho 4 người biểu diễn trở lên)
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại và quy mô tác phẩm
     
    Chức danh
    Tiết mục múa có tình tiết, cốt truyện; thơ múa nhỏ
    (từ 4 đến 8 phút)
    (từ 9 đến 15 phút)
    1
    Biên đạo
    10,5 - 15,2
    17,1 - 23,8
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    2,1 - 3,1
    3,4 - 4,8
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    10,5 - 15,2
    17,1 - 23,8
    4
    Họa sỹ
    mỗi mẫu cảnh
    1,4 - 2,9
    1,4 - 2,9
    mỗi mẫu trang phục
    0,7 - 1,2
    0,7 - 1,2
    c) Phần múa cho tổ khúc múa
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại và quy mô
    tác phẩm
    Chức danh
    Tổ khúc múa ngắn (từ 20 đến 45 phút)
    Tổ khúc múa vừa (từ 46 đến 90 phút)
    Tổ khúc múa dài (trên 90 phút)
    1
    Biên đạo
    30,6 - 45,6
    50,1 - 65,4
    70,6 - 85,7
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    6,1 - 9,1
    10,0 - 13,1
    14,1 - 17,2
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    30,6 - 45,6
    50,1 - 65,4
    70,6 - 85,7
    4
    Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...)
    7,7 - 11,4
    12,5 - 16,4
    17,7 - 21,4
    d) Phần múa cho thơ múa
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại và quy mô
    tác phẩm
    Chức danh
    Thơ múa ngắn (từ 20 đến 45 phút)
    Thơ múa vừa (từ 46 đến 90 phút)
    Thơ múa dài (trên 90 phút)
    1
    Biên đạo
    45,8 - 60,2
    85,5 - 100,9
    110,8 - 131,5
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    13,7 - 18,1
    25,7 - 30,3
    33,2 - 39,5
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    45,8 - 60,2
    85,5 - 100,9
    110,8 - 131,5
    4
    Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...)
    11,5 - 15,1
    21,4 - 25,2
    27,7 - 32,9
    đ) Phần múa cho kịch múa
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại và quy mô
    tác phẩm
    Chức danh
    Kịch múa ngắn
    (từ 20 đến 45 phút)
    Kịch múa vừa
    (từ 46 đến 90 phút)
    Kịch múa dài
    (trên 90 phút)
    1
    Biên đạo
    55,4 - 75,6
    100,0 - 120,1
    130,5 - 165,1
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    16,6 - 22,7
    30,0 - 36,0
    39,2 - 49,5
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    55,4 - 75,6
    100,0 - 120,1
    130,5 - 165,1
    4
    Họa sỹ (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ...)
    13,9 - 18,9
    25,0 - 30,0
    32,6 - 41,3
    e) Phần múa sáng tác cho tiết mục múa trong xiếc, rối, kịch nói, kịch hát, múa phụ họa cho bài hát, bản nhạc không lời, phim, hoạt cảnh...
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Chức danh
    Nhuận bút
    1
    Biên đạo
    2,0 - 4,0
    (cho mỗi phút múa)
    2
    Biên kịch
    (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng)
    0,4 - 0,8
    (cho mỗi phút múa)
    3
    Nhạc sỹ
    (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập)
    2,0 - 4,0
    (cho mỗi phút múa)
    4
    Họa sỹ
    mỗi mẫu cảnh
    1,4 - 2,9
    mỗi mẫu trang phục
    0,7 - 1,2
    4. Nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm âm nhạc căn cứ vào quy mô chất lượng được trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
    a) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại
    Nhuận bút
    1
    Tiểu phẩm cho dàn nhạc
    38,1 - 52,4
    2
    Khúc khởi nhạc (Overture)
    52,4 - 76,2
    3
    Giao hưởng thơ (Symphony - Poem)
    57,1 - 85,7
    4
    Tổ khúc giao hưởng (Suite-Symphony, Symphony Cycle)
    66,7 - 95,2
    5
    Concerto cho một hoặc hai, ba nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc nhiều chương
    85,7 - 133,3
    6
    Giao hưởng nhiều chương (Symphony)
    119,0 - 166,7
    b) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc hòa tấu thính phòng
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở

     

    STT
    Thể loại
    Nhuận bút
    1
    Tiểu phẩm cho dàn nhạc hòa tấu, nhạc cảnh
    23,8 - 38,1
    2
    Tổ khúc
    28,6 - 42,9
    3
    Song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu nhiều chương
    34,3 - 47,6
    4
    Chủ đề và biến tấu cho nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc
    28,6 - 57,1
    c) Tác giả tác phẩm âm nhạc cho nhạc cụ độc tấu
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại
    Nhuận bút
    1
    Tiểu phẩm
    21,4 - 34,3
    2
    Chủ đề và biến tấu
    28,6 - 42,9
    3
    Sonate nhiều chương
    45,8 - 60,7
    d) Tác giả tác phẩm thanh nhạc
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở
     

     

    STT
    Thể loại
    Nhuận bút
    1
    Ca khúc
    11,9 - 23,8
    2
    Romance (Ca khúc nghệ thuật có phần đệm)
    14,3 - 28,6
    3
    Trường ca
    19,0 - 34,3
    4
    Hợp xướng không phần đệm (Acapella) Thời lượng từ 5 phút trở lên
    23,8 - 38,1
    5
    Tổ khúc cho hợp xướng có phần đệm
    28,6 - 42,9
    6
    Hợp xướng nhiều chương có phần đệm
    47,6 - 114,3
    7
    Đại hợp xướng nhiều chương (Cantata)
    90,5 - 119,0
    đ) Tác phẩm kịch hát
    Đơn vị tính: Mức lương cơ sở

     

    STT
    Thể loại
    Chức danh
    Thanh xướng kịch
    (Oratorio)
    Nhạc kịch nhỏ
    (Operet)
    Nhạc kịch
    (Opera)
    1
    Nhạc sỹ
    104,8 - 137,1
    128,6 - 166,6
    166,6 - 280,6
    2
    Biên kịch
    21,0 - 27,4
    25,7 - 33,3
    33,3 - 56,1
    3
    Đạo diễn
    31,4 - 41,1
    38,6 - 50,0
    50,0 - 84,2
    4
    Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng
    31,4 - 41,1
    38,6 - 50,0
    50,0 - 84,2
    5
    Họa sỹ thiết kế (bao gồm makét, phong cảnh, bục diễn, trang phục, đạo cụ)
    31,4 - 41,1
    38,6 - 50,0
    50,0 - 84,2
    6
    Người thiết kế ánh sáng
    15,7 - 20,6
    19,3 - 25,0
    25,0 - 42,1
    Điều 11. Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn
    Nhuận bút, thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm (%) doanh thu cuộc biểu diễn được chi trả cho các chức danh sáng tạo tác phẩm như sau:
    1. Đối với tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, kịch thơ, kịch dân ca, kịch câm, kịch hình thể và múa rối, chương trình nghệ thuật:
    a) Biên kịch hưởng từ 4,20% đến 6,00% doanh thu;
    b) Đạo diễn hưởng từ 3,50% đến 5,00% doanh thu;
    c) Biên đạo múa hưởng từ 0,86% đến 1,25% doanh thu;
    d) Nhạc sĩ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 1,40% đến 2,00% doanh thu;
    đ) Chỉ huy dàn nhạc sân khấu hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
    e) Họa sĩ (bao gồm cả thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 2,10% đến 3,00% doanh thu;
    g) Người thiết kế ánh sáng hưởng từ 0,70% đến 1,00% doanh thu;
    h) Người thiết kế âm thanh hưởng từ 0,35% đến 0,50% doanh thu;
    i) Tác giả các trò rối, kỹ thuật múa rối, tạo hình con rối sáng tạo mới thì hưởng theo tỷ lệ thỏa thuận trong hợp đồng.
    2. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm múa thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này:
    a) Biên đạo múa hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
    b) Biên kịch (bao gồm kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh, dàn dựng) hưởng từ 1,00% đến 1,50% doanh thu;
    c) Nhạc sỹ (bao gồm sáng tác, phối khí, biên tập) hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
    d) Họa sĩ (bao gồm thiết kế sân khấu, phục trang, đạo cụ) hưởng từ 1,00% đến 2,00% doanh thu.
    3. Đối với cuộc biểu diễn tác phẩm âm nhạc thuộc thể loại, quy mô được quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định này:
    a) Tác giả tác phẩm âm nhạc hưởng từ 4,00% đến 6,00% doanh thu;
    b) Nhạc sĩ phối khí, nhạc đệm cho ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc hoặc phần đệm đàn piano hưởng từ 1,22% đến 1,80% doanh thu;
    c) Nhạc sĩ chuyển thể bản nhạc cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hòa tấu, hoặc các hình thức trình diễn dàn nhạc khác hưởng từ 1,40% đến 2,10% doanh thu;
    d) Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng, dàn nhạc giao hưởng cho tác phẩm thuộc thể loại nhạc kịch, vũ kịch, thanh xướng kịch, đại hợp xướng hưởng từ 0,80% - 1,20% doanh thu.
    4. Đối với cuộc biểu diễn thuộc loại hình nghệ thuật xiếc:
    Đơn vị tính: % Doanh thu cuộc biểu diễn

     

    STT
    Thể loại
     
    Chức danh
    Tiết mục dạng trò
    Tiết mục có tình tiết
    Hề
    Kịch câm
    Sáng tác kỹ xảo mới
    Sáng tác từ 1- 2 trò
    Sáng tác từ 3- 5 trò
    Sáng tác từ 6 trò trở lên
    1
    Biên kịch
    0,05 - 0,15
    0,10 - 0,20
    0,10 - 0,20
    0,10 - 0,20
    0,10 - 0,20
    0,10 - 0,30
    0,40 - 0,90
    1,00 - 2,00
    2
    Đạo diễn
    0,10 - 0,20
    0,15 - 0,25
    0,15 - 0,25
    0,15 - 0,25
    0,15 - 0,25
    0,10 - 0,30
    0,40 - 0,90
    1,00 - 2,00
    3
    Biên đạo múa
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
     
    4
    Nhạc sỹ
    0,10 - 0,18
    0,10 - 0,18
    0,10 - 0,18
    0,10 - 0,18
     
    5
    Họa sỹ
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
    0,05 - 0,13
     
    Điều 12. Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
    1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
    2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
    3. Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
    4. Trường hợp chuyển thể kịch bản văn học sang ngôn ngữ lời ca đối với loại hình nghệ thuật kịch hát như nhạc kịch (Opera, Operet), thanh xướng kịch (Oratorio) và các thể loại tương tự thì tác giả chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
    5. Trường hợp tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, dân ca kịch, múa rối; giao hưởng, nhạc kịch, kịch múa; tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số, tác giả hưởng thêm nhuận bút khuyến khích từ 10% đến 20% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
    6. Trợ lý biên đạo múa, trợ lý đạo diễn, trợ lý chỉ huy dàn nhạc cho tác phẩm sân khấu, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm múa và chương trình nghệ thuật ca múa nhạc tổng hợp hưởng thù lao bằng 20% mức nhuận bút của biên đạo múa, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
    7. Nhạc sĩ phối khí phần nhạc đệm ca khúc có tổng phổ dùng cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc dân tộc hưởng 30% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của ca khúc đó.
    8. Nhạc sĩ chuyển thể bản nhạc cho dàn nhạc thính phòng, dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc hòa tấu, hoặc các hình thức trình diễn dàn nhạc khác hưởng 35% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của bản nhạc cùng thể loại và quy mô.
    9. Chỉ huy dàn nhạc giao hưởng và hợp xướng, chỉ huy dàn nhạc giao hưởng đối với tác phẩm âm nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, dàn nhạc dân tộc, dàn nhạc hòa tấu thính phòng, nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc, kịch múa (Ballet), hợp xướng, hợp xướng nhiều chương, đại hợp xướng (Cantata) và các thể loại âm nhạc khác chưa được quy định tại Điều 10 Nghị định này hưởng từ 15% đến 25% mức nhuận bút cho tác giả âm nhạc của tác phẩm cùng thể loại và quy mô.
    10. Đối với diễn viên, nghệ sỹ biểu diễn trực tiếp, các chức danh nghề nghiệp khác và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác chưa được quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định này thì bên sử dụng tác phẩm trả thù lao, nhuận bút thông qua hợp đồng thỏa thuận.
     
    Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 13. Hiệu lực thi hành
    Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2015.
    Các Chương I, III, IV, VII, VIII, IX và Chương X của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
    Điều 14. Trách nhiệm thi hành
    1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.
    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
     

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - Ngân hàng Chính sách xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
    TM. CHÍNH PHỦ
    THỦ TƯỚNG




     
     
     
     

    Nguyễn Tấn Dũng
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 25/12/2001 Hiệu lực: 25/12/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 14/06/2005 Hiệu lực: 01/01/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/11/2005 Hiệu lực: 01/07/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    04
    Công văn 230/CP-KGVX của Chính phủ về việc đính chính văn bản
    Ban hành: 20/05/2015 Hiệu lực: 20/05/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    05
    Quyết định 356/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tính đến ngày 31/12/2015
    Ban hành: 26/01/2016 Hiệu lực: 26/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 126/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025"
    Ban hành: 26/12/2018 Hiệu lực: 11/02/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 1099/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với Cơ quan Bộ Tài chính
    Ban hành: 26/06/2019 Hiệu lực: 26/06/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 45/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý tài chính thực hiện Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025"
    Ban hành: 19/07/2019 Hiệu lực: 05/09/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Quyết định 4889/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Đề án "Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2019-2025"
    Ban hành: 09/09/2019 Hiệu lực: 09/09/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Thông tư 75/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông
    Ban hành: 04/11/2019 Hiệu lực: 01/01/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Quyết định 4145/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn, nội dung, quy trình cung cấp dịch vụ, định mức kinh tế - kỹ thuật tổ chức thi, liên hoan, triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh phục vụ nhiệm vụ chính trị
    Ban hành: 22/11/2019 Hiệu lực: 22/11/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Nghị quyết 09/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc quy định nội dung và mức chi hỗ trợ xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021 - 2025
    Ban hành: 02/11/2020 Hiệu lực: 15/11/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Thông tư 75/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
    Ban hành: 09/09/2021 Hiệu lực: 25/10/2021 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Thông tư 12/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nội dung và mức chi từ ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển du lịch của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
    Ban hành: 22/02/2022 Hiệu lực: 09/04/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Thông tư 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
    Ban hành: 04/03/2022 Hiệu lực: 01/05/2022 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Thông tư 22/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi thường xuyên thực hiện Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021-2030
    Ban hành: 30/03/2022 Hiệu lực: 15/05/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Thông tư 26/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục đại học giai đoạn 2020-2025
    Ban hành: 11/05/2022 Hiệu lực: 26/05/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút
    Ban hành: 11/06/2002 Hiệu lực: 26/06/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản sửa đổi, bổ sung (01)
    Công văn 230/CP-KGVX của Chính phủ về việc đính chính văn bản
    Ban hành: 20/05/2015 Hiệu lực: 20/05/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:21/2015/NĐ-CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:14/02/2015
    Hiệu lực:15/04/2015
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:09/03/2015
    Số công báo:299&300-03/2015
    Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu (13)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X