hieuluat

Nghị định 92/CP về giải quyết quyền lợi NLĐ ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chính phủSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:92/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày ban hành:19/12/1995Hết hiệu lực:08/08/2005
    Áp dụng:19/12/1995Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp, Chính sách
  • NGHị địNH

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92/CP NGÀY 19-12-1995 VỀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP BỊ TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

    Căn cứ Luật phá sản doanh nghiệp ngày 30 tháng 12 năm 1993;

    Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

    NGHỊ ĐỊNH:

    Điều 1.- Nghị định áp dụng đối với người lao động ở doanh nghiệp đã có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh.

     

    Điều 2.- Người lao động trong doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được thanh toán các khoản mà doanh nghiệp còn nợ, bao gồm:

    1. Tiền lương: là khoản tiền lương và các khoản phụ cấp lương (nếu có) sau khi đã trừ các khoản tạm ứng tiền lương mà doanh nghiệp còn nợ người lao động tính đến thời điểm doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án Nhân dân cấp tỉnh.

    2. Tiền bảo hiểm xã hội: là khoản tiền doanh nghiệp chưa đóng hoặc chưa đóng đủ cho cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

    3. Trợ cấp thôi việc: là khoản tiền trợ cấp thôi việc mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động và Điều 10 của nghị số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

    4. Các quyền lợi khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết: là các khoản tiền được hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể mà doanh nghiệp chưa trả hoặc chưa trả đủ cho người lao động.

     

    Điều 3.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động được trợ cấp thôi việc theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật Lao động và đây là khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

    Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại điểm a, điểm d và khoản 5 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

    Mức lương để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 13 của Nghị định số 197/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương.

    Điều 4.-

    1. Các tài liệu chứng minh các khoản doanh nghiệp nợ người lao động là chứng từ được quy định tại điểm đ Điều 10 của Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp.

    2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội lập chứng từ về khoản doanh nghiệp và người lao động còn nợ về bảo hiểm xã hội và chuyển chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.

    3. Người lao động kê khai khoản doanh nghiệp còn nợ mình; kế toán trưởng doanh nghiệp kê khai các khoản mà người lao động còn nợ doanh nghiệp và chuyển các chứng từ đó cho Tổ thanh toán tài sản.

     

    Điều 5.-

    1. Nếu giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí phá sản đủ thanh toán các khoản nợ cho mọi người lao động thì mỗi người lao động được thanh toán đủ số nợ.

    2. Giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí phá sản không đủ để thanh toán các khoản nợ cho người lao động thì người lao động được thanh toán các khoản doanh nghiệp nợ theo thứ tự ưu tiên sau:

    a. Tiền lương;

    b. Chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động;

    c. Tiền bảo hiểm xã hội;

    d. Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động;

    đ. Trợ cấp thôi việc;

    e. Các khoản khác bằng tiền theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

     

    Điều 6.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, quyền lợi của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giải quyết như sau:

    1. Khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã điều trị ổn định thương tật và có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này.

    2. Đến thời hạn thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp mà người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp vẫn đang điều trị thì Tổ thanh toán tài sản làm việc với bệnh viện nơi người lao động đang điều trị để tạm xác định chi phí điều trị, mức độ suy giảm khả năng lao động của người lao động và chuyển số tiền theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 5 của Nghị định này vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để Sở thanh toán cho người lao động sau khi điều trị xong.

    Khi hội đồng giám định Y khoa kết luận người lao động bị suy giảm khả năng lao từ 81% trở lên thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động. Nếu số tiền thanh toán cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này còn thừa thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển vào Ngân sách nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định Y khoa.

     

    Điều 7.- Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động đang làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ công dân khác thuộc diện tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc được doanh nghiệp thoả thuận cho tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động được trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này.

     

    Điều 8.-

    1. Khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người lao động đã và đang bị tạm giữ, tạm giam được trả 50% tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà Kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh.

    2. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội thì Tổ thanh toán tài sản thanh toán cho người lao động các khoản sau:

    - 50% tiền lương còn lại trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam trước ngày doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Toà kinh tế Toà án nhân dân cấp tỉnh;

    - Trợ cấp thôi việc theo Điều 3 của Nghị định này.

    Nếu thời gian thanh toán giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản kết thúc mà người lao động vẫn đang bị tạm giữ, tạm giam thì Tổ thanh toán tài sản chuyển chứng từ và số tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này vào tài khoản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

    Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh toán cho người lao động khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động không có tội. Khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người lao động có tội thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có kết luận của toà án.

     

    Điều 9.- Tổ thanh tra tài sản có trách nhiệm thanh toán trực tiếp, một lần cho từng người lao động các khoản nợ theo quy định tại Nghị định này. Riêng nợ về bảo hiểm xã hội, Tổ thanh toán tài sản chuyển vào tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp.

     

    Điều 10.- Cơ quan Bảo hiểm xã hội, nơi doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Điều lệ Bảo hiểm xã hội.

     

    Điều 11.- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định của pháp luật.

     

    Điều 12.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

     

    Điều 13.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Chính phủ
    Ban hành: 30/09/1992 Hiệu lực: 02/10/1992 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Phá sản doanh nghiệp số 30-L/CTN
    Ban hành: 30/12/1993 Hiệu lực: 01/07/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Bộ luật Lao động số 35-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 23/06/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 94/2005/NĐ-CP của Chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và hợp tác xã bị phá sản
    Ban hành: 15/07/2005 Hiệu lực: 08/08/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Nghị định 189-CP của Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành Luật Phá sản doanh nghiệp
    Ban hành: 23/12/1994 Hiệu lực: 23/12/1994 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Nghị định 197-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương
    Ban hành: 31/12/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Nghị định 198-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
    Ban hành: 31/12/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10/06/2015
    Ban hành: 30/09/2015 Hiệu lực: 30/09/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Nghị định 92/CP về giải quyết quyền lợi NLĐ ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Chính phủ
    Số hiệu:92/CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:19/12/1995
    Hiệu lực:19/12/1995
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Võ Văn Kiệt
    Ngày hết hiệu lực:08/08/2005
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X