Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 26/12/1992 | Hết hiệu lực: | 01/01/1995 |
Áp dụng: | 26/12/1992 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
NGHị địNH
CủA CHíNH PHủ Số 18-CP
NGàY 26-12-1992 BAN HàNH QUY địNH
Về THOả ướC LAO độNG TậP THể.
CHíNH PHủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,
NGHị địNH:
Điều 1
Ban hành kèm theo Nghị định này bản Quy định về thoả ước lao động tập thể.
Điều 2
Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Điều 3
Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
BảN QUY địNH
Về THOả ướC LAO độNG TậP THể
(Ban hành kèm theo Nghị định số 18-CP ngày 26-12-1992 của Chính Phủ)
CHươNG I
NHữNG QUY địNH CHUNG
Điều 1
Thoả ước lao động tập thể (gọi tắt thoả ước tập thể) là sự thoả thuận bằng văn bản giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên trong quan hệ lao động.
Điều 2
1- Thoả ước tập thể được áp dụng:
a) ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang có quan hệ lao công ăn lương có tổ chức Công đoàn, tổ chức của người lao động hoặc ban đại diện của tập thể người lao động.
b) ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ quan, tổ chức người nước ngoài và quốc tế đặt tại Việt Nam có thuê lao động Việt Nam, nếu các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia không có quy định khác.
2- Thoả ước tập thể không áp dụng đối với công chức trong các cơ quan hành chính sự nghiệp doanh nghiệp đặc thù thuộc lực lượng vũ trang.
Điều 3
Thoả ước tập thể ký kết trên nguyên tắc thương lượng bình đẳng, công khai, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với lợi ích tập thể và lợi ích chung của xã hội.
Nhà nước khuyến khích hai bên ký kết thoả ước tập thể có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Điều 4
Thoả ước tập thể phải đăng ký ở cơ quan lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới có hiệu lực thực hiện.
Điều 5
Khi thoả ước tập thể đã có hiệu lực, nếu những điều khoản của hợp đồng lao động đã giao kết trước đó không phù hợp với thoả ước tập thể phải sửa đổi cho phù hợp; nếu những điều khoản nào có lợi hơn cho người lao động vẫn có hiệu lực.
Điều 6
Người đại diện cho hai bên ký kết thoả ước tập thể được quy định như sau:
1- Đại diện thương lượng của tập thể người lao động:
a) Ban chấp hành công đoàn cơ sở đối với nơi có trên 50% số người lao động trong doanh nghiệp là đoàn viên công đoàn. Trường hợp số đoàn viên công đoàn chỉ từ 50% trở xuống thì ban chấp hành công đoàn nơi đó phải tổ chức bầu thêm đại diện của những người lao động chưa là đoàn viên công đoàn.
b) Ban đại diện lao động ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn: Ban đại diện này phải có ít nhất là 3 người do tập thể người lao động trong doanh nghiệp bầu ra và được cơ quan lao động cấp tỉnh xác nhận.
2- Đại diện thương lượng của người sử dụng lao động:
a) Giám đốc doanh nghiệp;
b) Người được Giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền hoặc theo điều lệ tổ chức của doanh nghiệp.
3- Đại diện của mỗi bên ngang nhau và do hai bên thoả thuận.
CHươNG II
NộI DUNG Và VIệC Ký KếT THOả ướC TậP THể
Điều 7
Những nội dung chủ yếu của thoả ước tập thể:
1- Tiền lương, tiền thưởng và các phụ cấp lương trả cho người lao động;
2- Việc làm và bảo đảm việc làm cho người lao động;
3- Thời gian làm việc và nghỉ ngơi;
4- Bảo hiểm xã hội;
5- Điều kiện lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Điều 8
Việc ký kết thoả ước tập thể được tiến hành theo trình tự sau:
1- Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng;
2- Tiến hành thương lượng, thoả thuận trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên;
3- Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến và dự thảo thoả ước và có thể tham khảo ý kiến của cơ quan lao động, của liên đoàn lao động;
4- Các bên hoàn thiện dự thảo thoả ước tập thể và tiến hành ký kết sau khi đại diện của hai bên nhất trí.
Điều 9
Thoả ước tập thể được ký kết trong thời hạn từ một đến ba năm.
Sau ba tháng thực hiện, kể từ ngày thoả ước tập thể có hiệu lực, mỗi bên có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thoả ước tập thể.
Khi thoả ước tập thể đã hết thời hạn quy định, nếu các bên chưa có yêu cầu ký thoả ước mới thì thoả ước mặc nhiên được kéo dài bằng một thời hạn đã ký trước đó. Nếu các bên yêu cầu ký thoả ước mới thì phải tiến hành thương lượng trước 60 ngày hết hạn của thoả ước.
Trường hợp quá 60 ngày mà hai bên vẫn chưa ký được thoả ước mới, thoả ước cũ vẫn có hiệu lực nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày thoả ước cũ hết hạn.
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc ký thoả ước tập thể mới phải tiến hành theo trình tự ở Điều 8 và đăng ký theo quy định ở Điều 4.
Điều 10
Thoả ước tập thể phải có đủ chữ ký của hai bên và được lập thành ba bản, mỗi bên giữ một bản, một bản gửi cơ quan lao động cấp tỉnh để đăng ký.
Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì đăng ký thoả ước tập thể ở cơ quan lao động địa phương nơi có trụ sở chính của doanh nghiệp.
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản thoả ước, cơ quan lao động tỉnh phải có văn bản thừa nhận, quá thời hạn đó bản thoả ước mặc nhiên có hiệu lực thực hiện.
Cơ quan lao động tỉnh có quyền bác bỏ các điều khoản của thoả ước tập thể trái với pháp luật và thông báo cho các bên biết. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan lao động tỉnh, hai bên phải thương lượng và thoả thuận việc sửa đổi.
Thoả ước tập thể có hiệu lực phải sao gửi Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành (nếu có) và cơ quan lao động các tỉnh, thành phố có hoạt động của doanh nghiệp.
Điều 11
1- Thoả ước tập thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc từng phần khi:
- Nội dung trái pháp luật.
- Người ký thoả ước không đúng thẩm quyền.
- Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.
- Không đăng ký ở cơ quan lao động có thẩm quyền.
- Thiếu một trong các nội dung ghi ở Điều 7 của Nghị định này.
2- Cơ quan lao động đăng ký thoả ước có quyền kết luận thoả ước tập thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần.
Điều 12
Thoả ước tập thể khi có hiệu lực pháp luật phải công bố tới toàn thể công nhân viên chức của doanh nghiệp.
Mọi người trong doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản của thoả ước đã ký.
Điều 13
Thoả ước tập thể đã ký kết được giữ nguyên giá trị pháp lý và tiếp tục được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp sáp nhập, hoặc chia nhỏ, chuyển nhương quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quyền quản lý doanh nghiệp.
Thoả ước tập thể đã ký mặc nhiên bị huỷ bỏ khi doanh nghiệp bị giải thể, bị phá sản; quyền lợi của người lao động được giải quyết theo luật định, nếu trong thoả ước tập thể không có quy định khác.
Điều 14
Người sử dụng lao động chịu các chi phí cho việc thương lượng, ký kết, đăng ký, sửa đổi, bổ sung và công bố thoả ước tập thể và tiền lương của các đại diện tập thể người lao động trong thời gian thương lượng và ký kết. Nhưng các đại diện này phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp.
CHươNG III
Tổ CHứC THựC HIệN THOả ướC,
GIảI QUYếT TRANH CHấP TậP THể Và Xử Lý VI PHạM
Điều 15
Cơ quan lao động có trách nhiệm:
1- Hướng dẫn, đôn đốc việc ký kết, thừa nhận, đăng ký thoả ước tập thể; theo dõi việc thực hiện thoả ước tập thể trong các doanh nghiệp;
2- Phối hợp với Liên đoàn lao động hướng dẫn bầu cử và xác nhận ban đại diện của tập thể lao động; giúp ban này hoạt động có hiệu quả.
3- Giải quyết các tranh chấp thoả ước tập thể.
4- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thoả ước tập thể.
Điều 16
Cơ quan có thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp thoả ước tập thể thực hiện theo quy định tại Điều 21, Điều 22 và Điều 23 của Nghị định số 165-HĐBT ngày 12-5-1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 17
Biên bản hoà giải của Hội đồng hoà giải hoặc quyết định của toà án, của hội đồng trọng tài lao động được thi hành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có hiệu lực pháp luật, quá thời hạn này mà các bên không thi hành hoặc thi hành không đầy đủ thì mỗi bên có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
Điều 18
Tập thể hoặc cá nhân vi pham quy định của Nghị định này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phát hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
CHươNG IV
ĐIềU KHOảN CUốI CùNG
Điều 19
Các doanh nghiệp đang hoạt động đã ký thoả ước tập thể hoặc đã có những nội quy, quy chế riêng của mình mà trái với Nghị định này đều phải sửa đổi chậm nhất sau ba tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số hiệu: | 18-CP |
Loại văn bản: | Nghị định |
Ngày ban hành: | 26/12/1992 |
Hiệu lực: | 26/12/1992 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày hết hiệu lực: | 01/01/1995 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!