hieuluat

Quyết định 2549/2012/QĐ-UBND mức chi trả chế độ nhuận bút tỉnh Hà Giang

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Hà GiangSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:2549/2012/QĐ-UBNDNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Đàm Văn Bông
    Ngày ban hành:22/11/2012Hết hiệu lực:21/09/2015
    Áp dụng:02/12/2012Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Thông tin-Truyền thông
  • ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH HÀ GIANG

    --------
    Số: 2549/2012/QĐ-UBND
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    Hà Giang, ngày 22 tháng 11 năm 2012
     
     
    QUYẾT ĐỊNH
    MỨC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH; CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH, TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, BẢN TIN CỦA CƠ QUAN THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
    ----------------------------
    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
     
    Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
    Căn cứ Luật công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;
    Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;
    Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
    Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Bộ Tài chính hướng dẫn chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ;
    Căn cứ Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKHĐT-BTTTT ngày 15 tháng 02 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
    Căn cứ Thông báo số 213/TB-UBND về Kết luận phiên họp ngày 06 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang;
    Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 319/TTr-STC, ngày 16 tháng 11 năm 2012,
     
    QUYẾT ĐỊNH:
     
    Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình; cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử, bản tin do các cơ quan thuộc tỉnh quản lý.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký, mức chi trả chế độ nhuận bút áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
    Điều 3. Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
     

    Nơi nhận:
    - Bộ Tài chính;
    - Bộ Thông tin và Truyền thông;
    - Văn phòng Chính phủ;
    - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
    - Tỉnh ủy;
    - HĐND tỉnh;
    - UBND tỉnh;
    - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
    - Như Điểu 3;
    - Trung tâm Công báo tỉnh;
    - Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
    - Báo HG, Đài PT-TH tỉnh, Hội VHNT;
    - Lưu: VT,CV VX, KT.
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH




    Đàm Văn Bông
     
    QUY ĐỊNH
    MỨC CHI TRẢ CHẾ ĐỘ NHUẬN BÚT, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH, TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, BẢN TIN CỦA CƠ QUAN THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
    (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2549/2012/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang)
     
    Chương I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
    1. Quy định mức chi trả chế độ nhuận bút, mức chi trả khoản tiền thù lao cho những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm.
    2. Quy định việc trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình của cơ quan Báo Hà Giang, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Hội Văn học nghệ thuật, cổng thông tin điện tử tỉnh;
    3. Đối với các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là cơ quan, đơn vị), UBND cấp huyện sử dụng các tác phẩm cho: trang thông tin điện tử, bản tin, tạp chí...được áp dụng mức chi trả nhuận bút theo quy định tại quyết định này.
    4. Các nội dung khác liên quan đến chế độ nhuận bút, thù lao không quy định trong văn bản này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
    Điểu 2. Đối tượng hưởng nhuận bút và thù lao
    1. Đối tượng hưởng nhuận bút
    a) Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện sử dụng.
    b) Biên kịch, đạo diễn, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) - đối với phát thanh.
    c) Biên kịch, đạo diễn quay phim, người dựng phim, nhạc sĩ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), họa sĩ - đối với truyền hình.
    d) Những người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) sáng tạo tác phẩm ngoài nhiệm vụ được giao được hưởng 100% nhuận bút.
    2. Đối tượng hưởng thù lao
    a) Người sưu tầm, người cung cấp tác phẩm, văn bản, tài liệu, biên tập viên và những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm (đối báo in, bảo điện tử, Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử, bản tin do các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lý);
    b) Phát thanh viên, diễn viên, đạo diễn chương trình, chỉ huy dàn dựng âm nhạc, thiết kế ánh sáng, trợ lý nghệ thuật, đạo diễn âm thanh, quay phim kỹ xảo và những người thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm (đối với báo nói, báo hình);
    c) Những người thuộc đơn vị sử dụng tác phẩm (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) thực hiện các công việc có liên quan đến tác phẩm ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% thù lao.
     
    Chương II
    QUY ĐỊNH CỤ THỂ
     
    Mục 1. QUY ĐỊNH NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH VÀ CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH
     
    Điều 3. Quy định hệ số nhuận bút, cách tính nhuận bút
    1. Nhuận bút cho các tác phẩm báo chí, phát thanh, truyền hình, cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang:
     

    Nhóm
    Thể loại
    Hệ số nhuận bút
    1
    Tin, trả lời bạn đọc
    1-5
    2
    Tranh, ảnh
    1-5
    3
    Chính luận, bài nghiên cứu, Phóng sự, điều tra, ký
    10-20
    4
    Bài phản ánh, Bài phỏng vấn
    10-15
    5
    Bài tường thuật về người tốt - việc tốt
    5 - 10
    6
    Văn học (thơ, văn, truyện, tiểu phẩm, biếm họa), nhạc (ca khúc)
    8- 15
    7
    Phim tài liệu, phim khoa học
    12-25
    8
    Toạ đàm, văn nghệ, giải trí
    5-15
     
    2. Cách tính nhuận bút
    a) Căn cứ vào chất lượng, thể loại tác phẩm, Thủ trưởng cơ quan sử dụng tác phẩm (sau đây gọi tắt là Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm) quyết định mức hệ số nhuận bút của tác phẩm trên cơ sở Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ nhuận bút của đơn vị được ban hành.
    b) Đối với tác phẩm, tin tức không quy định trong khung nhuận bút thì Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm căn cứ vào khung nhuận bút quy định và tùy theo tính chất, đặc trưng của tác phẩm, tin tức để quyết định.
    c) Nhuận bút được tính trả theo mức hệ số nhuận bút trong khung nhuận bút nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút như sau:
    Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút
    Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút được quy định bằng 10% mức tiền lương tối thiểu chung theo quy định của Nhà nước.
    Điều 4. Nhuận bút khuyến khích
    1. Tác giả của tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích bằng 10 - 20% nhuận bút của tác phẩm đó.
    2. Tác giả của tác phẩm xuất sắc, có giá trị cao hoặc tác phẩm được thực hiện trong điều kiện đặc biệt như thiên tai, nguy hiểm, mức trả nhuận bút do Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm quyết định theo quy định trong khung nhuận bút cho từng thể loại và nhuận bút khuyến khích quy định tại khoản 1 Điều 3 của Quy định này.
    Điều 5. Chỉ trả thù lao
    1. Người cung cấp, tuyển chọn tin đăng lại, những người thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm được các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, truyền thanh, cổng thông tin điện tử tỉnh sử dụng thì được Thủ trưởng đơn vị sử dụng tác phẩm quy định mức trả thù lao tùy theo mức độ đóng góp.
    2. Đối tượng hưởng thù lao của các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh được tính tối đa bằng 30% trong tổng số nhuận bút của các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh trong ngày.
    3. Tiền thù lao được tính trong quỹ nhuận bút và dự toán giao hàng năm.
    Điều 6. Một số quy định khác
    1. Nhuận bút cho tác phẩm báo chí (báo in, báo điện tử)
    a) Tác giả của tác phẩm báo chí gồm phần lời của bản nhạc, của truyện tranh hưởng từ 20 - 50% nhuận bút của tác phẩm đó.
    b) Tác phẩm báo chí đăng lại của báo chí khác hoặc đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị được trả nhuận bút thấp hơn tác phẩm sử dụng lần đầu. Mức nhuận bút do Thủ trường đơn vị sử dụng tác phẩm quyết định nhưng tối đa không quá 60% nhuận bút của thể loại tương ứng mà cơ quan báo chí đang áp dụng.
    2. Nhuận bút cho tác phẩm phát thanh, truyền hình (báo nói, báo hình)
    a) Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có tác phẩm được cơ quan phát thanh, truyền hình sử dụng được hưởng nhuận bút trong khung nhuận bút báo chí quy định tại Khoản 1, điều 3.
    b) Biên kịch, đạo điễn, nhạc sỹ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu) đối với phát thanh: nhuận bút bằng 20 - 30% đối với thể loại 1,3,4; hưởng 50 - 150% của thể loại 6 trong khung nhuận bút báo chí quy định tại khoản 1, Điều 3.
    c) Biên kịch, đạo diễn, quay phim, người dựng phim, nhạc sỹ (không kể phần nhạc qua băng tư liệu), hoạ sỹ - đối với truyền hình, hưởng nhuận bút bằng 50- 100% đối với thể loại 1, 3, 4; hưởng 100 - 200% của thể loại 6 trong khung nhuận bút báo chí quy định tại khoản 1, Điều 3.
    đ) Tác phẩm đã sử dụng ở cơ quan báo chí khác hoặc dưới hình thức xuất bản, nếu được sử dụng lại cho phát thanh, truyền hình không nhằm mục đích kinh doanh thì tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm không hưởng nhuận bút quy định tai Khoản 1 Điều 3.
    3. Tác giả bản dịch từ tiếng nước ngoài (biên dịch), tiếng dân tộc thiểu số sang tiếng Việt hoặc ngược lại được hưởng từ 40-50% mức nhuận bút của tác phẩm cùng thể loại tương ứng bằng tiếng Việt,
    4. Tác giả là người Việt Nam viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người Kinh viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này viết trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác, hưởng thêm khoản nhuận bút khuyến khích từ 30-40% nhuận bút của tác phẩm đó.
     
    Mục 2. QUY ĐỊNH NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VÀ BẢN TIN CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
     
    Điều 7. Quy định mức hệ số nhuận bút áp dụng cho Trang thông tin điện tử, bản tin
    1. Định mức hệ số nhuận bút
     

    TT
    Thể loai
    Hệ số tối đa
    Đơn vi tính
    1
    Bài viết ngắn
    1,5
    01 trang A4
    2
    Tin viết
    1
    1/2 trang A4
    3
    Bài dịch ngược
    2
    01 trang A4
    4
    Tin dịch ngược
    1
    1/2 trang A4
    5
    Bài dịch xuôi
    1,5
    01 trang A4
    6
    Tin dịch xuôi
    1
    1/2 trang A4
    7
    Phim, ảnh, ghi âm, tranh
    1
    01/ảnh, tranh, ghi âm, đoạn phim
    8
    Bài viết tổng hợp, phỏng vấn, nghiên cứu, phân tích
    2
    01 trang A4
    9
    Trả lời chính sách, chế độ
    1
    1/2 trang A4
    10
    Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
    2
    01 trang A4
     
    a) Phân loại tác phẩm được trả nhuận bút và thù lao cho người cung cấp
    - Tin tổng họp: tin tổng hợp, tóm tắt từ các thông tin, tin bài, tài liệu được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của các cơ quan đơn vị và tổ chức.
    - Tin viết: Phản ánh, tường thuật sự kiện; phân tích các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật mới; có sự so sánh đánh giá các sự kiện; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
    - Bài viết: Có sự tổng hợp, so sánh, phát hiện vấn đề mới; sử dụng ngôn ngữ chuyên môn nhưng phải dễ đọc, dễ hiểu.
    - Tin, bài dịch xuôi: Dịch tổng thuật từ 1 hay nhiều nguồn tiếng Anh liên quan, có sự lựa chọn thông tin, tổng hợp, sắp xếp nội dung vấn đề.
    - Tin, bài dịch ngược: Dịch tổng thuật từ 1 hay nhiều nguồn tin tiếng Việt liên quan; có lựa chọn thông tin, tổng hợp, xâu chuỗi nội dung thông tin.
    - Đối vớỉ các loại ảnh: là ảnh chụp có chất lượng, minh họa rõ nét cho tin bài.
    - Bài phỏng vấn: chủ đề bài phỏng vấn đề cập đến vấn đề xã hội đang quan tâm, nội dung câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn ngắn gọn, rõ ràng; thể hiện quan điểm chính thống, nhất quán của cơ quan nhà nước về vấn đề được phỏng vấn.
    b) Tuỳ theo chất lượng của từng thể loại, độ phức tạp, khó khăn, Trưởng Ban biên tập đề xuất Thủ trưởng đơn vị quyết định, mức tối đa không quá hệ số tại quy định này.
    c) về đơn vị độ dài tin:
    - Một trang A4 có số từ tương đương với 500 từ, chữ thường, cỡ chữ 13.
    - Một bài, tin có 200 từ đến dưới 300 từ thì được tính thành 1/2 (nửa) trang A4.
    - Một bài, tin có 300 từ đến dưới 500 từ thì được tính thành 1 (một) trang A4.
    - Tin viết, trả lời bạn đọc, tin dịch xuôi và tin dịch ngược được tính theo 1/2 (nửa) trang A4.
    2. Tác phẩm là bài viết, tin viết trực tiếp bằng tiếng nước ngoài được trả bằng 150% tổng nhuận bút của tác phẩm viết bằng tiếng Việt.
    3. Đối với tác phẩm viết thông qua hình thức phỏng vấn (bài phỏng vấn) thì tỷ ỉệ hưởng nhuận bút giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn do hai bên tự thoả thuận.
    4. Đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm thì tỷ lệ hưởng nhuận bút giữa những người là đồng tác giả hoặc đồng chủ sở hữu tác phẩm đó tự thoả thuận.
    5. Định mức đối với tin, bài dịch (các Mục 3, 4, 5, 6 của bảng mức hệ số) chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết khi các trang web phải thuê phiên dịch từ bên ngoài, không áp dụng cho phiên dịch là cán bộ của các trang web của tỉnh.
    6. Tiền nhuận bút, thù lao được tính theo hệ số quy định tại Khoản 1, Điều 7 được phân bổ như sau:
    a) Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm được hưởng 80% tiền nhuận bút, thù lao.
    b) Duyệt tác phẩm được hưởng 15% tiền nhuận bút, thù lao đối với trường hợp kiêm nhiệm.
    c) Cập nhật tác phẩm lên trang web được hưởng 5% tiền nhuận bút, thù lao đối với trường hợp kiêm nhiệm.
    Điều 8. Cách tính nhuân bút
    Nhuận bút = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút
    Trong đó: Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm đăng tin.
    Điều 9. Thù lao
    1. Tin ngắn, tin đăng lại của báo chí, thông tấn, trang thông tin điện tử khác đã công bố hoặc sưu tầm tác phẩm đã được công bố ở các cuộc hội thảo, hội nghị thù lao được trả cho người cung cấp, tuyển chọn tin đăng lại không vượt quá 15% mức quy định tương ứng tại khoản 1, Điều 7. Tỷ lệ này do Trưởng Ban biên tập quyết định.
    2. Biên tập viên kiêm nhiệm thực hiện việc tạo lập các cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin trên mạng máy tính để truyền nhận thông tin, phục vụ công tác quản lý, hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nuớc được hưởng thù lao, mức tối đa không quá quy định của Bộ Tài chính về hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử.
     
    Mục 3. TRÍCH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ NHUẬN BÚT ĐỐI VỚI TÁC PHẨM BÁO CHÍ, PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH, CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TỈNH; QUẢN LÝ KINH PHÍ ĐỐI VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ, BẢN TIN
     
    Điều 10. Lập Quỹ nhuận bút
    1. Quỹ nhuận bút được hình thành từ các nguồn sau:
    a) Kinh phí NSNN cấp cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp do ngân sách đảm bảo kinh phí hoạt động bao gồm bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
    b) Nguồn thu khác từ quảng cáo; bán tác phẩm, chương trình; thu từ các hoạt động dịch vụ; tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
    c) Bổ sung từ các nguồn khác theo quyết định của cơ quan chủ quản.
    2. Xây dựng Quỹ nhuận bút
    a) Đối với cơ quan báo chí hoạt động chủ yếu bằng nguồn ngân sách nhà nước: Quỹ nhuận bút hàng năm = số lượng mức hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ báo, tạp chí nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút, nhân với số kỳ báo, tạp chí trong năm; cộng thêm phần nhuận bút khuyến khích và thù lao.
    b) Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh: xây dựng Quỹ nhuận bút theo Khoản 1 Điều 30 - Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ;
    c) Đối với cơ quan tự cân đối kinh phí và có lãi: Quỹ nhuận bút được trích theo Điểm b, Khoản 1, Điều 26 và Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ.
    d) Đối với Cổng thông tin điện tử của tỉnh: Quỹ nhuận bút hàng năm = số lượng mức hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ cập nhật thông tin nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút, nhân với số kỳ cập nhật thông tin trong năm; cộng thêm phần nhuận bút khuyến khích và thù lao.
    3. Nguyên tắc xác định: Mức kinh phí ngân sách cấp hình thành Quỹ nhuận bút = Tổng Quỹ nhuận bút - (Tổng thu từ các nguồn thu khác - Chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành) - 50% tiền lương bình quân của phóng viên.
    4. Các cơ quan, đơn vị phải bổ sung Quỹ nhuận bút thông qua việc khai thác thêm nguồn thu quảng cáo và các nguồn thu khác.
    Điều 11. Lập dự toán kinh phí để chi trả nhuận bút đối với trang thông tin điện tử và bản tin
    1. Nhuận bút chi cho các tác phẩm được hình thành từ các nguồn sau:
    a) Kinh phí ngân sách nhà nước bố trí trong kinh phí chi thường xuyên của các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trang thông tin điện tử và bản tin.
    b) Nguồn thu khác từ quảng cáo; bán tác phẩm, chương trình, bán tạp chí; thu từ các hoạt động dịch vụ; tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân;
    c) Bổ sung từ các nguồn khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
    2. Xây dựng dự toán chi trả nhuận bút:
    Không trích lập quỹ nhuận bút, việc lập dự toán chi trả nhuận bút được lập trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị.
    a) Đối với Trang thông tin điện tử: Dự toán chi nhuận bút hàng năm = số lượng mức hệ số nhuận bút bình quân trong một kỳ cập nhật thông tin nhân với giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút, nhân với số kỳ cập nhật thông tin trong năm cộng thêm phần thù lao.
    b) Đối với các đơn vị sử dụng các tác phẩm trong hoạt động nghiệp vụ như phát hành bản tin: Dự toán trả nhuận bút, thù lao khác (kiểm duyệt thông tin, sửa mo-rát, quản trị thông tin, cập nhật thông tin) được tính trong dự toán in ấn bản tin.
    Điều 12. Sử dụng và quản lý kinh phí
    1. Sử dụng quỹ nhuận bút:
    a) Cơ quan, đơn vị phải thảo luận từ bộ phận trực thuộc để xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng quỹ nhuận bút, dự toán chi nhuận bút và lập dự toán chi tiết hàng năm về thu, chi quỹ nhuận bút (kèm theo quy chế). Quy chế phải thông qua Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và gửi cho cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, Sở Tài chính và cơ quan Kho bạc nhà nước để theo dõi, kiểm tra và kiểm soát chi.
    b) Trên cơ sở dự toán được giao hàng năm, căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng của từng thể loại thông tin khi sử dụng, các đơn vị chủ động cân đối chi cho từng thể loại thông tin tương ứng với kết quả đã đánh giá và xếp loại tác phẩm theo những tiêu chí đã quy định để trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm của từng thể loại thông tin theo hệ số quy định tại Khoản 2, Điều 4 Quy định này, xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí nhuận bút, thông qua Hội nghị CBCCVC và quyết định mức thù lao cho các đối tượng được hưởng theo quy định, không chi vào mục đích khác.
    2. Đối với đơn vị không thành lập Quỹ nhuận bút: Thực hiện theo Điểm b, Khoản 1, Điều này.
    3. Quản lý kinh phí
    a) Lập dự toán, quản lý, quyết toán thực hiện theo quy định hiện hành.
    b) Quỹ nhuận bút và dự toán chi nhuận bút cuối năm đơn vị chi không hết được chuyển sang năm sau.
     
    Chương III
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN
     
    Điều 13. Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và các đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao hàng năm lập dự toán chi thành lập Quỹ nhuận bút; dự toán chi trả nhuận bút, thù lao khi sử dụng các tác phẩm trong dự toán chi thường xuyên gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền giao dự toán chi thành lập Quỹ nhuận bút và Dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị ở phần không khoán chi của đơn vị.
    Điều 14. Giao Sở Thông tin và Truyền thông hàng năm đánh giá hoạt động của Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của cấp huyện, cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn. Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
    Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ nhuận bút
    Ban hành: 11/06/2002 Hiệu lực: 26/06/2002 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 16/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân số 11/2003/QH11
    Ban hành: 26/11/2003 Hiệu lực: 10/12/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 của Quốc hội
    Ban hành: 29/06/2006 Hiệu lực: 01/01/2007 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 43/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
    Ban hành: 13/06/2011 Hiệu lực: 01/10/2011 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Thông tư liên tịch 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
    Ban hành: 15/02/2012 Hiệu lực: 01/04/2012 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Quyết định 17/2015/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc ban hành Quy định mức chi trả nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, đặc san, bản tin của các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Hà Giang quản lý
    Ban hành: 11/09/2015 Hiệu lực: 21/09/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Quyết định 2549/2012/QĐ-UBND mức chi trả chế độ nhuận bút tỉnh Hà Giang

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang
    Số hiệu:2549/2012/QĐ-UBND
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:22/11/2012
    Hiệu lực:02/12/2012
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Thông tin-Truyền thông
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Đàm Văn Bông
    Ngày hết hiệu lực:21/09/2015
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X