hieuluat

Quyết định 725/1999/QĐ-BLĐTBXH xử lý vi phạm trong đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:725/1999/QĐ-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Quyết địnhNgười ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày ban hành:30/06/1999Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:15/07/1999Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính
  • Quyết định

    QUYẾT ĐỊNH

    CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 725/1999/QĐ-BLĐTBXH NGÀY 30 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ VIỆC
    BAN HÀNH QUY CHẾ QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC
    ĐƯA LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

     

    BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

     

    Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 20/01/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài;

    Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài,

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quy định tạm thời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài.

     

    Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

     

    Điều 3: Các ông tránh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý lao động với nước ngoài, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc các doanh nghiệp đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


     

    BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    QUY CHẾ

    QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
    VÀ XỬ LÝ CÁC VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC ĐƯA LAO ĐỘNG
    VÀ CHUYÊN GIA ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 725/1999/QĐ-BLĐTBXH
    ngày 30 tháng 6 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và Xã hội)

     

    Nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo đảm lợi ích hợp pháp của người lao động, của Doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Doanh nghiệp và của người lao động) bảo đảm uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành liên quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế quy định tạm thời một số biện pháp phòng ngừa và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đưa lao động và chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như sau:

     

    CHƯƠNG I
    TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO GIÁO DỤC,
    QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH

     

    Điều 1: Công tác tuyển chọn và đào tạo, giáo dục định hướng cho người lao động, (kể cả lao động làm việc ở nước ngoài theo hình thức tu nghiệp sinh) và chuyên gia trước khi đi:

    1- Khi tuyển chọn, Doanh nghiệp phải công khai về số lượng, tiêu chuẩn, giới tính, tuổi đời, thời gian tuyển, công việc mà người lao động sẽ đảm nhiệm, nơi làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc và sinh hoạt, tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và nghĩa vụ của người lao động. Doanh nghiệp thực hiện tuyển chọn trực tiếp đúng số lượng, chất lượng lao động, có tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt theo hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết.

    2- Doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tiếp nhận để tổ chức đào tạo, giáo dục định hướng theo chương trình thống nhất do Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về nội dung và thời gian (ít nhất một tháng), riêng chuyên gia, tổ chức đào tạo theo chương trình quy định của Bộ chủ quản. Quá trình đào tạo, giáo dục định hướng đối với người lao động và chuyên gia phải được tổ chức chặt chẽ; kết thúc khoá học phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và ý thức chấp hành nội quy của học viên. Không được đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài khi chưa đào tạo, giáo dục định hướng hoặc học không đạt kết quả.

     

    Điều 2: Doanh nghiệp phải ký hợp đồng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với người lao động (theo mẫu số 1 kèm theo Quy chế này), đối với chuyên gia theo mẫu quy định của Bộ chủ quản, trong đó ghi rõ trách nhiệm của Doanh nghiệp, của người lao động và chuyên gia trong việc thực hiện hợp đồng đã ký và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong hai bên vi phạm hợp đồng.

     

    Điều 3: Chế độ tài chính:

    Doanh nghiệp phải công khai trên báo và tại văn phòng Doanh nghiệp các khoản tiền người lao động và chuyên gia phải nộp; thực hiện thu trực tiếp từ người lao động và chuyên gia, không thu qua tổ chức kinh tế, cá nhân trung gian.

     

    Điều 4: Công tác quản lý lao động ở nước ngoài:

    1- Doanh nghiệp phải phối hợp chặt chẽ với tổ chức tiếp nhận người lao động trong việc quản lý, giáo dục người lao động, xử lý những phát sinh về quan hệ lao động ở nước ngoài.

    2- Nếu có số lượng từ 500 lao động hoặc dưới 500 lao động nhưng ở địa bàn mới, phức tạp thì Doanh nghiệp phải cử cán bộ quản lý lao động.

    3- Cán bộ Doanh nghiệp đi quản lý lao động ở nước ngoài phải có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ đáp ứng nhiệm vụ được giao và có trách nhiệm: theo dõi, giám sát việc thực hiện hợp đồng đã ký; xử lý tranh chấp lao động và những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động cho đến khi hoàn thành hợp đồng và đưa người lao động và chuyên gia về nước.

    4- Doanh nghiệp phải thông báo cán bộ được cử đi quản lý cho Cục Quản lý lao động với người nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước nhận lao động. Cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài chịu sự chỉ đạo quản lý Nhà nước của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại.

    5- Những vấn đề phát sinh của người lao động và chuyên gia ở nước ngoài vượt quá phạm vi thẩm quyền thì Doanh nghiệp phải báo cáo ngay với cơ quan chủ quản bằng văn bản để xin ý kiến chỉ đạo; đồng thời phải báo cáo bằng văn bản với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại và Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    CHƯƠNG II
    TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, CỦA NGƯỜI
    LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA VÀ CỦA CƠ QUAN CHỦ QUẢN

     

    Điều 5: Trách nhiệm của Doanh nghiệp

    1- Thực hiện đúng hợp đồng đã ký với tổ chức tiếp nhận lao động và chuyên gia; giải thích rõ các điều khoản trong hợp đồng ký với tổ chức tiếp nhận có liên quan đến người lao động và chuyên gia.

    2- Làm tốt công tác thông tin 2 chiều giữa các Doanh nghiệp và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về thị trường lao động và tình hình làm việc, sinh sống của người lao động.

    3- Doanh nghiệp phải thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý theo quy định; phải lập sổ theo dõi lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài (Theo mẫu số 2 kèm theo Quy chế này). Trường hợp người lao động và chuyên gia bỏ hợp đồng thì Doanh nghiệp vẫn có trách nhiệm giải quyết mọi phát sinh liên quan cho đến khi người lao động và chuyên gia về nước và được khấu trừ các khoản tiền đã chi để giải quyết hậu quả do người lao động và chuyên gia vi phạm.

     

    Điều 6: Trách nhiệm của người lao động và chuyên gia:

    1- Trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải qua khoá đào tạo, giáo dục định hướng và đạt kết quả kiểm tra cuối khoá học.

    2- Chấp hành pháp luật, quy chế và nội quy của cơ quan, tổ chức tiếp nhận hoặc của Doanh nghiệp nước ngoài đã ký trong hợp đồng.

    3- Không được tham gia các hoạt động, hội họp hoặc đình công bất hợp pháp.

    4- Ký và thực hiện đầy đủ hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với Doanh nghiệp Việt Nam và hợp đồng lao đồng với chủ sử dụng lao động và chuyên gia, làm việc đúng nơi quy định được ký trong hợp đồng. Cấm tự ý bỏ đi làm việc ở nơi khác. Khi hết hạn hợp đồng nếu muốn gia hạn thì phải được sự đồng ý của Doanh nghiệp cử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn tiếp thì phải về nước.

     

    Điều 7: Trách nhiệm của cơ quan chủ quản:

    Chỉ đạo các Doanh nghiệp tổ chức quản lý từ khâu tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, thu chi tài chính theo quy định; ký kết hợp đồng và quản lý người lao động và chuyên gia nước ngoài; giải quyết các vấn đề phát sinh. Những vụ việc phức tạp, phải phối hợp với Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng khác giải quyết, không để kéo dài, gây hậu quả.

     

    CHƯƠNG III
    XỬ LÝ VI PHẠM

     

    Điều 8: Đối với Doanh nghiệp:

    1- Các hành vi vi phạm:

    - Hợp đồng ký kết không đủ, không đúng nội dung theo quy định, không đăng ký thực hiện hợp đồng mà đã tổ chức tuyển chọn lao động; tuyển chọn qua trung gian; không công khai số lượng, tiêu chuẩn, giới tính, tuổi đời, nghề, tiền lương và nghĩa vụ của người lao động và chuyên gia.

    - Đưa người lao động chưa qua đào tạo theo quy định của Cục Quản lý lao động với nước ngoài và người chuyên gia chưa qua đào tạo theo quy định của Bộ chủ quản đi làm việc ở nước ngoài.

    - Trước khi đưa đi, không ký hoặc ký không đúng nội dung hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với người lao động.

    - Thu tiền không đúng quy định, thu tiền thông qua trung gian.

    - Để người lao động và chuyên gia tự ý bỏ đi làm việc nơi khác từ 5% trở lên so với tổng số lao động đưa đi theo từng hợp đồng.

    - Để xẩy ra tranh chấp mà xử lý không kịp thời, gây hậu quả xấu.

    2- Các hình thức xử lý vi phạm:

    Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, Doanh nghiệp sẽ bị xử lý như sau:

    - Cảnh cáo và thông báo chung.

    - Đình chỉ việc đưa người lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian một năm kể từ ngày có quyết định;

    - Thu hồi giấy phép hoạt động.

     

    Điều 9: - Đối với người lao động và chuyên gia:

    1- Các hành vi vi phạm:

    - Vi phạm hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan, tổ chức tiếp nhận hoặc chủ sử dụng lao động và chuyên gia;

    - Đình công trái pháp luật nước sở tại;

    - Tổ chức, lôi kéo, đe doạ buộc người khác vi phạm hợp đồng hoặc tham gia đình công trái pháp luật.

    2- Các hình thức xử lý vi phạm:

    Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

    - Buộc về nước chịu toàn bộ chi phí và không được hoàn trả tiền đặt cọc.

    Doanh nghiệp thông báo cho địa phương và gia đình người lao động và chuyên gia biết.

    - Nếu gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải bồi thường theo pháp luật

    - Không được tái tuyển đi làm việc ở nước ngoài.

    - Kết thúc hợp đồng không về nước thì không được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành.

     

    CHƯƠNG IV
    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 10: Các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp trực thuộc thực hiện Quy chế này.

     

    Điều 11: Các doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện và phổ biến Quy chế này đến người lao động trước khi đưa họ ra nước ngoài làm việc.

     

    Điều 12: Cục Quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này. Nếu phát hiện có vi phạm Quy chế phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo các cơ quan có trách nhiệm xử lý.


    MẪU SỐ 1
    Ban hành kèm theo Quy chế ngày 30 tháng 06 năm 1999
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

    (giữa người lao động và doanh nghiệp Việt Nam)

    Hợp đồng đi làm việc có thời hạn tại nước......................

    Hôm nay, ngày tháng năm 199

     

    Chúng tôi gồm:

    1- Tên doanh nghiệp Việt Nam:................................................................

    - Đại diện là Ông, Bà:...............................................................................

    - Chức vụ:.................................................................................................

    - Địa chỉ cơ quan:......................................................................................

    - Điện thoại:..............................................................................................

    2- Họ và tên người lao động:.....................................................................

    - Ngày, tháng, năm sinh:...........................................................................

    - Số hộ chiếu:............................................; ngày cấp:...............................

    - Số chứng minh thư:..................................; ngày cấp:..............................

    Cơ quan cấp:...............................................; nơi cấp:................................

    ...................................................................................................................

    - Địa chỉ trước khi đi:.................................................................................

    - Nghề nghiệp trước khi đi:........................................................................

    - Khi cần báo tin cho:................................; địa chỉ....................................

    ...................................................................................................................

    Hai bên thoả thuận và cam kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:

     

    Điều 1: Thời hạn và công việc của hợp đồng:

    - Thời hạn hợp đồng:..................................................................................

    - Thời gian thử việc:...................................................................................

    - Thời gian làm việc: (giờ/ngày, giờ/tuần, các ngày nghỉ v.v...)

    - Nước đến làm việc:

    - Nơi làm việc của người lao động........ (nhà máy, công trường, cơ quan, tổ chức tiếp nhận)...................................................................................................

    - Loại công việc:...............................................................................

     

    Điều 2: Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động:

    A/ Quyền lợi:

    1- Tiền lương theo hợp đồng mà doanh nghiệp Việt Nam ký với tổ chức kinh tế nước ngoài:........../ tháng

    2- Tiền lương làm thêm giờ:........... (ghi rõ mức được hưởng nếu có)............

    3- Tiền thưởng:........ (nếu có).........................................................................

    4- Tiền lương thực lĩnh hàng tháng (sau khi trừ các khoản phí dịch vụ, phí quản lý ở nước ngoài, bảo hiểm xã hội... và các khoản phải nộp khác theo luật pháp Nhà nước Việt Nam và luật pháp của nước đến làm việc là:................/ tháng

    5- Chi trả lương: (chi trả hàng tháng tại đâu, ai trả....... ghi rõ vào hợp đồng)

    6- Điều kiện ăn, ở: (ghi rõ chỗ ở miễn phí hay tự trả, điều kiện ở chống nóng, chống lạnh, đệm, giường, chăn gối, nhà tắm v.v...)

    7- Được hưởng bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm y tế theo quy định của ai?

    8- Trong thời gian làm việc tại nước ngoài lao động bị ốm nặng ai chịu tiền viện phí (ghi rõ).

    9- Được cung cấp trang thiết bị bảo hộ lao động (ghi rõ ai cung cấp).

    10- Tiền cho phương tiện đi, về, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc v.v...).

    B/ Nghĩa vụ của người lao động:

    1- Người lao động phải qua kiểm tra sức khoẻ và làm hồ sơ gồm: lý lịch có xác nhận của cấp phường, thị trấn, xã thủ tục cho xuất cảnh.

    2- Thực hiện đầy đủ các điều khoản thuộc trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động trong các hợp đồng đã ký kết: giữa doanh nghiệp Việt Nam với người lao động và tổ chức kinh tế nước ngoài.

    3- Tự chịu trách nhiệm về những thiệt hại do người lao động gây ra trong thời gian sống và làm việc tại...............;

    4- Phải nộp cho doanh nghiệp Việt Nam trước khi đi một khoản tiền sau:

    - Tiền đặt cọc theo quy định là:..................................................................

    - Tiền phí dịch vụ:.......................................................................................

    - Tiền bảo hiểm xã hội:...............................................................................

    - Phí quản lý ở nước ngoài (nếu có):..........................................................

    - Tiền vé máy bay từ Việt Nam đến nước làm việc:...................................

    5- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nước đến làm việc, nội quy, quy chế, chế độ làm việc của cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận lao động.

    6- Không được tham gia các hoạt động chính trị hoặc hội họp bất hợp pháp hoặc đình công trái pháp luật;

    7- Thực hiện đúng thời gian làm việc ở cơ quan, tổ chức hoặc doanh nghiệp tiếp nhận được chỉ định cho đến khi hết hạn hợp đồng. Khi kết thúc hợp đồng nếu gia hạn phải được sự đồng ý của doanh nghiệp cử đi và tổ chức tiếp nhận, nếu không được gia hạn thì phải về nước không ở lại bất hợp pháp, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc vi phạm hợp đồng, phải bồi hoàn thiệt hại cho doanh nghiệp, mức độ bồi thường theo các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam và nước đến làm việc.

     

    Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp Việt Nam:

    A/ Quyền hạn:

    1- Được thu các khoản tiền theo quy định tại mục B Điều 2 trên đây.

    2- Giám đốc doanh nghiệp có quyền thi hành kỷ luật với các hình thức phê bình, cảnh cáo hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đối với người vi phạm hợp đồng và đòi người lao động phải bồi thường mọi chi phí và thiệt hại do lỗi của người lao động gây ra (nếu có).

    B/ Trách nhiệm:

    1- Làm thủ tục xin cấp hộ chiếu, thủ tục với phía đối tác xin viza, mua vé máy bay, thực hiện chương trình tập huấn bắt buộc cho người lao động trước khi đi ra nước ngoài.

    2- Thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo Điều 2 mục A hợp đồng này.

    3- Giám sát tổ chức tiếp nhận, sử dụng lao động về việc thực hiện các điều khoản đã ký bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

    4- Doanh nghiệp có trách nhiệm giữ khoản tiền đặt cọc, đảm bảo khi người lao động về nước nếu không gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì phải hoàn trả lại cho người lao động kể cả tiền lãi, trả sổ BHXH, sổ lao động cho người lao động.

    5- Quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài, trực tiếp giải quyết và xử lý các vấn đề phát sinh từ khi đưa đi đến khi thanh lý hợp đồng, chuyển trả về nơi trước khi đi.

     

    Điều 4: Trách nhiệm hợp đồng

    Hai bên thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng, trường hợp một trong hai bên vi phạm sẽ bị xử phạt theo Luật Lao động và các Luật pháp có liên quan, quy trách nhiệm bồi thường vật chất theo mức độ thiệt hại do mỗi bên gây ra.

     

    Điều 5: Gia hạn hợp đồng

    Trường hợp, hợp đồng giữa người lao động và tổ chức nhận được gia hạn thêm thì doanh nghiệp Việt Nam và người lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều khoản tại Điều 2, Điều 3 của hợp đồng này.

     

    Điều 6: Hộp đồng này được làm thành hai bản, một bản do doanh nghiệp giữ, một bản do người lao động giữ để thực hiện, có hiệu lực kể từ ngày ký và có giá trị trong thời hạn.......... năm.

    Hai bên đại diện doanh nghiệp và người lao động đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản trên đây nhất trí ký tên.

     

    Người lao động

    (ký tên, ghi rõ họ tên)

    Đại diện doanh nghiệp

    (ký tên, đóng dấu)


    MẪU SỐ 2

    Ban hành kèm theo Quy chế ngày 30 tháng 06 năm 1999
    của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    SỔ THEO DÕI LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI

     

    Số TT

    Họ và tên

    Ngày tháng năm sinh

    Số hộ chiếu

    Ngày cấp hộ chiếu

    Ngày đi

    Địa chỉ làm việc ở nước ngoài

    Họ và tên địa chỉ người nhận tin ở VN

    Ngày về nước

    Ghi chú

     

     

    Nam

    Nữ

     

     

     

     

     

     

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Quyết định 725/1999/QĐ-BLĐTBXH xử lý vi phạm trong đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:725/1999/QĐ-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Quyết định
    Ngày ban hành:30/06/1999
    Hiệu lực:15/07/1999
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Vi phạm hành chính
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X