hieuluat

Thông tư 08/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:08/2000/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Lê Duy Đồng
    Ngày ban hành:29/03/2000Hết hiệu lực:02/04/2004
    Áp dụng:13/04/2000Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 08/2000/TT-BLĐTB&XH NGÀY 29 THÁNG 03 NĂM 2000
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
    CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP,
    TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM

     

    Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam và Nghị định số 169/1999/NĐ-CP ngày 03-12-1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam; Sau khi có ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam như sau:

     

    I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     

    Đối tượng áp dụng cấp giấy phép lao động là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là người lao động nước ngoài) làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam (gọi chung là người sử dụng lao động) sau đây:

    1. Doanh nghiệp Nhà nước;

    2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

    a. Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài;

    b. Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài;

    c. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (trường hợp này doanh nghiệp Việt Nam chịu trách nhiệm làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài).

    d. Doanh nghiệp BOT (thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), doanh nghiệp BTO (thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh) và doanh nghiệp BT (thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao).

    3. Doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

    4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (bao gồm cả các cơ sở sản xuất - kinh doanh và hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh nếu được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép tuyển lao động nước ngoài);

    5. Đơn vị sự nghiệp hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế;

    6. Tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính Nhà nước, lực lượng vũ trang, đoàn thể nhân dân, tổ chức chính trị - xã hội khác;

    7. Nhà thầu (thầu chính, thầu phụ) là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam hoặc nước ngoài nhận thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân;

    8. Cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, giáo dục và đào tạo;

    9. Văn phòng đại diện công ty nước ngoài, chi nhánh các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện các tổ chức: kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hoá giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật.

    10. Ngân hàng liên doanh với nước ngoài, chi nhánh ngân hàng liên doanh với nước ngoài, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, công ty liên doanh bảo hiểm hoặc công ty liên doanh môi giới bảo hiểm, chi nhánh tổ chức luật sư nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam.

    11. Hợp tác xã.

    Trong các doanh nghiệp, tổ chức nêu trên (từ điểm 1 đến điểm 11) các đối tượng sau đây không thuộc diện cấp giấy phép lao động:

    - Người nước ngoài được người sử dụng lao động thuê để xử lý khó khăn trong trường hợp khẩn cấp (trường hợp khẩn cấp được quy định là những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không thể xử lý được); nếu thời gian để xử lý khó khăn trong trường hợp khẩn cấp từ 6 tháng trở lên, thì trong 2 tháng đầu vào Việt Nam làm việc người nước ngoài được thuê vẫn phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động theo quy định tại Thông tư này;

    - Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

    - Người nước ngoài là trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh.

     

    II. THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG, GIA HẠN
    GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

     

    1. Cấp giấy phép lao động.

    a) Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động

    Người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ tới cơ quan Nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền (theo quy định tại Mục IV của Thông tư này) để xin cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, bộ hồ sơ gồm có:

    - Các giấy tờ của người sử dụng lao động, gồm:

    + Đơn xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài (theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này);

    + Một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy cho phép đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam;

    + Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép tuyển người nước ngoài theo quy định tại khoản1 Điều 7 của Nghị định số 58/CP ngày 03-10-1996 của Chính phủ (theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này).

    + Bản sao hợp đồng lao động có thời hạn đã giao kết với người sử dụng lao động có xác nhận của người sử dụng lao động này hoặc quyết định cử làm việc ở Việt Nam của phía nước ngoài (đối với trường hợp người nước ngoài hiện đang ở Việt Nam); hoặc văn bản của người sử dụng lao động về dự kiến sẽ giao kết hợp đồng lao động hay dự kiến quyết định sẽ cử làm việc ở Việt Nam.

    - Các giấy tờ của người lao động nước ngoài, gồm:

    + Đơn xin cấp giấy phép lao động tại Việt Nam (theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

    + Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam cấp.

    Trường hợp người nước ngoài đang cư trú ở nước ngoài thì phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

    + Bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người nước ngoài. Chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề của người lao động nước ngoài, bao gồm: bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương trở lên hoặc giấy chứng nhận về tay nghề của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của nước đó.

    Đối với người lao động nước ngoài là nghệ nhân những ngành nghề truyền thống hoặc người có nhiều kinh nghiệm trong nghề nghiệp, trong điều hành sản xuất, quản lý nếu không có chứng chỉ thì phải có bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý được cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang quốc tịch xác nhận.

    + Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện cấp tỉnh trở lên của Việt Nam cấp hoặc do bệnh viện, cơ sở chữa bệnh khác nhưng phải tương đương bệnh viện cấp tỉnh. Nếu giấy chứng nhận sức khoẻ được cấp ở nước ngoài thì theo quy định của nước đó.

    Giấy chứng nhận sức khoẻ có giá trị trong thời hạn 6 tháng (sáu tháng) kể từ ngày cấp tới ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

    + Lý lịch tự thuật có dán một ảnh mầu của người nước ngoài, kích thước ảnh 3cm x 4cm, (theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

    + Ba ảnh màu, kích thước (3cm x 4cm), đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, ảnh chụp không quá một năm tính đến ngày nhận hồ sơ xin cấp giấy phép lao động.

    Phiếu lý lịch tư pháp, giấy chứng nhận sức khoẻ, lý lịch tự thuật, bản sao chứng chỉ về trình độ chuyên môn tay nghề, bản tự nhận xét về trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ quản lý nếu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được hợp pháp hoá lãnh sự hoặc được cơ quan công chứng Nhà nước Việt Nam chứng nhận.

    b) Cấp giấy phép lao động:

    - Giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của hợp đồng lao động đã giao kết hoặc dự kiến sẽ giao kết, hoặc theo quyết định cử sang làm việc của phía nước ngoài. Thời hạn của hợp đồng lao động để cấp giấy phép lao động là thời hạn của hợp đồng lao động xác định từ 1 năm đến 3 năm, hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo công việc nhất định dưới 1 năm.

    - Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Trong trường hợp không cấp được giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    2. Gia hạn giấy phép lao động

    a) Hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động: chậm nhất là 30 ngày, trước ngày hợp đồng lao động cũ hết hạn, người sử dụng lao động phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ xin gia gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan nhà nước được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền để xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài bộ hồ sơ gồm có:

    - Đơn xin gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này). Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế; họ tên người Việt Nam đã hoặc đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài.

    - Bản sao hợp đồng lao động đã gia hạn. Bản sao này phải có xác nhận và đóng dấu của người sử dụng lao động.

    - Giấy phép lao động đã được cấp.

    b) Gia hạn giấy phép lao động:

    - Giấy phép lao động đã cấp được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn giấy phép lao động tương ứng với thời gian gia hạn của hợp đồng lao động đã giao kết.

    Ví dụ: Ông A đã giao kết hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm với công ty X và được cấp giấy phép lao động với thời hạn là 3 năm. Do nhu cầu ông A và công ty X đã thoả thuận gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết thêm 3 năm, thì giấy phép lao động đó được gia hạn với thời hạn là 3 năm.

    - Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền phải gia hạn giấy phép lao động. Trường hợp không gia hạn thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Không gia hạn cho những người vi phạm nghiêm trọng pháp luật lao động Việt Nam.

    3. Cấp lại giấy phép lao động đối với các trường hợp bị mất hoặc hỏng.

    a) Hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động: trường hợp giấy phép lao động đã được cấp bị mất hoặc bị hỏng, người lao động nước ngoài phải làm đơn xin cấp giấy phép lao động, có xác nhận và đề nghị của người sử dụng lao động gửi cho cơ quan đã cấp giấy phép lao động (theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này).

    b) Cấp lại giấy phép lao động: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ xin cấp lại giấy phép lao động, cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã cấp giấy phép lao động mà bị mất hoặc bị hỏng) xem xét và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

     

    III. GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG:

     

    1. Giấy phép lao động được cấp theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại Quyết định số 311/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 29 tháng 03 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành mẫu giấy phép lao động, in và phát hành, quản lý giấy phép lao động cấp cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

    2. Giấy phép lao động phải ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu quy định.

    3. Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp sau đây:

    a. Giấy phép lao động hết thời hạn;

    b. Hợp đồng lao động chấm dứt trước thời hạn;

    c. Giấy phép lao động bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi do vi phạm pháp luật Việt Nam;

    d. Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động chấm dứt hoạt động do giải thể, phá sản, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh, giấy phép kinh doanh hết thời hạn, hoặc chủ doanh nghiệp rút giấy phép kinh doanh;

    đ. Hiệp định hợp tác lao động, hợp đồng đầu tư hết hiệu lực.

    4. Người lao động nước ngoài có trách nhiệm giữ giấy phép lao động trong thời hạn làm việc được quy định của giấy phép lao động đã được cấp. Trong thời hạn 15 ngày (mười lăm ngày) kể từ ngày giấy phép lao động đó hết hiệu lực, người lao động nước ngoài phải nộp giấy phép lao động cho người sử dụng lao động để nộp lại cho cơ quan cấp giấy phép lao động.

     

    IV. UỶ QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
    CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI

     

    1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ doanh nghiệp, tổ chức thuộc quyền quản lý của ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh) theo đúng quy định của pháp luật kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

    2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (bao gồm cả các Ban quản lý khu công nghiệp trực thuộc Ban quản lý khu công nghiệp Việt Nam) cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức thuộc Ban quản lý khu công nghiệp đó quản lý theo đúng quy định của pháp luật, kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2000.

    3. Huỷ bỏ việc uỷ quyền: trường hợp cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động và cấp lại giấy phép lao động không thực hiện đúng quy định về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ huỷ bỏ việc uỷ quyền đối với những trường hợp đó.

     

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

    a) Thực hiện đúng các quy định của Thông tư này.

    b) Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài đang làm việc tại thời điểm 30/6/2000 với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính (theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này), trước ngày 15/7/2000.

    c) Báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (nơi đặt trụ sở chính) trước ngày 15/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 15/1 năm sau đối với báo cáo cả năm (theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này).

    2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh có trách nhiệm:

    a. Tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động, hồ sơ xin gia hạn giấy phép lao động, hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động;

    b. Cấp giấy phép lao động, gia hạn giấy phép lao động, cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài;

    c. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện việc sử dụng giấy phép lao động ở các doanh nghiệp, tổ chức đã được cấp giấy phép lao động;

    d. Tiếp nhận và tổng hợp tình hình sử dụng người lao động nước ngoài từ người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền quản lý.

    đ. Đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp để báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài tại thời điểm 30/6/2000 với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này) trước ngày 31/7/2000;

    e. Tổng hợp báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 31/1 năm sau đối với báo cáo cả năm (theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này).

    3. Người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động theo quy định tại Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 18-03-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nếu còn hiệu lực thì tiếp tục sử dụng cho đến khi hết hiệu lực. Khi hết hiệu lực, nếu có nhu cầu gia hạn giấy phép lao động thì được gia hạn theo thời gian gia hạn của hợp đồng lao động đã giao kết và được thực hiện tại cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền. Đối với những trường hợp bị mất hoặc bị hỏng giấy phép lao động mà trước đây được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp thì việc cấp lại giấy phép lao động cũng được thực hiện tại cơ quan được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội uỷ quyền.

    4. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/LĐTBXH-TT ngày 18-03-1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam.

    Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có gì vướng mắc, kịp thời phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.

     


    MẪU SỐ 1:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH
    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    Tên đơn vị:

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ....., ngày ... tháng ..... năm .....

     

    ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

     

    Kính gửi:.....................................................

     

    Công ty (doanh nghiệp, tổ chức): .........................................................................

    Địa chỉ: .................................................................................................................

    Điện thoạt: ............................................................................................................

    Giấy phép kinh doanh số: .....................................................................................

    Cơ quan cấp: .................................................. Ngày cấp: .....................................

    Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:...............................................................................

    Được sự chấp thuận của: .......................................................................................

    Tại công văn số: ................................................ V/v xin tuyển người nước ngoài.

    Đề nghị: .......................... cấp giấy phép lao động cho:

    Ông (bà): ........................................................... Quốc tịch:..................................

    Ngày tháng năm sinh:............................................................................................

    Trìng độ chuyên môn: ...........................................................................................

    Chức danh công việc .............................................................................................

    Thời hạn làm việc: .................................................................................................

    Hợp đồng lao động số: ........ ngày .../..../.... (hoặc Quyết định cử sang làm việc số:......... ngày .../..../... hoặc dự kiến sẽ giao kết hợp đồng lao động hay dự kiến quyết định cử sang làm việc từ ngày..../..../.... đến ngày.../.../..., địa điểm làm việc....................................................... công việc sẽ đảm nhận:................................................, mức lương:...............................)

    Lý do phải tuyển lao động nước ngoài: .............................................................................

     

    Tổng giám đốc, Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

     

     

    MẪU SỐ 2:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH
    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    Tên đơn vị:...............

    .................................

    Số:............................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ....., ngày ... tháng ..... năm .....

     

    Kính gửi:.........................................................

     

    - Căn cứ Nghị định số 58/CP ngày 3-10-1996 và Nghị định số 169/1999/NĐ-CP ngày 03-12-1999 của Chính phủ về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam, theo Thông tư số:.............../TT-BLĐTBXH ngày... tháng... năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    - Xét đơn xin tuyển người nước ngoài của ...................................................................

    Bộ, UBND tỉnh, thành phố, Hội đồng quản trị Tổng công ty (1)....................................

    1. Chấp thuận cho công ty ............................................................................................

    Được tuyển (2) ............. người nước ngoài để làm những công việc sau đây:

    a)......................... thời hạn:..............năm

    b) ........................ thời hạn: .............năm

    c) ......................... thời hạn: ............ năm

    2. Công ty (doanh nghiệp, tổ chức) phải làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật.

     

    Bộ , UBND, Hội đồng quản trị (3)

    .........................................

     

    Ghi chú: (1, 3): những chỗ không cần thiết

    (2): Ghi rõ số lượng cho phép tuyển


    MẪU SỐ 3:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT-BLĐTBXH

    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ....., ngày ... tháng ..... năm .....

     

    ĐƠN XIN CẤP GIẤYPHÉP LAO ĐỘNG

    (APPLICATION FOR WORK PERMIT)

     

    Kính gửi:................................................................................................

     

    1. Họ và tên: .................................. 2. Nam nữ..................

    Fullname Sex

    3. Ngày, tháng, năm sinh:.............. 4. Nơi sinh:................

    Date of birth Place of birth

    5. Quốc tịch:...............................................

    Nationality

    6. Hộ chiếu số: ................................ 7. Ngày cấp: ...............

    Number passport Date

    8. Cơ quan cấp:......................................................................

    lssued by

    9. Trình độ văn hoá:...............................................................

    Education level

    10. Trình độ chuyên môn tay nghề:.......................................

    Professional qualification

    11. Sau khi tìm hiểu pháp luật lao động của Việt Nam và hoạt động của doanh nghiệp tổ chức:

    Having studied the labour legislation of Vietnam and operation of the enterprise (organization)

    .......................................................................................................................................

    Tôi đã ký hợp đồng lao động hoặc dự kiến sẽ sang làm việc với..................................

    l have entered into an employment contract with..........................................................

    với thời hạn từ........ đến ngày...............

    For the duration from to

    12. Nay làm đơn này đề nghị cấp giấy phép lao động cho tôi được làm việc

    Now l submit this application for a work permit at

    .............................................................................................................................

    13. Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    Xin gửi tới Quý cơ quan lời chào trân trọng.

    I promise to obey fully the law of Vietnam and will bear all responsipility for any violation.

     

    Người làm đơn

    (Ký tên)

    Signature of Applicant


    MẪU SỐ 4:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH
    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    nh

    3cm x 4cm

     
     


    LÝ LỊCH TỰ THUẬT

    Curriculum vitae (for foreigner)

     

     

    I- SƠ YẾU LÝ LỊCH

     

    1. Họ và tên:..........................

    Full name

    2. Giới tính: ...........................

    Sex

    3. Ngày, tháng, năm sinh:...................

    Date of birth

    4. Tình trạng hôn nhân: .....................

    Marital status

    5. Quốc tịch gốc: ...................

    Nationality of origin

    6. Quốc tịch hiện tại:...............

    Present nationality

    7: Nghề nghiệp hiện tại: ....................

    Present profession

    8: Nơi làm việc cuối cùng hoặc hiện tại:....................

    Last or present work place

     

    II- QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

    Training Background

    ....................................................................................................................

    ....................................................................................................................

     

    III- QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC CỦA BẢN THÂN (KỂ CẢ Ở VIỆT NAM)

    Employment Records

     

    9. Đã làm việc ở nước ngoài: .........

    Employment outside Vietnam

    10. Đã làm việc ở Việt Nam ........

    Employment in Vietnam

    ........................................................

    ......................................................

    IV- LÝ LỊCH VỀ TƯ PHÁP

    Legal Status

    11. Đã vi phạm pháp luật Việt Nam lần nào chưa?

    Have you ever violated the Vietnamese law?.

    ..............................................................

    ..............................................................

    12. Đã vi phạm pháp luật nước ngoài lần nào chưa? Mức độ vi phạm?

    Have you ever violated law of any other country? Level of violation?

    ..............................................................

    ..............................................................

    13. Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm.

    I certify that these statements are true to the best of my knowledge and will be responsible for their correctness.

     

    Ngày ....tháng .....năm..........

    Người khai ký tên

    (Siganature)


    MẪU SỐ 5

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH
    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    Tên đơn vị:............

    ..............................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ....., ngày ... tháng ..... năm .....

     

    ĐƠN XIN GIA HẠN GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

     

    Kính gửi:............................................

     

    Tên doanh nghiệp, tổ chức: .............................................

    Địa chỉ: ............................... Điện thoại:..........................

    Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: ........................................

    Xin gia hạn giấy phép lao động cho:

    Ông (bà): ...................................... Quốc tịch:..................

    Chức danh công việc: .......................................................

    Giấy phép lao động số: ....................................................

    Thời hạn từ ngày ...... /...../....... đến ngày ..... / ..... / .......

    Lý do xin gia hạn giấy phép:

    - Lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế (Nêu rõ họ tên người Việt Nam đã hoặc đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người nước ngoài):

    ........................................................................

    Lý do khác:

    ........................................................................

    ........................................................................

     

    Tổng Giám đốc, Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)


    MẪU SỐ 6:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH
    ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

    ..........., ngày .......tháng ........năm .........

    ĐƠN XIN CẤP LẠI GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

    (APPLICATION FOR RE-ISSUE OF WORK PERMIT)

     

    Kính gửi: ........................................................................

     

    1. Họ và tên: ...................................... 2. Nam, nữ:....................

    Full name Sex

    3. Ngày, tháng, năm sinh:................... 4. Nơi sinh:....................

    Date of birth Place of binh

    5. Quốc tịch: .......................................

    Nationality

    6. Hộ chiếu số: ..................................... 7. Ngày cấp: ...................

    Number passport Date

    8. Cơ quan cấp: ...............................................

    Issued by

    9. Trình độ chuyên môn tay nghề: ............

    Professional qualification

    10. Tôi đã giao kết hợp đồng lao động với (hoặc quyết định cử sang làm việc)............

    I have entered in to an employment contract with..........

    với thời hạn từ ........ đến ngày..........

    For the duration from to

    11. Tôi đã được cấp giấy phép lao động số:............... ngày .....................

    A work permit number...... dated........ was issued to me

    với thời hạn từ .................. đến ngày.............

    For the duration from to

    12. Lý do xin cấp lại giấy phép lao động.......

    Reason for re-application:

    ................................................................................................................

    Tôi xin chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Nếu vi phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

    l promise to obey fully the law of Vietnam and will bear all responsibility for any violation.

     

    Xác nhận và đề nghị của người Người làm đơn

    sử dụng lao động (Ký tên)

    (ký tên, đóng dấu) Signature of Applicant

     

     

     

     

     

     


    MẪU SỐ 7:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    Tên đơn vị:...............................

    .................................................

    Số:...........................................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ......., ngày ....tháng ... năm .......

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
    ĐANG LÀM VIỆC TẠI ĐƠN VỊ TẠI THỜI ĐIỂM 30/6/2000

    Kính gửi:.....................................

    Số
    TT

    Họ và tên

    Tuổi

    Giới tính

    Trình độ chuyên môn, tay nghề

    Chức danh đang làm

    Mức lương

    Thời hạn làm việc

    Thời hạn giao kết hợp đồng lao động

    Cấp giấy phép

    Thời hạn gia hạn

     

    Ghi chú

     

     

     

    Nam

    Nữ

    Người nước

    ngoài

    Người Việt Nam

    định cư ở nước ngoài

     

     

    Thời hạn làm việc

    Ngày

    bắt

    đầu

    Ngày hết hạn

    Dưới 1 năm

    Từ

    1-2 năm

    3 năm

    Không thuộc diện cấp giấy phép

    Đã cấp giấy phép (nếu có ghi theo số GFLĐ)

    Chưa cấp giấy phép

     

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    x

    x

     

    x

     

     

     

     

     

     

    x

    x

    x

    x

    x

    x

     

     

     

    Tổng giám đốc, Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

     

    Ghi chú: Cột 8: Nếu có chứng chỉ trình độ chuyên môn tay nghề thì ghi theo chứng chỉ, nếu là nghệ nhân và nghề truyền thống ghi theo nghệ nhân hoặc nghề truyền thống.


    MẪU SỐ 8:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    UBND TỈNH, TP................

    SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

    (BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP)

    Số:............................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ........., ngày...... tháng ...... năm ............

     

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
    ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 30/6/2000

    Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách lao động và việc làm)

     

    STT

    Tên đơn vị

    Tổng số lao động nước ngoài

    Quốc tịch

    Trình độ

    Chức danh

    Mức lương bình quân (USD)

    Cấp giấy phép

    Thời hạn giao kết
    hợp đồng lao động

    Số người gia hạn

    Ghi chú

     

     

    Tổng số

    Tr. đó: nữ

    Người nước ngoài

    Người VN định cư ở nước ngoài

    Có chứng chỉ chuyên môn, tay nghề

    Nghệ nhân, nghề truyền thống

    TGĐ, PTGĐ, GĐ và PGĐ

    Kỹ thuật quản lý

    Khác

     

    Không thuộc diện cấp giấy phép lao động

    Đã cấp giấy phép lao động

    Chưa cấp giấy phép lao động

    Dưới 1 năm

    Từ 1-2 năm

    3 năm

     

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

     

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

     

     

    GIÁM ĐỐC (TRƯỞNG BAN)

    (Ký tên, đóng dấu)

    MẪU SỐ 9:

    Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    TÊN ĐƠN VỊ:

    ....................................

    Số:............................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ........., ngày...... tháng ...... năm ............

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
    6 THÁNG ĐẦU NĂM..... (HOẶC NĂM....)

    Kính gửi:............................

    Số
    TT

    Họ và tên

    Tuổi

    Giới tính

    Quốc tịch

    Trình độ

    Chức danh đang làm

    Mức lương

    Thời hạn làm việc

    Thời hạn giao kết hợp đồng lao động

    Cấp giấy phép

    Thời hạn gia hạn

    Lý do giảm

    Ghi chú

     

     

     

    Nam

    Nữ

    Người nước ngoài

    Người VN định cư ở nước ngoài

     

     

     

    Thời hạn làm việc

    Ngày bắt đầu

    Ngày hết hạn

    Dưới 1 năm

    Từ 1-2 năm

    3 năm

    Không thuộc diện cấp giấy phép

    Đã cấp giấy phép (ghi theo số GFLĐ)

    Đang làm thủ tục cấp giấy phép

     

    Giấy phép hết thời hạn

    Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn

    Giấy phép LĐ bị cơ quan Nhà nước thu hồi

    Khác

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    I

     

    1

    2

    II

     

    1

    2

    Số lao động tăng

     

     

    Số lao động giảm

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Tổng số lao động nước ngoài có mặt đầu kỳ báo cáo: người

    Tổng số lao động nước ngoài có mặt cuối kỳ báo cáo: người

    Tổng giám đốc, Giám đốc

    (Ký tên, đóng dấu)

     


    MẪU SỐ 10:

    Ban hành kèm theo Thông tư số: 08/2000/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 3 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    UBND TỈNH, TP........................

    SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI

    (BAN QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP)

    Số:............................

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ........., ngày...... tháng ...... năm ............

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI
    6 THÁNG ĐẦU NĂM..... (HOẶC NĂM.....)

    Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Chính sách lao động và việc làm)

    STT

    Tên đơn vị

    Số LĐ nước ngoài có mặt đầu kỳ báo cáo

     

    Số lao động tăng trong kỳ báo cáo

     

    Số lao động giảm trong kỳ báo cáo

    Số LĐ nước ngoài có mặt cuối kỳ báo cáo

    Số người đã được cấp giấy phép LĐ

    Số người đang làm thủ tục cấp GFLĐ

     

     

     

    Tổng số

    Tr. đó nữ

    Quốc tịch

    Trình độ

    Chức danh

    Mức lương bình quân (USD)

    Cấp giấy phép

    Thời hạn
    giao kết
    hợp đồng
    lao động

    Số người gia hạn

    Tổng số

    Tr. đó nữ

    Lý do

     

     

     

     

     

     

     

     

    Người nước ngoài

    Người VN định cư ở nước ngoài

    Có chứng chỉ chuyên môn, tay nghề

    Nghệ nhân, nghề truyền thống

    TGĐ, PTGĐ, GĐ và PGĐ

    Kỹ thuật quản lý

    Khác

     

    Không thuộc diện cấp giấy phép LĐ

    Đã cấp giấy phép LĐ

    Chưa cấp giấy phép LĐ

    Dưới 1 năm

    Từ 1-2 năm

    3 năm

     

     

     

    Cấp giấy phép hết thời hạn

    Chấm dứt hợp đồng LĐ trước thời hạn

    Giấy phép LĐ bị cơ quan nhà nước thu hồi

    Khác

     

     

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    26

    27

    28

    29

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

     

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

    x

     

    Giám đốc (Trưởng ban)

    (Ký tên, đóng dấu)

    Ghi chú: Báo cáo của Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thì gửi 01 bản về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội của địa phương sở tại)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 58/CP của Chính phủ về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam
    Ban hành: 03/10/1996 Hiệu lực: 03/10/1996 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 169/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/CP ngày 3/1/1996 của Chính phủ về cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam
    Ban hành: 03/12/1999 Hiệu lực: 18/12/1999 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 09/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức ở Việt Nam
    Ban hành: 18/03/1997 Hiệu lực: 03/04/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Thông tư 04/2004/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 105/2003/NĐ-CP ngày 17/9/2003 của Chính phủ về tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
    Ban hành: 10/03/2004 Hiệu lực: 02/04/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10/06/2015
    Ban hành: 30/09/2015 Hiệu lực: 30/09/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 08/2000/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:08/2000/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:29/03/2000
    Hiệu lực:13/04/2000
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Lê Duy Đồng
    Ngày hết hiệu lực:02/04/2004
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X