hieuluat

Thông tư 09/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 187/2002/QĐ-TTg

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:36/2003
    Số hiệu:09/2003/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:11/05/2003
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày ban hành:15/04/2003Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:26/05/2003Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • THÔNG TƯ

    BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 09/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 15 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC HUỚNG DẪN THỰC HIỆN
    QUYẾT ĐỊNH SỐ 187/2002/QĐ-TTG NGÀY 30/12/2002 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI

     

    Thi hành Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg ngày 30/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ các quy định hiện hành về tiền lương của Nhà nước, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 2008 TC/TCNH ngày 05/3/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 195/NHNN-TCCB ngày 03/3/2003, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức ngân hàng Chính sách xã hội như sau:

     

    I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

     

    Đối tượng áp dụng chế độ tiền lương và phụ cấp theo Quyết định số 187/2002/QĐ-TTg nêu trên là cán bộ, viên chức làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội, bao gồm: Hội đồng quản trị; Cơ quan điều hành ở Trung ương; Sở giao dịch, phòng giao dịch tại chi nhánh các cấp (gọi tắt là Chi nhánh).

     

    II. CHUYỂN XẾP LƯƠNG

     

    1. Đối với thành viên Hội đồng quản trị: Xếp lương theo bảng lương Hành chính (01) ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và được hưởng phụ cấp chức vụ hoặc phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Quyết định số 83/1998/QĐ-TTg ngày 15/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 06/1998/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBXH-BTC ngày 20/10/1998 của Liên tịch Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính.

    Riêng Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị việc xếp lương và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo như Chủ tịch Hội đồng quản trị doanh nghiệp hạng đặc biệt.

    2. Đối với các thành viên Ban chuyên gia tư vấn, Ban Đại diện Hội đồng quản trị các cấp, cán bộ cấp xã, phường và các cá nhân khác làm việc cho Ngân hành Chính sách xã hội được hưởng thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của Bộ Tài chính.

    3. Đối với viên chức quản lý Cơ quan diều hành Ngân hàng chính sách xã hội ở Trung ương:

    a) Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc xếp lương theo bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp hạng đặc biệt. Việc chuyển xếp lương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/LB-TT ngày 25/6/1996 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.

    b) Đối với kế toán trưởng (nếu trong bộ máy, tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hội có qui định) được bổ nhiệm theo đúng Nghị định số 26-HĐBT ngày l8/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ban hành Điều lệ Kế toán trưởng xí nghiệp quốc doanh thì xếp lương như Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội.

    4. Đối với viên chức quản lý các Chi nhánh:

    a) Giám đốc, Phó giám đốc Chi nhánh tỉnh, thành phố được xếp lương theo bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ theo hạng thực tế đạt được của từng Chi nhánh.

    Việc xếp hạng các Chi nhánh về việc chuyển xếp lương đối với viên chức quản lý Chi nhánh (Giám đốc, Phó Giám đốc) được thực hiện theo Thông tư số 17/1998/TTLT-LĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư số 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/04/2000 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước.

    Trong khi chờ ban hành tiêu chuẩn xếp hạng đối với các Chi nhánh, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội khẩn trương báo cáo nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và quy mô hoạt động của các Chi nhánh để Liên bộ có căn cứ thoả thuận tạm thời xếp hạng trong 2 năm từ 2003 đến 2004.

    b) Đối với các viên chức lãnh đạo thuộc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp quận, huyện được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ như đối với các viên chức lãnh dạo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cấp quận, huyện quy định tại Công văn số 110/LĐTBXH-TL ngày 13/01/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    Trường hợp viên chức quản lý ở các đơn vị khác được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý chi nhánh thì khi chuyển xếp lương, nếu có hệ số mức lương ngạch, bậc cộng phụ cấp chức vụ cao hơn hệ số mức lương bậc cao nhất của hạng tạm xếp thì vẫn xếp vào bậc cao nhất của hạng mới và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định tại Thông tư số 28/LB-TT ngày 02/12/1993 và Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.

    Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn C là Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá tỉnh B, hiện đang xếp lương bậc 7, ngạch chuyên viên chính, hệ số mức lương là 5,03 và hưởng phụ cấp chức vụ là 0,7; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,03 + 0,7 = 5,73. Ông C hiện nay được bổ nhiệm làm Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội được tạm xếp doanh nghiệp hạng II thì được xếp vào bậc 2 (bậc cao nhất) có hệ số mức lương 5,26 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,47 (5,73 - 5,26).

    5. Đối với cán bộ, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ:

    a) Đối với những người đang xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ ở doanh nghiệp hoặc bảng lương B21 - Bảng lương viên chức, chuyên môn, nghiệp vụ Ngân hàng thương mại và kinh doanh vàng, bạc, đá quý ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ thì không thực hiện việc chuyển xếp lại lương.

    b) Đối với những người đang xếp lương theo các thang lương, bảng lương khác thì phải thực hiện chuyển xếp lương theo bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ theo nguyên tắc làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở ngạch nào thì xếp lương ở ngạch đó, khi tiến hành chuyển xếp lương không được kết hợp với việc nâng ngạch lương. Việc chuyển xếp lương thực hiện như sau:

    - Trường hợp hệ số mức lương của bậc hiện hưởng bằng hệ số mức lương của bậc mới tương ứng thì đang ở bậc lương nào xếp vào bậc lương đó. Thời gian xét nâng bậc lần sau tính từ khi xếp bậc lương cũ.

    - Trường hợp hệ số mức lương của bậc hiện hưởng lớn hơn hệ số mức lương của bậc mới tương ứng thì:

    + Nếu thời gian giữ bậc lương cũ từ 2 năm (tròn 24 tháng) trở lên (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 3 năm) hoặc 1 năm (tròn 12 tháng) trở lên (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 2 năm) thì xếp vào bậc trên liền kề, thời gian xét nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương mới;

    + Nếu thời gian giữ bậc cũ dưới 2 năm (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 3 năm) hoặc dưới 1 năm (đối với ngạch có thời hạn nâng bậc lương 2 năm) thì xếp vào bậc mới tương ứng, đến khi đủ 2 năm hoặc đủ 1 năm như trường hợp nêu trên thì được điều chỉnh lên bậc trên liền kề, thời gian xét nâng bậc lần sau tính từ khi được điều chỉnh lên bậc trên liền kề.

    + Nếu hệ số mức lương của bậc hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc cao nhất của ngạch mới tương ứng thì xếp vào bậc cao nhất của ngạch đó và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.

    Ví dụ 2: Bà Trần Thị B, đang xếp lương bậc 4, hệ số 4,19, ngạch chuyên viên chính, bảng lương hành chính (01) ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, thời gian giữ bậc cũ (bậc 4, hệ số 4,19) là 2 năm, nay chuyển sang làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội, việc chuyển xếp lương như sau:

    Bậc 4, bảng lương hành chính (01) có hệ số là 4,19, trong khi đó bậc 4, ngạch chuyên viên chính, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ có hệ số là 4,10 (4,19 > 4,10), bà B đã có thời gian giữ bậc cũ (bậc 4, hệ số 4,19) được 2 năm, do đó được chuyển xếp vào bậc 5, hệ số 4,38, ngạch chuyên viên chính. Thời gian xét nâng bậc lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương mới, hệ số 4,38.

    Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn A đang xếp lương bậc 9, hệ số 3,81 ngạch chuyên viên, bảng lương hành chính (01) ban hành kèm theo Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ, nay chuyển sang làm việc lại Ngân hàng Chính sách xã hội, việc chuyển xếp lương như sau:

    Chuyển xếp vào ngạch chuyên viên, bậc 8 (bậc cao nhất), hệ số 3,48, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ ở doanh nghiệp và ông A được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là: 0,33 (3,81 - 3,48 = 0,33).

    c) Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của cơ quan điều hành Ngân hàng Chính sách xã hội ở Trung ương được hưởng phụ cấp chức vụ theo quy định tại Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tưởng Chính phủ và Thông tư số 15/LB-TT ngày 25/6/1996 của Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính.

    d) Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội ở địa phương được hưởng phụ cấp chức vụ theo hạng được xếp, kể cả thời gian tạm thời xếp hạng trong 2 năm từ 2002 đến 2004.

    6. Việc chuyển xếp lương đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội nói trên thì quyết định xếp lương từ ngày nào, được hưởng từ ngày đó.

    III. ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG:

     

    1. Ngân hàng Chính sách xã hội được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương theo quy định tại tiết b.2 và b.6, điểm 1, mục III Thông tư số 05/2001/TT-BLĐTBXH ngày 29/01/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước.

    Khi áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu để tính đơn giá tiền lương, Ngân hàng Chính sách xã hội phải bảo đảm các điều kiện:

    - Bảo đảm an toàn về vốn do Nhà nước cấp;

    - Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao;

    - Không làm tăng thêm mức phí quản lý quy định tại Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;

    - Tốc độ tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân.

    2. Trong 03 năm đầu từ 2003 đến 2005 quỹ tiền lương của Ngân hàng Chính sách xã hội được xác định bằng số lao động thực tế sử dụng bình quân trong năm nhân với tiền lương bình quân thực tế thực hiện năm 2002 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và báo cáo Liên Bộ, trên cơ sở đó thực hiện phân phối quỹ lương cho các đơn vị thành viên và trả lương cho cán bộ, viên chức gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả.

     

    IV. CHẾ ĐỘ ĂN GIỮA CA:

     

    Cán bộ, viên chức làm việc tại Ngân hàng Chính sách xã hội được áp dụng chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Thông tư số 15/1999/TT-BLĐTBXH ngày 22/6/1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca đối với công nhân, viên chức làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.

     

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

     

    Căn cứ vào các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này và các văn bản quy định của Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm:

    1. Chuyển xếp lương đối với cán bộ, viên chức theo hướng dẫn nói trên và báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    2. Xây dựng định mức lao động làm cơ sở để xác định đơn giá tiền lương theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    3. Xây dựng tiêu chuẩn xếp hạng các Chi nhánh theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 và Thông tư số 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 04/04/2000 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và đề nghị Liên Bộ ban hành để xếp hạng chính thức cho các Chi nhánh vào năm 2005; Xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 04/04/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ; Xây dựng quy chế trả lương theo hướng dẫn tại Công văn số 4320/LĐTBXH-TL ngày 31/12/1998 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động.

    4. Thực hiện chế độ báo cáo lao động, tiền lương và thu nhập theo đúng quy định của Chính phủ đối với doanh nghiệp nhà nước.

    5. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo. Các chế độ quy định tại Thông tư này áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2003.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 187/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ lương và phụ cấp đối với cán bộ, viên chức Ngân hàng Chính sách xã hội
    Ban hành: 30/12/2002 Hiệu lực: 01/01/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Thông tư 12/2003/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước
    Ban hành: 30/05/2003 Hiệu lực: 11/07/2003 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Nghị định 25-CP của Chính phủ về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang
    Ban hành: 23/05/1993 Hiệu lực: 01/04/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    04
    Nghị định 26-CP của Chính phủ về việc quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
    Ban hành: 23/05/1993 Hiệu lực: 01/04/1993 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    05
    Thông tư 14/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động đối với các doanh nghiệp Nhà nước
    Ban hành: 10/04/1997 Hiệu lực: 01/01/1997 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    06
    Quyết định 83/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp đối với các thành viên Hội đồng Quản trị Ban kiểm sát Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước độc lập quy mô lớn
    Ban hành: 15/04/1998 Hiệu lực: 30/04/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
    07
    Thông tư 05/2001/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp nhà nước
    Ban hành: 29/01/2001 Hiệu lực: 01/01/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản liên quan khác
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 09/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Quyết định 187/2002/QĐ-TTg

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:09/2003/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:15/04/2003
    Hiệu lực:26/05/2003
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:11/05/2003
    Số công báo:36/2003
    Người ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X