Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | Theo văn bản |
Số hiệu: | 12/2001/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày ban hành: | 19/12/2001 | Hết hiệu lực: | 13/03/2007 |
Áp dụng: | 01/01/2002 | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
SỐ 12/2001/BLĐTBXH-TT NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN
VỀ TUỔI NGHỈ HƯU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
KHAI THÁC THAN TRONG HẦM LÒ
Thi hành Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về việc quy định tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác than trong hầm lò, sau khi trao đổi ý kiến với Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và một số cơ quan liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
1. Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp khai thác than hầm lò, bao gồm:
- Doanh nghiệp Nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước;
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
2. Đối tượng áp dụng là người lao động thường xuyên làm nghề, công việc khai thác than trong hầm lò, cụ thể như sau:
- Khai thác than trong hầm lò;
- Vận tải than, đất, đá trong hầm lò;
- Vận hành máy khoan trong hầm lò;
- Nổ mìn trong hầm lò;
- Đào hầm lò để khai thác than.
II. ĐIỀU KIỆN VÀ CHẾ ĐỘ HƯỞNG:
1. Điều kiện:
Các đối tượng tại Mục I nêu trên nếu có đủ các điều kiện sau đây thì hưởng chế độ hưu trí:
a) Đủ 50 tuổi;
b) Có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có ít nhất 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tương ứng với công việc đó (nếu đóng không liên tục thì được cộng dồn).
2. Chế độ hưởng:
a. Mức lương hưu:
Điều 2 Nghị định số 61/2001/NĐ-CP quy định: Mức lương hưu hàng tháng của người lao động làm công việc khai thác than trong hầm lò được tính theo quy định chung tại Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 và Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12/11/1998 của Chính phủ, cụ thể như sau: đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất.
a.1. Cách tính lương hưu được thực hiện như sau:
Người có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài lương hưu hàng tháng, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 30 năm còn được trợ cấp 1 lần, tính như sau:
Từ năm thứ 31 trở đi, mỗi năm (12 tháng) đóng bảo hiểm xã hội được nhận nửa tháng mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, nhưng tối đa không quá 5 tháng.
Ví dụ 1: Ông Hoàng Đình Q, tính đến tháng 1/2001 đủ 50 tuổi có 28 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò. Lương hưu của ông Q được tính như sau:
15 năm đầu tính bằng 45%
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28: 13 năm x 2%/ năm = 26%
Tổng cộng: 45% + 26% = 71%
Như vậy, lương hưu của ông Q được tính bằng 71% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 2: Ông Lê Hữu X, tính đến tháng 1/2001 đủ 50 tuổi có 32 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò. Lương hưu của ông X được tính như sau:
15 năm đầu tính bằng 45%
Từ năm thứ 16 đến năm thứ 30: 15 năm x 2%/năm = 30%
Tổng cộng : 45% + 30% = 75%
Từ năm thứ 31 đến năm thứ 32 là 2 năm, ông X được nhận trợ cấp 1 lần bằng 1 tháng tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp này, lương hưu hàng tháng của ông X được tính bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
a.2. Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính theo công thức sau:
Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội |
| Tổng số tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 60 tháng liền (5 năm) có mức lương cao nhất 60 tháng |
Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội | = | 13.532.400 đồng + 37.396.800 đồng 60 tháng | = | 848.820 đồng |
Ví dụ 4: Ông Phạm Văn N có 24 năm công tác, trong đó có 16 năm làm công nhân khai thác than hầm lò đủ điều kiện nghỉ hưu tháng 4 năm 2002, do nhiều lần phải thay đổi công việc nên mức lương ở từng giai đoạn cao thấp khác khau:
- Từ tháng 4/1978 đến hết tháng 12/1981 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 1 là 50 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 352 đồng; chuyển đổi theo Nghi định số 26/CP có hệ số là 1,62 (bậc 1 mới);
- Từ tháng 1/1982 đến hết tháng 8/1985 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 2 là 59,6 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 235/HĐBT là 375 đồng; chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 1,92 (bậc 2 mới);
- Từ tháng 9/1985 đến hết tháng 12/1989 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 3 là 399 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 2,28 (bậc 3 mới);
- Từ tháng 1/1990 đến hết tháng 12/1992 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 4 là 432 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 3,01 (bậc 4 mới);
- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995 làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương bậc 5 là 462 đồng, chuyển đổi theo Nghị định số 26/CP có hệ số là 3,58 (bậc 5 mới);
- Từ tháng 1/1996 đến hết tháng 12/1999 chuyển sang làm bảo vệ cơ quan hưởng lương theo hệ số 2,92 (bậc 5, thang lương B.16 Bảng lương công nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh và phục vụ).
- Từ tháng 1/2000 đến hết tháng 3/2002 trở lại làm công việc khai thác than hầm lò hưởng lương theo hệ số 3,58 (bậc 5).
Như vậy, ông N có 2 giai đoạn hưởng hệ số lương cao nhất là 3,58 (từ tháng 1/1993 đến tháng 12/1995 và từ tháng 1/2000 đến tháng 3/2002) nhưng không được cộng các mức lương ở hai giai đoạn này để tính bình quân tiền lương vì hai giai đoạn này không liền kề. Trường hợp này, mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm liền kề có mức lương cao nhất được tính từ tháng 1 năm 1991 đến hết tháng 12/1995:
- Từ tháng 1/1991 đến hết tháng 12/1992 tính mức lương theo hệ số 3,01;
- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995 tính mức lương theo hệ số 3,58.
Cụ thể như sau:
- Từ tháng 1/1991 đến hết tháng 12/1992:
24 tháng x (3,01 x 210.000 đồng) = 15.170.400 đồng.
- Từ tháng 1/1993 đến hết tháng 12/1995:
36 tháng x (3,58 x 210.000 đồng) = 27.064.800 đồng.
Mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội | = | 15.170.400 +27.064.800 đồng 60 tháng | = | 703.920 đồng. |
(Tiền lương trong các ví dụ nêu trên được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu hiện hành quy định tại Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ.
b) Các chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tử tuất hưởng theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 06/LĐTBXH-TT ngày 4/4/1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Trường hợp người lao động đủ 50 tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 5 năm, mà vẫn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, nhưng tối đa không quá 55 tuổi, cụ thể như sau:
a) Đủ 15 năm trở lên làm công việc khai thác than hầm lò nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hôị, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ 5: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Nguyễn Văn A đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm, trong đó có 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng vẫn còn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.
b) Chưa đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm công việc khai thác than hầm lò cho đến khi đủ 15 năm để hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ 6: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Hà Văn B đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 21 năm, trong đó có 14 năm làm công việc khai thác than hầm lò nhưng vẫn còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm công việc khai thác than hầm lò và đóng bảo hiểm xã hội thêm 1 năm để đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.
c) Chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và chưa đủ 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, nếu còn đủ sức khoẻ thì được tiếp tục làm việc đến khi đủ cả 2 điều kiện còn thiếu nêu trên để hưởng chế độ hưu trí.
Ví dụ 7: Tính đến ngày 1/1/2002, ông Nguyễn Văn C đã đủ 50 tuổi, đã đóng bảo hiểm xã hội được 16 năm, trong đó có 13 năm làm công việc khai thác than hầm lò, nếu còn đủ sức khoẻ thì tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 4 năm để đủ điều kiện 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có ít nhất 2 năm làm công việc khai thác than hầm lò để đủ điều kiện 15 năm làm công việc khai thác than hầm lò, sau đó giải quyết chế độ hưu trí.
Mức lương hưu và các chế độ bảo hiểm xã hội khác của các trường hợp quy định tại Điểm 3 này được tính như Điểm 2 Mục II nêu trên.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tổng công ty than Việt Nam có trách nhiệm tổ chức phổ biến rộng rãi Nghị định số 61/2001/NĐ-CP ngày 7/9/2001 của Chính phủ và Thông tư này đến người lao động; đồng thời chỉ đạo các đơn vị thành viên lập hồ sơ người đủ điều kiện nghỉ hưu và làm việc với Bảo hiểm xã hội địa phương để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, tiếp nhận hồ sơ và nhanh chóng giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động đúng quy định. Văn bản hướng dẫn gửi 1 bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, kiểm tra.
3. Sở Lao động thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động và Bảo hiểm xã hội ở địa phương để hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ đối với người lao động theo đúng quy định tại Thông tư này.
4. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2002.
Không đặt vấn đề tính lại chế độ đối với các đối tượng đã hưởng chế độ hưu trí trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết.
01 | Văn bản thay thế |
02 |
Thông tư 12/2001/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác than trong hầm lò
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 12/2001/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 19/12/2001 |
Hiệu lực: | 01/01/2002 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Chính sách |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Theo văn bản |
Người ký: | Nguyễn Thị Hằng |
Ngày hết hiệu lực: | 13/03/2007 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!