hieuluat

Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết Luật An toàn, vệ sinh lao động

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:229&230-02/2022
    Số hiệu:28/2021/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:11/02/2022
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Đào Ngọc Dung
    Ngày ban hành:28/12/2021Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/03/2022Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

    _________

    Số: 28/2021/TT-BLĐTBXH

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

    Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2021

     

                                                                              

    THÔNG TƯ

    Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    ________________

     

    Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

    Căn cứ Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

    Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

    Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;

    Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

     

    Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Các quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư này được áp dụng với các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 2 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

    2. Các quy định về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Thông tư này được áp dụng với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

     

    Chương II. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP THUỘC TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

     

    Điều 3. Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Các trường hợp được bồi thường:

    a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

    b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc cho người sử dụng lao động, hoặc trước khi nghỉ hưu, trước khi thôi việc, trước khi chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác (không bao gồm các trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp do làm các nghề, công việc cho người sử dụng lao động khác gây nên).

    2. Nguyên tắc bồi thường:

    a) Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện bồi thường lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó;

    b) Việc bồi thường đối với người lao động bị bệnh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định sau:

    - Lần thứ nhất căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động (tỷ lệ tổn thương cơ thể) trong lần khám đầu;

    - Từ lần thứ hai trở đi căn cứ vào mức (%) suy giảm khả năng lao động tăng lên để bồi thường phần chênh lệch mức (%) suy giảm khả năng lao động so với kết quả giám định lần trước liền kề.

    3. Mức bồi thường:

    Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều này được tính như sau:

    a) Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    b) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

    Tbt = 1,5 + {(a - 10) x 0,4}

    Trong đó:

    - Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 11% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

    - 1,5: Mức bồi thường khi suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%;

    - a: Mức (%) suy giảm khả năng lao động của người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    - 0,4: Hệ số bồi thường khi suy giảm khả năng lao động tăng 1%.

    Ví dụ 1:

    - Ông A bị bệnh nghề nghiệp, giám định sức khỏe lần thứ nhất xác định mức suy giảm khả năng lao động là 15%. Mức bồi thường lần thứ nhất cho ông A tính như sau:

    Tbt = 1,5 + {(15 - 10) x 0,4} = 3,5 (tháng tiền lương).

    - Định kỳ, ông A giám định sức khỏe lần thứ hai thì mức suy giảm khả năng lao động được xác định là 35% (mức suy giảm khả năng lao động đã tăng hơn so với lần thứ nhất là 20%). Mức bồi thường lần thứ hai cho ông A là:

    Tbt = 20 x 0,4 = 8,0 (tháng tiền lương).

    Điều 4. Trợ cấp tai nạn lao động

    1. Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động, nếu nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn gây ra (căn cứ theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động).

    2. Nguyên tắc trợ cấp: Tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

    3. Mức trợ cấp:

    a) Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

    b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này:

    Ttc = Tbt x 0,4

    Trong đó:

    - Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

    - Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

    Ví dụ 2:

    - Ông B bị tai nạn lao động lần thứ nhất do ông B đã vi phạm quy định về an toàn lao động, không do lỗi của ai khác. Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động của ông B là 15% do vụ tai nạn này. Mức trợ cấp lần thứ nhất cho ông B là: Ttc = Tbt x 0,4 = 3,5 x 0,4 =1,4 (tháng tiền lương).

    - Lần tiếp theo ông B bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở (được điều tra và xác định là thuộc trường hợp được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này). Giám định sức khỏe xác định mức suy giảm khả năng lao động do lần tai nạn này là 20%. Mức trợ cấp lần thứ hai cho ông B là:

    Ttc = Tbt x 0,4 = 5,5 x 0,4 = 2,2 (tháng tiền lương).

    Điều 5. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp và trả cho người lao động nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    1. Tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này và tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc điều trị, phục hồi chức năng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi xảy ra tai nạn lao động hoặc trước khi bị bệnh nghề nghiệp. Nếu thời gian làm việc, học nghề, tập nghề, thử việc, tập sự không đủ 6 tháng thì tiền lương làm căn cứ thực hiện bồi thường, trợ cấp là tiền lương được tính bình quân của các tháng trước liền kề thời điểm xảy ra tai nạn lao động hoặc thời điểm xác định bị bệnh nghề nghiệp.

    2. Mức tiền lương tháng quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo từng đối tượng như sau:

    a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân thì mức tiền lương tháng bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp (nếu có) liên quan đến tiền lương (phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung).

    b) Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức tiền lương tháng bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác mà hai bên đã xác định trong hợp đồng lao động.

    c) Đối với người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động có mức lương học nghề, tập nghề thì mức lương tháng là tiền lương học nghề, tập nghề do hai bên thỏa thuận; trong trường hợp không có mức lương học nghề, tập nghề thì tiền lương làm căn cứ bồi thường, trợ cấp quy định tại khoản 1 Điều này là mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố tại địa điểm người học nghề, tập nghề làm việc.

    d) Đối với công chức, viên chức trong thời gian tập sự thì mức lương tháng là tiền lương tập sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

    đ) Đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương tháng là tiền lương thử việc do hai bên thỏa thuận theo quy định của Bộ luật Lao động áp dụng.

    Điều 6. Hồ sơ bồi thường, trợ cấp

    1. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

    a) Biên bản điều tra tai nạn lao động, biên bản cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, hoặc Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp trung ương.

    b) Biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động hoặc tỷ lệ tổn thương cơ thể do tai nạn lao động) hoặc biên bản xác định người lao động bị chết của cơ quan pháp y hoặc tuyên bố chết của tòa án đối với những trường hợp mất tích.

    c) Quyết định bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này).

    d) Văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về (nếu có), đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Nội dung văn bản xác nhận tham khảo theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Đối với người lao động được hưởng chế độ bồi thường bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:

    a) Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.

    b) Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y hoặc biên bản giám định y khoa (văn bản xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp) và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa có thẩm quyền.

    c) Quyết định bồi thường bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

    3. Hồ sơ được lập thành 3 bộ, trong đó:

    a) Người sử dụng lao động giữ một bộ.

    b) Người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp (hoặc thân nhân của người lao động bị chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp) giữ một bộ.

    c) Một bộ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trụ sở chính, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trợ cấp tai nạn lao động.

    Điều 7. Thời hạn thực hiện bồi thường, trợ cấp

    1. Quyết định bồi thường, trợ cấp của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được hoàn tất trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản giám định của Hội đồng Giám định Y khoa về mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những vụ tai nạn lao động nặng hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh hoặc cấp trung ương tổ chức cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tại cơ sở đối với những vụ tai nạn lao động chết người.

    2. Tiền bồi thường, trợ cấp phải được thanh toán một lần cho người lao động hoặc thân nhân của họ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động ra quyết định bồi thường, trợ cấp.

    Điều 8. Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với các trường hợp cá biệt

    1. Đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không tham gia bảo hiểm y tế, thì người sử dụng lao động thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho họ.

    2. Đối với người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho họ thì khoản tiền tương ứng với chế độ chi trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật An toàn, vệ sinh lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thay cho cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện như sau:

    a) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

    b) Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì người sử dụng lao động phải trả trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng bằng mức quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất được thì thực hiện hình thức chi trả theo yêu cầu của người lao động.

    3. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm không đăng ký đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo thời hạn được pháp luật quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết quyền lợi đối với người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Luật An toàn, vệ sinh lao động và khoản 3 Điều này.

    4. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý, ngay trong tháng đầu đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau thời gian đóng bảo hiểm gián đoạn do chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tháng đó.

    5. Đối với người lao động sau khi đã nghỉ việc hoặc đã về hưu người sử dụng lao động mới lập hồ sơ giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động trong thời gian người lao động làm việc thì người sử dụng lao động chuyển hồ sơ đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động đang cư trú hoặc nơi chi trả lương hưu và trong trường hợp này hồ sơ không gồm sổ bảo hiểm xã hội.

    6. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 40 của Luật An toàn, vệ sinh lao động là trường hợp người lao động bị tai nạn do sử dụng ma túy, chất gây nghiện theo Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất.

    7. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì đơn vị nơi phân công nhiệm vụ, công việc cho người lao động dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

    8. Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà bị tai nạn trên đường đi từ nơi làm việc của đơn vị này đến nơi làm việc của đơn vị khác trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý mà được xác định là tai nạn hưởng chế độ tai nạn lao động, thì đơn vị nơi người lao động đến làm việc được xác định là đơn vị nơi người lao động bị tai nạn và người sử dụng lao động của đơn vị đó phải chịu trách nhiệm lập hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động cho người lao động.

     

    Chương III. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    Điều 9. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu

    1. Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

    Mức trợ cấp một lần =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp

                            = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    - t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    Ví dụ 1: Ông A là công chức bị tai nạn lao động ngày 16 tháng 6 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 05 tháng 7 năm 2020. Ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông A 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 5 năm 2020 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với hệ số là 3,66. Mức lương cơ sở tại thời điểm tháng 7 năm 2020 1.600.000 đồng, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông A được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    0,5 x 3,66 x 1.600.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3,66 x 1.600.000 = 18.739.200 (đồng).

    - Mức trợ cấp một lần của ông A là:

    20.000.000 + 18.739.200 = 38.739.200 (đồng)

    Ví dụ 2: Ông B bị tai nạn lao động ngày 12 tháng 5 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ra viện ngày 10 tháng 8 năm 2020. Ông B được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%.

    Ông B bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 2019 thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, có 01 năm 4 tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 4 năm 2020 với hệ số là 2,34; Với mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng tại thời điểm tháng 8 năm 2020, thì mức trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với ông B được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    5 x 1.600.000 + (20 - 5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 3.486.600 = 1.743.300 (đồng)

    (mức đóng bảo hiểm xã hội tháng 4 năm 2020 của ông B là: 2,34 x 1.490.000 = 3.486.600 đồng, tháng 4 năm 2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng.

    - Mức trợ cấp một lần của ông B là:

    20.000.000 + 1.743.300 = 21.743.300 (đồng)

    Ví dụ 3: Ông Đ bị tai nạn lao động tháng 8 năm 2016. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông Đ được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 20%. Ông Đ có 14 năm đóng bảo hiểm xã hội (trong đó có 01 năm đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định số 09/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ, 02 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, 10 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hai chế độ hưu trí, tử tuất và 10 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp); mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2016 3.200.000 đồng; mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.210.000 đồng/tháng.

    Ông Đ thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    5 x 1.210.000 + (20- 5) x 0,5 x 1.210.000 = 15.125.000 (đồng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    0,5 x 3.200.000 + (10 - 1) x 0,3 x 3.200.000 = 10.240.000 (đồng)

    Mức trợ cấp một lần của ông Đ là:

    15.125.000 + 10.240.000 = 25.365.000 (đồng).

    Ví dụ 4: Ông B tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2020 và bị tai nạn lao động vào ngày 16 tháng 9 năm 2020. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 20%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2020 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông B thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    5 x 1.600.000 + (20-5) x 0,5 x 1.600.000 = 20.000.000 (đồng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,5 x 5.000.000 = 2.500.000 (đồng)

    - Mức trợ cấp một lần của ông B là:

    20.000.000 + 2.500.000 = 22.500.000 (đồng)

    2. Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

    Mức trợ cấp hằng tháng =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    = {0,3 x Lmin + (m - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    Ví dụ 5: Ông E trên đường đi họp bị tai nạn giao thông vào tháng 8 năm 2020. Sau khi điều trị ổn định thương tật ông E được giám định có mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 40%. Ông E có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 7 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông E thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    0,005 x 5.000.000 + (12 - 1) x 0,003 x 5.000.000 = 190.000 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

    768.000 đồng/tháng + 190.000 đồng/tháng = 958.000 (đồng/tháng).

    Ví dụ 6: Ông M tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X từ tháng 9 năm 2020 và bị tai nạn lao động vào ngày 05 tháng 9 năm 2020. Sau khi thương tật ổn định và được Hội đồng giám định y khoa kết luận suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động 40%, mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9 năm 2020 là 5.000.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông M thuộc đối tượng hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

    0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: 0,005 x 5.000.000 = 25.000 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp hằng tháng của ông E là:

    768.000 đồng/tháng + 25.000 đồng/tháng = 793.000 (đồng/tháng)

    Ví dụ 7: Ông Q có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017 với mức lương là 17.000.000 đồng/tháng. Có thời gian đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Z từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 và với mức lương là 5.000.000 đồng/tháng.

    Ngày 09 tháng 01 năm 2017 ông Q bị tai nạn lao động. Như vậy, Doanh nghiệp Z vẫn phải đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong tháng 01 năm 2017 đối với ông Q và thời gian, tiền lương làm căn cứ để tính khoản trợ cấp tai nạn lao động theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với ông Q như sau:

    - Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động của ông Q chỉ được tính từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016.

    - Tiền lương làm căn cứ tính hưởng trợ cấp theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của ông Q được xác định:

    + Là tổng tiền lương của tháng 12 năm 2016 tại Doanh nghiệp X và tiền lương của tháng 01 năm 2017 tại Doanh nghiệp Z nếu ông Q bị tại nạn lao động tại doanh nghiệp Z;

    + Là tiền lương của tháng 12/2016 tại Doanh nghiệp X nếu ông Q bị tai nạn lao động tại Doanh nghiệp X.

    Ví dụ 8: Ông A giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X. Đồng thời, Ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Y. Tháng 8 năm 2020, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì Ông A bị tai nạn. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Ông A 12 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y 13.400.000 đồng. Mức lương cơ sở tại tháng bắt đầu hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 1.600.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng).

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 + (12 - 1) x 0,003 x 13.400.000 = 509.200 (đồng/tháng).

    - Mức trợ cấp hàng tháng là 768.000 + 509.200 = 1.277.200 (đồng/tháng).

    Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

    Ví dụ 9: Ông A đồng thời có hợp đồng lao động và bắt đầu tham gia bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y từ tháng 8 năm 2020. Ngày 20 tháng 8 năm 2020, trên đường đi hội nghị theo sự phân công của người sử dụng lao động doanh nghiệp X thì ông A bị tai nạn giao thông. Sau khi điều trị ổn định thương tật, ông A được giám định có mức suy giảm khả năng lao động là 40%.

    Ông A có dưới 01 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổng mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X Doanh nghiệp Y 13.400.000 đồng. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng hưởng là 1.600.000 đồng/tháng. Ông A thuộc đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng với mức trợ cấp được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động = 0,3 x 1.600.000 + (40 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 768.000 (đồng/tháng).

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,005 x 13.400.000 = 67.000 (đồng/tháng).

    - Mức trợ cấp hàng tháng là 768.000 đồng/tháng + 67.000 đồng/tháng = 835.000 (đồng/tháng).

    Doanh nghiệp X có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho quan bảo hiểm xã hội nơi đang đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ tai nạn lao động cho ông A.

    3. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư mà có yêu cầu thì được giải quyết hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp một lần bằng 3 tháng mức trợ cấp đang hưởng.

    Ví dụ 10: A đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng với mức trợ cấp tại thời điểm tháng 12 năm 2019 2.000.000 đồng. Tháng 01 năm 2020 A ra nước ngoài định cư, bà A được hưởng mức trợ cấp một lần bằng: 3 x 2.000.000 đồng = 6.000.000 đồng

    4. Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thi hành nhiệm vụ được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng bằng mức hưởng của người lao động bị bệnh nghề nghiệp do suy giảm khả năng lao động thấp nhất là 61% không phải qua giám định y khoa.

    Trường hợp giám định y khoa mà tỷ lệ suy giảm khả năng lao động cao hơn thì mức hưởng được tính theo mức suy giảm khả năng lao động tại kết luận của Hội đồng Giám định y khoa và hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp trong trường hợp này phải có Biên bản giám định y khoa.

    Điều 10. Giải quyết trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật, bệnh tật tái phát

    1. Đối với người lao động đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

    a) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007:

    - Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động dưới 31% thì được hưởng mức trợ cấp một lần theo quy định sau:

    Mức suy giảm khả năng lao động trước khi giám định lại

    Mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

    Mức trợ cấp một lần

    Từ 5% đến 10%

    Từ 10% trở xuống

    Không hưởng khoản trợ cấp mới

    Từ 11% đến 20%

    4 tháng lương cơ sở

    Từ 21% đến 30%

    8 tháng lương cơ sở

    Từ 11% đến 20%

    Từ 20% trở xuống

    Không hưởng khoản trợ cấp mới

    Từ 21% đến 30%

    4 tháng lương cơ sở

    Từ 21% đến 30%

    Từ 30% trở xuống

    Không hưởng khoản trợ cấp mới

     

    - Trường hợp sau khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng. Mức hưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

    Ví dụ 11: Ông B bị tai nạn lao động tháng 10/2006 với mức suy giảm khả năng lao động là 21%, đã nhận trợ cấp một lần là 5.400.000 đồng. Tháng 3/2017, do thương tật tái phát ông B được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Ông B có mức suy giảm khả năng lao động thuộc nhóm 2, được hưởng mức trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 mức lương cơ sở.

    Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa 1.210.000 đồng/tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của ông B là: 0,6 x 1.210.000 = 720.000 (đồng/tháng).

    b) Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2007, sau khi giám định lại thì căn cứ vào kết quả giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, được hưởng mức trợ cấp hằng tháng theo quy định sau:

    Mức suy giảm khả năng lao động

    Mức trợ cấp hàng tháng

    Nhóm 1: Từ 31% đến 40%

    0,4 tháng lương cơ sở

    Nhóm 2: Từ 41% đến 50%

    0,6 tháng lương cơ sở

    Nhóm 3: Từ 51% đến 60%

    0,8 tháng lương cơ sở

    Nhóm 4: Từ 61% đến 70%

    1,0 tháng lương cơ sở

    Nhóm 5: Từ 71% đến 80%

    1,2 tháng lương cơ sở

    Nhóm 6: Từ 81% đến 90%

    1,4 tháng lương cơ sở

    Nhóm 7: Từ 91% đến 100%

    1,6 tháng lương cơ sở

     

    2. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007:

    a) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động tăng so với trước đó và dưới 31% thì hưởng trợ cấp một lần. Mức trợ cấp một lần được tính bằng hiệu số giữa mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới với mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó. Cụ thể như sau:

    Mức trợ cấp một lần =

     

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

    -

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động trước đó

    = {5 x Lmin+ (m1 - 5)x 0,5 x Lmin} - {5x Lmin +(m - 5) x 0,5x Lmin}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

    - m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m1 ≤ 30).

    - m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

    Ví dụ 12: Ông C bị tai nạn lao động tháng 8/2013 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tháng 10/2016, do thương tật tái phát ông C được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 30%. Mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.210.000 đồng/tháng. Ông C được hưởng mức trợ cấp một lần như sau:

    {5 x Lmin + (30 - 5) x 0,5 x Lmin} - {5 x Lmin + (20 - 5) x 0,5 x Lmin} =

    = (5 x Lmin + 12,5 x Lmin) - (5 x Lmin + 7,5 x Lmin) = 5 x Lmin =

    = 5 x 1.210.000 đồng = 6.050.000 (đồng).

    b) Sau khi giám định lại, có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng theo mức suy giảm khả năng lao động mới cụ thể:

    Mức trợ cấp hằng tháng =

    Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    = {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L+ (t - 1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

    - m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m1 ≤ 100).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    Ví dụ 13: Ông P bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 20%. Tính đến trước tháng bị tai nạn lao động, ông P có 12 năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động là 3.500.000đ. Do thương tật tái phát, tháng 11/2020 ông P được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 32%. Giả sử mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa là 1.500.000đ/tháng. Ông P được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính theo công thức sau:

    Mức trợ cấp hàng tháng của ông P là:

    {0,3 x Lmin + (32-31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L x (12-1) x 0,003 x L}

    = 0,32 x Lmin + 0.038 x L = 0,32 x 1.500.000+ 0,038 x 3.500.000= 480.000 + 133.000 = 613.000 (đồng).

    3. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi, khi giám định lại có mức suy giảm khả năng lao động thay đổi thì mức trợ cấp hằng tháng mới được tính theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư này, trong đó mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động được tính trên mức suy giảm khả năng lao động mới. Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là mức hiện hưởng.

    Mức trợ cấp hằng tháng =

    Mức trợ cấp tính theo mức  suy giảm khả năng lao động sau khi giám định lại

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    = {0,3 x Lmin + (m1 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

    Trong đó

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

    - m1: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định lại (lấy số tuyệt đối 31≤ m ≤ 100).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    Ví dụ 14: Ông D bị tai nạn lao động vào tháng 9/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng. Do thương tật tái phát, tháng 11/2020, ông D được giám định lại, mức suy giảm khả năng lao động mới là 45%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa 1.600.000 đồng/tháng và mức trợ cấp tính theo số năm tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại thời điểm có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa 162.000 đồng/tháng.

    Ông D được hưởng mức trợ cấp hàng tháng tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới (sau khi giám định lại) là:

    0,3 x 1.600.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.600.000 = 928.000 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hiện hưởng bằng 162.000 đồng/tháng.

    - Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông D là:

    928.000 đồng + 162.000 đồng = 1.090.000 (đồng).

    4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức suy giảm khả năng lao động không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà thương tật, bệnh tật tái phát sau khi giám định mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì mức trợ cấp tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 của Thông tư này.

    5. Mức trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng Giám định y khoa.

    Điều 11. Giải quyết chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã hưởng trợ cấp một lần hoặc hằng tháng mà bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới hoặc nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp được giám định tổng hợp

    1. Đối với người lao động đã hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hằng tháng mà từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mới thì tùy thuộc vào mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp để giải quyết hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trong đó:

    a) Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động mới được tính theo mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng giám định y khoa hoặc tại tháng được cấp giấy xác nhận nhiễm HIV/AIDS.

    b) Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp được tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng và mức tiền lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP của lần bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp sau cùng.

    Mức trợ cấp hằng tháng =

    Mức trợ cấp tính theo mức  suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp

    +

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    = {0,3 x Lmin + (m2 - 31) x 0,02 x Lmin} + {0,005 x L + (t - 1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    - Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

    - m2: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi giám định tổng hợp (lấy số tuyệt đối 31≤ m2 ≤ 100)

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.

    Ví dụ 15: Bà K có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến tháng 10 năm 2017 với mức lương là 15.000.000 đồng/tháng. Ngày 09/7/2016 bà K bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động là 20%, bà K đã được hưởng chế độ tai nạn lao động một lần. Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 bà K có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z với mức lương là 4.000.000 đồng/tháng. Ngày 21/3/2017, Bà K tiếp tục bị tai nạn lao động và được hội đồng giám định y khoa giám định mức suy giảm khả năng lao động tổng hợp là 27%.

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

    5 x 1.210.000 + (27 - 5) x 0,5 x 1.210.000 = 19.360.000 (đồng).

    - Mức trợ cấp tính theo thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    + Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: từ tháng 01/2015 đến tháng 02/2017 và từ tháng 01/2017 đến tháng 02 năm 2017 bằng 28 tháng. Do thời gian tham gia trùng từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2017, nên thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là 26 tháng bằng 2 năm 2 tháng

    + Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:

    15.000.000 đồng + 4.000.000 đồng = 19.000.000 (đồng).

    + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

    0,5 x 19.000.000 + (2 - 1) x 0,3 x 19.000.000 = 15.200.000 (đồng).

    - Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

    19.360.000 đồng + 15.200.000 đồng = 34.560.000 (đồng)

    Ví dụ 16: Ông G bị tai nạn lao động tháng 8/2016 với mức suy giảm khả năng lao động là 40%. Tháng 10/2016 ông G lại bị tai nạn lao động, được điều trị tại bệnh viện. Sau khi điều trị ổn định, tháng 11/2016 ông G ra viện và tháng 12/2016 ông được giám định tổng hợp tại Hội đồng giám định y khoa với mức suy giảm khả năng lao động sau khi giám định tổng hợp là 45%. Tính đến tháng 9/2016, ông G 13 năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mức tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tháng 9/2016 3.680.000 đồng. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định tổng hợp của Hội đồng Giám định y khoa 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp hằng tháng của ông G được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động sau khi được giám định tổng hợp:

    0,3 x 1.210.000 + (45 - 31) x 0,02 x 1.210.000 = 701.800 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    0,005 x 3.680.000 + (13 - 1) x 0,003 x 3.680.000 = 150.880 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp hàng tháng mới của ông G là:

    701.800 đồng/tháng + 150.880 đồng/tháng = 852.680 (đồng/tháng)

    Ví dụ 17: Ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp X từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2015 với mức lương là 20.000.000 đồng/tháng. Ngày 01/3/2014 ông bị tai nạn lao động, được hội đồng giám định y khoa giám định tỷ lệ thương tật là 45%, được hưởng chế độ tai nạn lao động hàng tháng. Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 ông A có thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại Doanh nghiệp Y với mức lương 24.200.000 đồng/tháng. Đồng thời, ông A có hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

    Ngày 01/12/2016, ông A bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 58%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng của ông A được tính như sau:

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

    0,3 x 1.210.000 + (58 - 31) x 0,02 x 1.210.000= 1.016.400 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

    + Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là:

    24.200.000 + 3.000.000 = 27.200.000 (đồng) lớn hơn 20 lần lương cơ sở nên chỉ được tính bằng 20 lần lương cơ sở = 24.200.000 đồng.

    + Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 11 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 11 năm 2016) = 45 tháng = 3 năm 09 tháng

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

    0,005 x 24.200.000 + (3 - 1) x 0,003 x 24.200.000 = 266.200 đồng

    - Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là:

    1.016.400 + 266.200 = 1.282.600 (đồng/tháng)

    2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở nhiều hợp đồng lao động, sau đó tiếp tục bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với số lượng hợp đồng lao động ít hơn số lượng hợp đồng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lần trước mà mức trợ cấp theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi tính theo khoản 1 Điều này thấp hơn mức hiện hưởng thì giữ nguyên mức hiện hưởng.

    Ví dụ 18: Trường hợp ông A nêu tại ví dụ 17, giả sử hợp đồng của Ông A với Doanh nghiệp Z từ ngày 01 tháng 07 năm 2016 đến tháng 12 năm 2018 với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng.

    Ngày 01/3/2018, ông A tiếp tục bị tai nạn lao động, được Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ thương tật là 70%. Giả định mức lương cơ sở tại tháng có kết luận giám định lại của Hội đồng giám định y khoa 1.210.000 đồng/tháng. Trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng của ông A được tính như sau:

    - Mức trợ cấp hiện hưởng của Ông A là: 1.282.600 (đồng/tháng)

    - Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động khi được giám định tổng hợp:

    0,3 x 1.210.000 + (70 - 31) x 0,02 x 1.210.000= 1.306.800 (đồng/tháng)

    - Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 34 tháng (từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2015) + 26 tháng (từ tháng 01/2016 đến tháng 02 năm 2018) = 60 tháng = 5 năm

    + Mức lương tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động là: 3.000.000 (đồng).

    + Thời gian tính hưởng trợ cấp tai nạn lao động mới là: 5 năm.

    Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bằng:

    0.005 x 3.000.000 + (5 - 1) x 0.003 x 3.000.000 = 51.000 (đồng)

    Như vậy mức trợ cấp mới tính theo số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đang hưởng, nên giữ nguyên như mức hiện hưởng là 266.200 đồng

    - Mức trợ cấp tai nạn lao động mới là: 1.306.800 + 266.200 = 1.573.000 (đồng)

    3. Thời điểm hưởng trợ cấp được tính kể từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện của lần điều trị đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau cùng hoặc từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa trong trường hợp không điều trị nội trú hoặc trong trường hợp không xác định được thời điểm điều trị ổn định xong, ra viện.

    Điều 12. Quy định về cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn cấp

    1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì tùy theo tình trạng thương tật, bệnh tật được cấp tiền để mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt và dụng cụ chỉnh hình theo chỉ định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên (gọi tắt là cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng).

    2. Loại phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình và niên hạn

    a) Tay giả;

    b) Máng nhựa tay;

    c) Chân giả;

    d) Máng nhựa chân;

    đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

    e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

    g) Áo chỉnh hình;

    h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

    i) Nạng;

    k) Máy trợ thính;

    l) Lắp mắt giả;

    m) Làm răng giả theo số răng bị mất; lắp hàm giả do hỏng hàm;

    n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với trường hợp bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động.

    Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp một lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

    o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng (niên hạn cấp) của mỗi phương tiện là 06 năm.

    3. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện), niên hạn cấp theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

    4. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả thời gian sử dụng (niên hạn cấp) được thực hiện cùng một lần.

    Điều 13. Quy trình thực hiện cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình

    1. Người được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình nộp cho quan Bảo hiểm xã hội chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng có thẩm quyền về việc sử dụng phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.

    2. Cơ quan Bảo hiểm xã hội

    a) Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, ra quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    b) Trường hợp giấy tờ nộp không hợp lệ thì trong thời gian 03 ngày làm việc phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do kèm theo toàn bộ giấy tờ đã nộp cho người đề nghị.

     

    Chương IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    Điều 14. Nguyên tắc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

    Các đối tượng có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 2 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động và Chương II Thông tư này thì cũng được xem xét hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động và Chương III của Thông tư này.

    Điều 15. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

    1. Thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, chăm lo sức khỏe đối với người lao động.

    2. Thực hiện đầy đủ chế độ đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    3. Phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Bộ luật Dân sự với bên gây ra tai nạn lao động hoặc tai nạn trên đường đi và về (nếu có).

    4. Khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn mức quy định tại Thông tư này.

    Điều 16. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

    1. Phối hợp với các cơ quan liên quan phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết vướng mắc, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Thông tư này tại địa phương.

    2. Tiếp nhận và lưu giữ hồ sơ đã giải quyết xong chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ người sử dụng lao động.

    Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan Bảo hiểm xã hội

    1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; ghi, xác nhận quá trình đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc trên sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với một hoặc nhiều người sử dụng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định và có trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này.

    2. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đang công tác trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo quy định tại Thông tư này.

     

    Chương V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 18. Hiệu lực thi hành

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

    Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và Thông tư số 26/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

    Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.

     

    Nơi nhận:

    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

    - Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

    - Văn phòng Quốc hội;

    - Văn phòng Tổng bí thư;

    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    - Tòa án nhân dân tối cao;

    - Kiểm toán Nhà nước;

    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

    - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;

    - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;

    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);

    - Công báo;

    - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

    - TTTT (để đang Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH);

    - Lưu: VT, ATLĐ (15 bản).

    BỘ TRƯỞNG

     

     

     

     

     

    Đào Ngọc Dung

     

     

    PHỤ LỤC I

    BẢNG TÍNH MỨC BỒI THƯỜNG, TRỢ CẤP TỪ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG, BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    (Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    STT

    Mức suy giảm khả năng lao động (%)

    Mức bồi thường ít nhất Tbt (tháng tiền lương)

    Mức trợ cấp ít nhất Ttc (tháng tiền lương)

    1

    Từ 5 đến 10

    1,50

    0,60

    2

    11

    1,90

    0,76

    3

    12

    2,30

    0,92

    4

    13

    2,70

    1,08

    5

    14

    3,10

    1,24

    6

    15

    3,50

    1,40

    7

    16

    3,90

    1,56

    8

    17

    4,30

    1,72

    9

    18

    4,70

    1,88

    10

    19

    5,10

    2,04

    11

    20

    5,50

    2,20

    12

    21

    5,90

    2,36

    13

    22

    6,30

    2,52

    14

    23

    6,70

    2,68

    15

    24

    7,10

    2,84

    16

    25

    7,50

    3,00

    17

    26

    7,90

    3,16

    18

    27

    8,30

    3,32

    19

    28

    8,70

    3,48

    20

    29

    9,10

    3,64

    21

    30

    9,50

    3,80

    22

    31

    9,90

    3,96

    23

    32

    10,30

    4,12

    24

    33

    10,70

    4,28

    25

    34

    11,10

    4,44

    26

    35

    11,50

    4,60

    27

    36

    11,90

    4,76

    28

    37

    12,30

    4,92

    29

    38

    12,70

    5,08

    30

    39

    13,10

    5,24

    31

    40

    13,50

    5,40

    32

    41

    13,90

    5,56

    33

    42

    14,30

    5,72

    34

    43

    14,70

    5,88

    35

    44

    15,10

    6,04

    36

    45

    15,50

    6,20

    37

    46

    15,90

    6,36

    38

    47

    16,30

    6,52

    39

    48

    16,70

    6,68

    40

    49

    17,10

    6,84

    41

    50

    17,50

    7,00

    42

    51

    17,90

    7,16

    43

    52

    18,30

    7,32

    44

    53

    18,70

    7,48

    45

    54

    19,10

    7,64

    46

    55

    19,50

    7,80

    47

    56

    19,90

    7,96

    48

    57

    20,30

    8,12

    49

    58

    20,70

    8,28

    50

    59

    21,10

    8,44

    51

    60

    21,50

    8,60

    52

    61

    21,90

    8,76

    53

    62

    22,30

    8,92

    54

    63

    22,70

    9,08

    55

    64

    23,10

    9,24

    56

    65

    23,50

    9,40

    57

    66

    23,90

    9,56

    58

    67

    24,30

    9,72

    59

    68

    24,70

    9,88

    60

    69

    25,10

    10,04

    61

    70

    25,50

    10,20

    62

    71

    25,90

    10,36

    63

    72

    26,30

    10,52

    64

    73

    26,70

    10,68

    65

    74

    27,10

    10,84

    66

    75

    27,50

    11,00

    67

    76

    27,90

    11,16

    68

    77

    28,30

    11,32

    69

    78

    28,70

    11,48

    70

    79

    29,10

    11,64

    71

    80

    29,50

    11,80

    72

    81 đến tử vong

    30,00

    12,00

     

    PHỤ LỤC II

    MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG

    (Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    TÊN CƠ SỞ

    _____

    Số:               /

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _______________________

                …., ngày....tháng....năm …..

     

     

    QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG (TRỢ CẤP) TAI NẠN LAO ĐỘNG

     

    Căn cứ Thông tư số . ..ngav .... tháng .... năm ... của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

    Căn cứ biên bản điều tra tai nạn lao động số.. ngày.. tháng.. năm..;

    Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do tai nạn lao động của cơ quan pháp v số ... ngày ... tháng ... năm..;

    Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ)

     

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Ông, bà ....................................................................................

    Sinh ngày ... tháng ... năm ...

    Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ...........................................

    Cơ quan, đơn vị: ...................................................................................

    Bị tai nạn lao động ngày: .......................................................................

    Mức suy giảm khả năng lao động: ....................................... %

    Tổng số tiền bồi thường (hoặc trợ cấp): .............................................. đồng

    (Số tiền bằng chữ) ................................................................................

    Nơi nhận bồi thường (hoặc trợ cấp): ......................................................

    Điều 2: Các ông, bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) .....................  và.. Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    (THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ…)

    (Ký tên đóng dấu)

     

    PHỤ LỤC III

    MẪU QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    (Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    TÊN CƠ SỞ

    _______

    Số:               /

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ________________________

                …, ngày....tháng...năm….

     

     

    QUYẾT ĐỊNH BỒI THƯỜNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    Căn cứ Thông tư số .................... ngày ....tháng .... năm .... của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết việc thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp, chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

    Căn cứ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của Ông, Bà .............................. ;

    Căn cứ biên bản giám định mức độ suy giảm khả năng lao động số ... ngày ... tháng ... năm ... của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc Biên bản xác định người lao động bị chết do bệnh nghề nghiệp của cơ quan pháp y số ... ngày ... tháng ... năm..;

    Theo đề nghị của ông, bà trưởng phòng (chức năng, nghiệp vụ).....................

     

    QUYẾT ĐỊNH

     

    Điều 1: Ông, bà .......................................................................................

    Sinh ngày ... tháng ... năm ...

    Chức danh, nghề nghiệp, cấp bậc, chức vụ: ................................

    Cơ quan, đơn vị: ........................................................................

    Bị bệnh nghề nghiệp (nêu tên loại bệnh nghề nghiệp đã mắc phải): ................................

    Mức suy giảm khả năng lao động: .............................. %

    Tổng số tiền bồi thường ....................................................... đồng

    (Số tiền bằng chữ) ......................................................................

    Được hưởng từ ngày: ....................................................................

    Nơi nhận bồi thường ..................................................................

    Điều 2: Các Ông, Bà (trưởng phòng chức năng, nghiệp vụ) ...........................  và Ông, Bà có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    (THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, ĐƠN VỊ)

    (Ký tên đóng dấu)

     

     

    PHỤ LỤC IV

    MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN BỊ TAI NẠN TRÊN ĐƯỜNG ĐI VÀ VỀ TỪ NƠI Ở ĐẾN NƠI LÀM VIỆC
    (Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    _________________________

    ...., ngày ....tháng...năm ....

    VĂN BẢN XÁC NHẬN
    Về việc xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc

     

    Kính gửi:

    - Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (1)

    - Công an xã, phường, thị trấn.... (1)

     

    I. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

    1. Họ và tên: .....................................................................................................................

    2. Ngày tháng năm sinh: .............................  Giới tính .......................................................

    3. Địa chỉ nơi cư trú: ..........................................................................................................

    4. Điện thoại: ....................................................................................................................

    5. Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ...........................................................

    Ngày cấp: .............. Nơi   cấp: .......................................

    6. Quan hệ với người bị tai nạn: (2) : ...................................................................................

    …………………………

    II. LÝ DO, CĂN CỨ ĐỀ NGHỊ

    Tôi xin trình bày sự việc như sau (3):...................................................................................

    …………………………

    …………………………

    …………………………

    Tuy nhiên, do (4)................................................................................................................. nên không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường mà chỉ có Ủy ban nhân dân/cơ quan công an trật tự của xã, phường, thị trấn ...........(5) kiểm tra, ghi nhận sự việc.

    Căn cứ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 23 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày của Chính phủ, để lập biên bản điều tra tai nạn lao động đối với vụ tai nạn giao thông liên quan đến lao động thì có thể căn cứ vào một trong các văn bản sau đây: Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn; hoặc văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.

    III NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ

    Với lý do và căn cứ trên tôi đề nghị quý (6) .......... xác nhận vụ tai nạn nêu trên với các thông tin sau:

    1. Thời gian xảy ra tai nạn: ... giờ ... phút... ngày ... tháng ... năm ...(7);

    2. Nơi xảy ra tai nạn: .................................................. (8)

    3. Thông tin về người bị tai nạn:

    a) Họ và tên: ...................................................................................

    b) Ngày tháng năm sinh: ................................  Giới tính ...................

    c) Số chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân: ....................

    Ngày cấp: .................. Nơi    cấp: .......................................

    4. Sơ bộ diễn biến vụ tai nạn: ...............................................................................................

    …………………………

    …………………………

    …………………………

    5. Tình trạng thương tích của nạn nhân ngay khi xảy ra vụ tai nạn (nếu đã xác định được):

    …………………………

     

    NGƯỜI LÀM ĐƠN

    (Ký, ghi rõ họ tên)

     

     

    ______________

    XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN/CƠ QUAN CÔNG AN CẤP XÃ

    1. Xác nhận về vụ tai nạn (9): xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà .................  là    (10)

    …………………………

    …………………………

    …………………………

    2. Các ý kiến khác bổ sung khác về vụ tai nạn (nếu có): .........................................................

    …………………………

    …………………………

    …………………………

     

    Nơi nhận:

    - ............. ;

    - Lưu:,...

    QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

    (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

     

     

    Ghi chú

    (1) Ghi cụ thể theo tên của Ủy ban nhân dân, cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi đã tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc ngay khi xảy ra (phải phù hợp và thống nhất với nội dung mô tả tại Phần II của đơn đề nghị)

    (2) Nếu người viết đơn là người bị nạn thì không cần ghi nội dung này. Nếu người viết đơn là thân nhân người bị nạn thì ghi rõ mối quan hệ với nạn nhân như cha mẹ, anh, chị, em, vợ/chồng, đồng nghiệp,…..

    (3) Nêu tóm tắt sự việc phù hợp với diễn biến vụ việc nêu tại Điểm 4 Phần III của Đơn đề nghị; bao gồm các thông tin cơ bản sau: Công việc, hành động đang tiến hành của người bị nạn khi xảy ra tai nạn; sơ bộ lý do, yếu tố gây ra tai nạn, thương tích hoặc thiệt hại của các bên ngay (nếu đã xác định được ngay khi xảy ra tai nạn) ...

    (4) Ghi rõ nguyên nhân không có lực lượng cảnh sát giao thông khám nghiệm hiện trường, chẳng hạn: vụ tai nạn đơn giản, chấn thương nhẹ, do vụ tai nạn xảy ra tại nơi có địa hình hẻo lánh, xa xôi, ít người qua lại...

    (5) Ghi rõ tên cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc

    (6) Ghi rõ tên 01 quan (hoặc Ủy ban nhân hoặc cơ quan công an cấp xã) đề nghị xác nhận (là 1 trong các cơ quan tiến hành kiểm tra, ghi nhận sự việc).

    (7) Trường hợp không xác định chính xác thời gian thì ghi khoảng thời gian: từ …. đến...

    (8) Ghi cụ thể các thông tin: số nhà, đường phố (hoặc km số... đại lộ), thôn, tổ xóm, xã/phường, thị trấn, quận huyện, thảnh/thành...

    (9) Ghi rõ tên của 01 quan xác nhận phù hợp theo đơn đề nghị là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan công an cấp xã

    (10) Ghi theo 01 trong 02 trường hợp sau:

    - Trường hợp đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật thì ghi Xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà................................. là.. đúng sự thật

    - Trường hợp không đủ thông tin để xác nhận các nội dung trong đơn đề nghị là đúng sự thật hoặc trên thực tế, cơ quan không cử người đến kiểm tra, ghi nhận tại hiện trường ngay khi sự việc xảy ra, thì ghi rõ “Chưa đủ cơ sở xác nhận các thông tin tại đơn đề nghị của Ông/bà là đúng sự thật”, đồng thời nêu rõ lý do hoặc nêu rõ những nội dung chưa chính xác.

     

    PHỤ LỤC V

    MỨC TIỀN CẤP MUA PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH, VẬT PHẨM PHỤ VÀ VẬT DỤNG KHÁC

    (Kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Số TT

    Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm

    Niên hạn cấp

    Mức cấp (đồng)

    1

    Tay giả tháo khớp vai

    03 năm

    2.800.000

    2

    Tay giả trên khuỷu

    03 năm

    2.600.000

    3

    Tay giả dưới khuỷu

    03 năm

    2.000.000

    4

    Chân tháo khớp hông

    03 năm

    4.800.000

    5

    Chân giả trên gối

    03 năm

    2.200.000

    6

    Nhóm chân giả tháo khớp gối

    03 năm

    2.800.000

    7

    Chân giả dưới gối có bao da đùi

    03 năm

    1.800.000

    8

    Chân giả dưới gối có dây đeo số 8

    03 năm

    1.600.000

    9

    Chân giả tháo khớp cổ chân

    03 năm

    1.750.000

    10

    Nhóm nẹp Ụ ngồi-Đai hông

    03 năm

    2.500.000

    11

    Nẹp đùi

    03 năm

    950.000

    12

    Nẹp cẳng chân

    03 năm

    800.000

    13

    Nhóm máng nhựa chân và tay

    05 năm

    3.000.000

    14

    Giầy chỉnh hình

    01 năm

    1.300.000

    15

    Dép chỉnh hình

    03 năm

    750.000

    16

    Áo chỉnh hình

    05 năm

    1.980.000

    17

    Xe lắc tay

    04 năm

    4.100.000

    18

    Xe lăn tay

    04 năm

    2.250.000

    19

    Nạng cho người bị cứng khớp gối

    02 năm

    500.000

    20

    Máy trợ thính

    02 năm

    1.000.000

    21

    Răng giả

    05 năm

    1.000.000/chiếc

    22

    Hàm giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

     

    4.000.000

    23

    Mắt giả (chỉ cấp một lần duy nhất)

     

    5.000.000

    24

    Vật phẩm phụ:

     

     

     

    - Người được cấp chân giả

    03 năm

    510.000

     

    - Người được cấp tay giả

    03 năm

    180.000

     

    - Người được cấp áo chỉnh hình

    05 năm

    750.000

    25

    Bảo trì phương tiện đối với trường hợp được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc

    01 năm

    300.000

    26

    Kính râm và gậy dò đường

    01 năm

    100.000

    27

    Đồ dùng phục vụ sinh hoạt

    01 năm

    1.000.000

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 14/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Ban hành: 17/02/2017 Hiệu lực: 17/02/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 88/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
    Ban hành: 28/07/2020 Hiệu lực: 15/09/2020 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp và chi phí y tế của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
    Ban hành: 02/02/2015 Hiệu lực: 20/03/2015 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    05
    Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc
    Ban hành: 20/09/2017 Hiệu lực: 01/12/2017 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    06
    Luật An toàn, vệ sinh lao động của Quốc hội, số 84/2015/QH13
    Ban hành: 25/06/2015 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết Luật An toàn, vệ sinh lao động

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:28/2021/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:28/12/2021
    Hiệu lực:01/03/2022
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:11/02/2022
    Số công báo:229&230-02/2022
    Người ký:Đào Ngọc Dung
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • Tải văn bản tiếng Việt

    Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết Luật An toàn, vệ sinh lao động (.pdf)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

    Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết Luật An toàn, vệ sinh lao động (.doc)

    Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.
    Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X