Cơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | 549 & 550 - 12/2009 |
Số hiệu: | 39/2009/TT-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | 01/12/2009 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày ban hành: | 18/11/2009 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/01/2009 | Tình trạng hiệu lực: | Không còn phù hợp |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
THÔNG TƯ
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 39/2009/TT-BLĐTBXH
NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2009 HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 12 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2003/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ VIỆC LÀM
Căn cứ Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm;
Căn cứ Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ Nghị định 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm (sau đây được viết tắt là Nghị định số 39/2003/NĐ-CP) như sau:
Điều 1. Mức trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:
1. Công thức tính trợ cấp mất việc làm:
Tiền trợ cấp mất việc làm | = | Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm | x | Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm | x | 01 |
Trong đó:
- Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm (được tính theo năm) được xác định là tổng thời gian người lao động làm việc liên tục cho người sử dụng lao động đó được tính từ khi bắt đầu làm việc đến khi người lao động bị mất việc làm, trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 41 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp tổng thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động có tháng lẻ (kể cả trường hợp người lao động có thời gian làm việc cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên nhưng tổng thời gian làm việc tính trợ cấp mất việc làm dưới 12 tháng) thì được làm tròn như sau:
+ Dưới 01 (một) tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm;
+ Từ đủ 01 (một) tháng đến dưới 06 (sáu) tháng được làm tròn thành 06 (sáu) tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 (nửa) tháng lương;
+ Từ đủ 06 (sáu) tháng trở lên được làm tròn thành 01 (một) năm làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 01 (một) tháng lương.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề của người lao động trước khi bị mất việc làm, bao gồm: tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
- 01 (một) là một tháng lương cho mỗi năm làm việc.
- Mức trợ cấp việc làm thấp nhất bằng 02 (hai) tháng lương, trừ trường hợp thời gian để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động làm dưới 01 (một) tháng.
2. Trợ cấp mất việc làm khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp:
Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ không được tính hưởng trợ cấp mất việc làm. Tiền lương, tiền công làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 06 tháng liền kề trước khi mất việc làm, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).
Điều 2. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Cách tính trợ cấp mất việc làm được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 (ngày Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ có hiệu lực thi hành).
3. Không áp dụng cách tính trợ cấp mất việc làm quy định tại Thông tư này để tính lại trợ cấp mất việc làm đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trước ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung kịp thời.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Hòa
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản căn cứ |
03 | Văn bản được hướng dẫn |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
06 | Văn bản dẫn chiếu |
07 | Văn bản dẫn chiếu |
Thông tư 39/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 39/2009/TT-BLĐTBXH |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 18/11/2009 |
Hiệu lực: | 01/01/2009 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Doanh nghiệp |
Ngày công báo: | 01/12/2009 |
Số công báo: | 549 & 550 - 12/2009 |
Người ký: | Nguyễn Thanh Hòa |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Không còn phù hợp |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!