hieuluat

Thông tư hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:40/2009/TT-LĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thanh Hòa
    Ngày ban hành:03/12/2009Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/05/2010Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
  • THÔNG TƯ

    THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 40/2009/TT-LĐTBXH

    NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2009

    HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH SỐ LAO ĐỘNG SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 108/2006/NĐ-CP NGÀY 22 THÁNG 9 NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT ĐẦU TƯ

     

     

    Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

    Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư,

    Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên như sau:

    Điều 1. Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng

    Đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dụng của Thông tư là những đối tượng và phạm vi áp dụng tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

    Điều 2. Cách tính số lao động sử dụng thường xuyên

    1. Lao động sử dụng thường xuyên của doanh nghiệp được xác định là lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên, kể cả số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ chuyên trách của các tổ chức Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội.

    2. Số lao động sử dụng thường xuyên trong doanh nghiệp được tính là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm, bình quân tháng.

    3. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng được tính theo công thức sau:

    li

    =

    ΣXj

    n

    Trong đó:

    li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng i trong năm.

    i: là tháng trong năm;

    Xj: là số lao động đang làm việc của ngày thứ j trong tháng i, bao gồm số lao động giao kết hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; cán bộ quản lý và cán bộ của các tổ chức đoàn thể.

    j: là ngày trong tháng;

    Đối với ngày nghỉ mà doanh nghiệp không bố trí lao động làm việc thì lấy số lao động đang làm việc theo bảng chấm công của doanh nghiệp liền kề trước ngày nghỉ đó, nếu ngày trước đó cũng là ngày nghỉ thì lấy ngày tiếp theo không phải là ngày nghỉ.

    ΣXj: là tổng số lao động sử dụng thường xuyên các ngày của tháng i trong năm.

    n: là số ngày theo lịch của tháng i (không kể doanh nghiệp có làm đủ hay không đủ số ngày trong tháng).

    Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm = Tổng của số lao động sử dụng thường xuyên các ngày trong tháng i / Số ngày theo ngày dương lịch của tháng i.

    Riêng đối với doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số ngày trong tháng đầu được tính theo số ngày thực tế hoạt động trong tháng.

    4. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được tính theo công thức sau:

    Lk

    =

    Σli(i=1,t)

    t

    Trong đó:

    Lk: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm k;

    k: là năm;

    li: là số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng thứ i trong năm k;

    Σli(i=1,t): là tổng số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm k;

    t: là số tháng thực tế hoạt động của doanh nghiệp trong năm k.

    Riêng đối với các doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động thì số tháng trong năm được tính theo số tháng thực tế hoạt động trong năm.

    Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của năm k = (tổng của số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm k)/Số tháng trong năm k

    5. Đối với những doanh nghiệp có số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm là số thập phân thì việc làm tròn số được áp dụng theo nguyên tắc số học, nếu phần thập phân trên 0,5 thì làm tròn thành 1, dưới 0,5 thì không tính. Ví dụ: 508,75 làm tròn lên 509; 507,91 thì làm tròn lên 508; 507,31 thì làm tròn là 507. Đối với số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng có số thập phân thì được giữ nguyên sau dấu phẩy hai số và không làm tròn số.

    Điều 3. Điều khoản thi hành

    1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

    2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung kịp thời.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG

    THỨ TRƯỞNG

    Nguyễn Thanh Hòa

      

    CÁC VÍ DỤ

    (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 40/2009/TT-BLĐTBXH ngày 3/12/2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ)

     

                1. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân tháng:

                a. Ví dụ 1: Tháng 5 năm 2009, có 31 ngày và theo bảng chấm công của doanh nghiệp có số lao động đang làm việc từng ngày như sau:

    Ngày 29-4: 480 người

     

    Ngày 30-4: Ngày nghỉ

    Ngày 16-5: 495 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 1-5: Ngày nghỉ

    Ngày 17-5: 495 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 2-5: 480 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 18-5: 498 người

    Ngày 3-5: 480 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 19-5: 498 người

    Ngày 4-5: 490 người

    Ngày 20-5: 496 người

    Ngày 5-5: 490 người

    Ngày 21-5: 497 người

    Ngày 6-5: 495 người

    Ngày 22-5: 495 người

    Ngày 7-5: 492 người

    Ngày 23-5: 495 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 8-5: 490 người

    Ngày 24-5: 495 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 9-5: 490 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 25-5: 496 người

    Ngày 10-5: 490 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 26-5: 496 người

    Ngày 11-5: 495 người

    Ngày 27-5: 495 người

    Ngày 12-5: 496 người

    Ngày 28-5: 497 người

    Ngày 13-5: 496 người

    Ngày 29-5: 492 người

    Ngày 14-5: 492 người

    Ngày 30-5: 492 người (Ngày nghỉ)

    Ngày 15-5: 495 người

    Ngày 31-5: 492 người (Ngày nghỉ)

                Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng 5 được tính như sau:

    l5 =

    4480 + 480 + 480 + 490 + 490 + 495 + 492 + 490 + 490 + 490 + 495 + 496 + 496 + 492 + 495 + 495 + 495 + 498 + 498 + 496 + 497 + 495 + 495 + 495 + 496 + 496 + 495 + 497 + 492 + 492 + 492

     

    = 491,74 (người)

    12

                b. Ví dụ 2: Doanh nghiệp X bắt đầu hoạt động từ ngày 20/07/2009 và có số lao động đang làm việc từng ngày như sau:

    Ngày 20-7: 480 người

    Ngày 26-7: 490 người

    Ngày 21-7: 490 người

    Ngày 27-7: 498 người

    Ngày 22-7: 495 người

    Ngày 28-7: 495 người

    Ngày 23-7: 492 người

    Ngày 29-7: 497 người

    Ngày 24-7: 490 người

    Ngày 30-7: 495 người

    Ngày 25-7: 490 người

    Ngày 31-7: 492 người

                Số ngày hoạt động của doanh nghiệp X trong tháng 7 là 12 ngày.

                Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của tháng 7 được tính như sau:

    l7 =

    480 + 490 + 495 + 492 + 490 + 490 + 490 + 498 + 495 + 497 + 495 + 492

    = 492 (người)

    12

                2. Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm:

                a. Ví dụ 3: Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng trong năm 2008 của doanh nghiệp A như sau:

    Tháng 1: 480 người

    Tháng 5: 540 người

    Tháng 9: 490 người

    Tháng 2: 495 người

    Tháng 6: 520 người

    Tháng 10: 510 người

    Tháng 3: 510 người

    Tháng 7: 470 người

    Tháng 11: 520 người

    Tháng 4: 550 người

    Tháng 8: 490 người

    Tháng 12: 520 người

                Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân của doanh nghiệp A được tính như sau:

    L =

    480 + 495 + 510 + 550 + 540 + 520 + 470 + 490 + 490 + 510 + 520 + 520

    = 507,91 (người)

    12

                b. Ví dụ 4: Doanh nghiệp B bắt đầu hoạt động từ tháng 5 năm 2008 và có số lao động sử dụng thường xuyên bình quân các tháng như sau:

    Tháng 5: 470 người

    Tháng 9: 520 người

    Tháng 6: 480 người

    Tháng 10: 520 người

    Tháng 7: 510 người

    Tháng 11: 530 người

    Tháng 8: 500 người

    Tháng 12: 540 người

                Số tháng thực tế hoạt động của doanh nghiệp là 8

                Số lao động sử dụng thường xuyên bình quân năm được tính như sau:

    L =

    470 + 480 + 510 + 500 + 520 + 520 + 530 + 540

    = 508,75 (người)

    8

     

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng thường xuyên theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:40/2009/TT-LĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:03/12/2009
    Hiệu lực:20/05/2010
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Nguyễn Thanh Hòa
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X