Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | 51 & 52 - 01/2011 |
Số hiệu: | 43/2010/TT-BCT | Ngày đăng công báo: | 13/01/2011 |
Loại văn bản: | Thông tư | Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày ban hành: | 29/12/2010 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 14/02/2011 | Tình trạng hiệu lực: | Đã sửa đổi |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Công nghiệp |
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 43/2010/TT-BCT | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG NGÀNH CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ Luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Bộ Công thương quy định công tác quản lý an toàn trong ngành Công thương như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Thông tư này quy định công tác quản lý an toàn áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, xăng dầu, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác (sau đây gọi tắt là các doanh nghiệp ngành Công thương) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn trong ngành Công thương.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ được hiểu như sau:
1. An toàn là tình trạng không gây chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và hư hỏng máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ sản xuất.
2. Quản lý rủi ro là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, quản lý nhằm đảm bảo tất cả rủi ro tiềm tàng phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, máy, thiết bị, dây chuyền, quá trình công nghệ và trong tất cả các giai đoạn hoạt động.
3. Đánh giá rủi ro là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các tiêu chuẩn rủi ro chấp nhận được và chỉ tiêu được chấp thuận, đồng thời xác định các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý với thực tế chấp nhận được.
4. Đánh giá mức độ rủi ro là đánh giá các mối nguy hiểm đã được nhận biết dựa trên hậu quả và khả năng xảy ra.
5. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp bao gồm: tổ chức, ứng phó các tình huống khẩn cấp như cứu nạn, cứu hộ, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão theo quy định.
Chương 2.
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ AN TOÀN
Điều 3. Nội dung công tác quản lý an toàn
Nội dung quản lý an toàn bao gồm:
1. Hệ thống quản lý an toàn.
2. Quản lý rủi ro.
3. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
4. An toàn khu vực sản xuất.
Điều 4. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hệ thống quản lý an toàn
1. Doanh nghiệp phải xây dựng
a) Mục tiêu an toàn và chính sách về an toàn, chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm về an toàn của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật về an toàn;
b) Quy định về kiểm tra an toàn: Chương trình, nội dung, hình thức kiểm tra an toàn; Hồ sơ về công tác kiểm tra, Biên bản, Sổ kiến nghị và Sổ ghi biên bản kiểm tra về an toàn… theo quy định;
c) Hệ thống tổ chức về công tác an toàn trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Danh mục các văn bản trong lĩnh vực an toàn; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn được áp dụng trong doanh nghiệp;
đ) Hệ thống Quy trình vận hành, Quy trình xử lý sự cố, bảo dưỡng cho dây chuyền, máy, thiết bị;
e) Quy định an toàn cho từng phân xưởng, dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất sử dụng; các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn;
g) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và đầu tư trang thiết bị bảo đảm công tác an toàn trong kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm;
h) Hồ sơ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao động đối với các vị trí công tác tại doanh nghiệp.
2. Quản lý máy, thiết bị, vật tư, hóa chất
a) Định kỳ khám nghiệm, thử nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị;
b) Thực hiện kiểm định và đăng ký theo quy định đối với máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; máy, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp;
c) Lựa chọn tổ chức kiểm định các thiết bị áp lực, thiết bị nâng đáp ứng các điều kiện theo quy định của Bộ Công thương;
d) Quản lý an toàn hóa chất theo quy định của pháp luật về hóa chất.
3. Huấn luyện, nghiên cứu khoa học về an toàn
a) Huấn luyện người lao động về an toàn đúng nội dung, tài liệu, thời gian theo quy định của pháp luật;
b) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tăng cường an toàn và giảm thiểu rủi ro.
4. Thống kê và báo cáo
a) Phải có hệ thống hồ sơ theo dõi, điều tra, đánh giá, khắc phục tai nạn, sự cố, tổn thương về người hoặc hư hại về tài sản;
b) Báo cáo nhanh tai nạn nghiêm trọng, các tình huống khẩn cấp;
c) Báo cáo định kỳ về tai nạn lao động theo quy định;
d) Báo cáo định kỳ về bảo hộ lao động theo quy định.
Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty tổng hợp các thống kê, báo cáo của các doanh nghiệp trực thuộc gửi các cơ quan có thẩm quyền và Bộ Công thương; Các doanh nghiệp không thuộc Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty thống kê và báo cáo cơ quan có thẩm quyền và Sở Công thương tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở doanh nghiệp.
Điều 5. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý rủi ro
1. Xây dựng nội dung đánh giá rủi ro, bao gồm:
a) Xác định mối nguy hiểm;
b) Đánh giá mức độ rủi ro;
c) Các giải pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro.
2. Đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính. Trường hợp không có quy định phải đánh giá rủi ro theo phương pháp định lượng thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đánh giá rủi ro theo phương pháp định tính.
3. Định kỳ cập nhật Báo cáo phân tích, đánh giá rủi ro (được xác định, phân tích, đánh giá đối với tất cả các công trình, dây chuyền, máy, thiết bị, chất nguy hiểm…) theo quy định đối với từng lĩnh vực cụ thể hoặc định kỳ 3 năm đối với các lĩnh vực chưa có quy định cụ thể.
4. Trường hợp doanh nghiệp có thay đổi về công nghệ, các máy, thiết bị, quy mô, địa điểm sản xuất hoặc sau các tai nạn, sự cố cần phải tiến hành đánh giá rủi ro lại để phù hợp với các thay đổi đó.
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
1. Xây dựng Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực cụ thể, và phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp quốc gia. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp gồm ít nhất các nội dung sau:
a) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, hệ thống báo cáo khi xảy ra tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
b) Sơ đồ liên lạc và báo cáo cơ quan có thẩm quyền;
c) Nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu có hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
d) Biên bản đánh giá kết quả luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống giả định tại doanh nghiệp.
2. Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn của doanh nghiệp phải được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
3. Thành lập Ban ứng cứu sự cố khẩn cấp (đối với các doanh nghiệp yêu cầu phải có theo quy định của pháp luật).
Điều 7. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong an toàn khu vực sản xuất
1. Tổ chức, bố trí khu vực sản xuất, máy, thiết bị phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật an toàn và các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
2. Thiết lập và bảo vệ bằng các biện pháp cần thiết theo quy định của cơ quan có thẩm quyền và quy chuẩn kỹ thuật áp dụng đối với vùng, hành lang an toàn xung quanh công trình, máy, thiết bị.
3. Khu vực sản xuất phải được trang bị hệ thống dò cháy, dò khí cháy ở nơi có nguy cơ cháy cao, trang bị chữa cháy tại chỗ, hệ thống chữa cháy và phải có biển báo phù hợp đối với từng lĩnh vực cụ thể theo quy định của pháp luật.
4. Trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị an toàn, thiết bị cứu hộ.
5. Khu sản xuất phải bố trí sơ đồ thoát hiểm; lối thoát hiểm.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Bộ Công thương chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn trong ngành Công thương.
Điều 9. Sở Công thương
1. Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn đối với các doanh nghiệp ngành Công thương trên địa bàn quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan của tỉnh, thành phố để kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về công tác an toàn theo quy định.
3. Tổng hợp các thống kê, báo cáo của các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn quản lý, báo cáo Bộ Công thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp).
Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 2 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công thương để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
01 | Văn bản căn cứ |
02 | Văn bản được hướng dẫn |
03 | Văn bản được hướng dẫn |
04 | Văn bản dẫn chiếu |
05 | Văn bản dẫn chiếu |
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số hiệu: | 43/2010/TT-BCT |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày ban hành: | 29/12/2010 |
Hiệu lực: | 14/02/2011 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, Công nghiệp |
Ngày công báo: | 13/01/2011 |
Số công báo: | 51 & 52 - 01/2011 |
Người ký: | Hoàng Quốc Vượng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã sửa đổi |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!