hieuluat

Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hộiSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:23/1999/TT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tưNgười ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày ban hành:04/10/1999Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:02/10/1999Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • THÔNG TƯ

    CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 23/1999/TT-BLĐTBXH NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 1999
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ GIẢM GIỜ LÀM VIỆC
    TRONG TUẦN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

     

    Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước như sau:

     

    I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

     

    - Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước;

    - Cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị sự nghiệp kinh tế, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội áp dụng các quy định theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước.

    Các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh, dịch vụ nói trên, sau đây gọi chung là doanh nghiệp.

     

    II. NGUYÊN TẮC VÀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN

     

    1. Nguyên tắc

    a/ Doanh nghiệp tự quyết định việc thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ trong 6 ngày xuống 40 giờ trong 5 ngày hoặc 44 giờ trong 5, 5 ngày; bố trí ca, kíp hợp lý để nghỉ 2 ngày hoặc 1, 5 ngày trong tuần và chịu trách nhiệm về quyết định của doanh nghiệp.

    b/ Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp quyết định việc giảm giờ làm việc trong tuần hoặc giữ nguyên chế độ tuần làm việc 48 giờ trong 6 ngày.

    2. Các điều kiện thực hiện

    Khi thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần, doanh nghiệp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    a/ Hoạt động sản xuất - kinh doanh phải đảm bảo hiệu quả, lợi nhuận và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước;

    b/ Bảo đảm tiền lương và thực hiện dầy đủ chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành;

     

    c/ Không tăng đơn giá tiền lương, giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông;

    d/ Tiền lương ngày để trả lương làm thêm giờ, làm đêm, phụ cấp lương, trả trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương v.v.., vẫn thực hiện theo quy định hiện hành;

    đ/ Tổng số giờ làm thêm trong năm không quá 200 giờ theo quy định hiện hành;

    e/ Nơi làm việc theo ca thì phải bảo đảm thực hiện thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với người lao động theo quy định hiện hành; bảo đảm người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bù các ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêng và các chế độ nghỉ khác theo quy định hiện hành;

    f/ Chế độ rút ngắn thời giờ làm việc trong ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vẫn thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/LĐTBXH-TT ngày 23/4/1997 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

     

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1. Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp có trách nhiệm:

    a/ Cùng tổ chức công đoàn bàn bạc, xây dựng kế hoạch và biện pháp để thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần, như cải tiến tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý để giảm chi phí sản xuất; các biện pháp đầu tư, đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật để tăng năng xuất lao động;

    b/ Khi đã quyết định thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần thì các quy định này phải ghi trong thoả ước lao động tập thể và trong nội quy lao động;

    c/ Phối hợp với công đoàn tổ chức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật và các hoạt động văn hoá, xã hội bổ ích trong các ngày nghỉ được đông đảo mọi người tham gia, tạo khí thế mới trong lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình người lao động;

    d/ Báo cáo với Bộ, ngành, địa phương quản lý trực tiếp về kế hoạch và các biện pháp để thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần đã được lãnh đạo doanh nghiệp và ban chấp hành công đoàn cam kết;

    Riêng các Tổng công ty 91 ngoài việc báo cáo với cơ quan chủ quản, phải báo cáo kế hoạch và các biện pháp để thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định tại điểm 3.b trong mục III này;

    đ/ Doanh nghiệp chưa thực hiện được các điều kiện tại điểm 2, mục II nói trên thì vẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định hiện hành. Doanh nghiệp cùng tổ chức công đoàn xây dựng phương án để sớm thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần.

    2. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác và các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có thuê mướn lao động Việt Nam thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần và báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sở tại biết để theo dõi.

    3. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    a/ Chỉ đạo các cơ quan, các sở, ban, ngành hướng dẫn và theo dõi tình hình tổ chức thực hiện việc giảm giờ làm việc trong tuần của các doanh nghiệp, kịp thời xử lý những vướng mắc trong quá trình thực hiện của các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý;

    b/ Báo cáo định kỳ 6 tháng đầu năm và báo cáo năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình tổ chức thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần của các doanh nghiệp; những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp cần phải tháo gỡ, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần theo mẫu báo cáo kèm theo Thông tư này;

    Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 tháng 6 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15 tháng 12 đối với báo cáo năm;

    Riêng năm 1999, báo cáo kết quả thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1999, gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15 tháng 12 năm 1999.

    4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động địa phương giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa bàn thực hiện tốt chế độ giảm giờ làm việc trong tuần; đồng thời có kế hoạch tuyên truyền, động viên các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần theo quy định của Chính phủ và Thông tư này.

    5. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 10 năm 1999.

    Trong quá trình thực hiện nếu vướng mắc, đề gnhị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết.

     

     

    Mẫu kèm theo Thông tư số 23/1999/TT-BLĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

     

    - BỘ, NGÀNH........................................................................

    - TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG.......

    - TỔNG CÔNG TY 91...........................................................

     

    BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ GIẢM GIỜ
    LÀM VIỆC CỦA KHU VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH

    6 THÁNG ĐẦU NĂM (HOẶC NĂM)...........................

     

    1. Tình hình thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần

     

    STT

    Chỉ tiêu

    Đơn vị tính

    Tổng số

    Trong đó

     

     

     

     

    DNNN

    DNTN

    ĐTNN

    A

    B

    C

    1

    2

    3

    4

    1

    Doanh nghiệp thuộc quyền quản lý

    Doanh nghiệp

     

     

     

     

     

    Trong đó:

     

     

     

     

     

    1.1

    Doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 40 giờ

    Doanh nghiệp

     

     

     

     

    1.2

    Doanh nghiệp thực hiện tuần làm việc 44 giờ

    Doanh nghiệp

     

     

     

     

    1.3

    Doanh nghiệp chưa thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần

    Doanh nghiệp

     

     

     

     

    2

    Lao động trong các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý

    người

     

     

     

     

     

    Trong đó:

     

     

     

     

     

    2.1

    Lao động trong các doanh nghiệp thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần

    người

     

     

     

     

    2.2

    Lao động trong các doanh nghiệp chưa thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần

    người

     

     

     

     

    3

    Số lao động tăng so với kỳ báo cáo trước do giảm giờ làm việc

     

     

     

     

     

     

    Trong đó:

     

     

     

     

     

    3.1

    Tuyển thêm lao động mới

    người

     

     

     

     

    3.2

    Sử dụng lao động dôi dư, đang chờ việc của doanh nghiệp

    người

     

     

     

     

    * Ghi chú

    - DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước theo quy định tại mục I của Thông tư này

    - DNTN: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân, hợp tác xã.

    - ĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    2. Đánh giá tình hình thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần

    a. Mặt được:

    .......................................

    b. Khó khăn vướng mắc:

    .......................................

    3. Kiến nghi: (nói rõ về việc bổ sung, sửa đổi các chính sách, chế độ và các giải pháp)

    ............................................

    4. Kế hoạch 6 tháng tiếp theo:

     

    Ngày tháng năm 199

    Thủ trưởng cơ quan báo cáo

    (Ký tên - đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Bộ luật Lao động số 35-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 23/06/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Quyết định 188/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ
    Ban hành: 17/09/1999 Hiệu lực: 02/10/1999 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Thông tư 16/LĐTBXH-TT của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn đối với những người làm những công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
    Ban hành: 23/04/1997 Hiệu lực: 07/05/1997 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    04
    Công văn 1596/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiền lương ban quản lý dự án
    Ban hành: 14/05/2008 Hiệu lực: 14/05/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    05
    Công văn 1996/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về cơ chế trả lương đối với Ban Quản lý dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau
    Ban hành: 06/06/2008 Hiệu lực: 06/06/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Công văn 2283/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về tiền lương Ban quản lý dự án
    Ban hành: 01/07/2008 Hiệu lực: 01/07/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Công văn 2394/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về chế độ tiền lương đối với Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh
    Ban hành: 09/07/2008 Hiệu lực: 09/07/2008 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư hướng dẫn thực hiện chế độ giảm giờ làm việc trong tuần đối với các doanh nghiệp Nhà nước

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
    Số hiệu:23/1999/TT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư
    Ngày ban hành:04/10/1999
    Hiệu lực:02/10/1999
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Hằng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X