Cơ quan ban hành: | Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội | Số công báo: | 27 - 1/2005 |
Số hiệu: | 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH | Ngày đăng công báo: | 26/01/2005 |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch | Người ký: | Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Văn Hưởng |
Ngày ban hành: | 18/01/2005 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 10/02/2005 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, An ninh trật tự, Vi phạm hành chính |
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ CÔNG AN - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI SỐ 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2005
HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA VÀ CHỐNG CÁC HÀNH VI
VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Thi hành Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị định số 81/2003/NĐ-CP), Liên tịch Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thống nhất hướng dẫn công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động như sau:
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Công tác phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động là trách nhiệm chung của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi công dân; trong đó nòng cốt là ngành Công an và ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động phải chấp hành đúng pháp luật, chịu sự quản lý, kiểm tra của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động đều thuộc đối tượng phòng chống, trong đó tập trung vào một số hoạt động dưới đây:
a. Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động để lừa đảo;
b. Lợi dụng danh nghĩa xuất khẩu lao động tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài;
c. Tuyển chọn lao động, đào tạo, thu tiền và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trái quy định của pháp luật;
d. Người lao động Việt
đ. Người lao động Việt
e. Giả mạo giấy tờ hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn chứng nhận sai các loại giấy tờ để đi làm việc nước ngoài;
g. Người lao động Việt
h. Hoạt động của một số cá nhân, tổ chức Việt
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Trách nhiệm của ngành Công an:
1.1. Trách nhiệm của Bộ Công an:
a. Chỉ đạo lực lượng công an các cấp nắm tình hình các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động nhằm phát hiện kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động.
- Giao cho Tổng cục An ninh (Cục Bảo vệ An ninh kinh tế) và Tổng cục Cảnh sát (Cơ quan Cảnh sát điều tra) tiếp nhận các thông tin, tài liệu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp về hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động để phối hợp với các lực lượng công an từ Trung ương đến địa phương tổ chức điều tra và xử lý theo thẩm quyền;
- Giao cho Tổng cục V nắm tình hình lao động Việt Nam ở nước ngoài, kịp thời báo cáo Bộ Công an và trao đổi với các Bộ, ngành có liên quan về chủ trương, chính sách của các nước tiếp nhận lao động Việt Nam; phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam ở nước ngoài; tham mưu cho các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài giải quyết những vấn đề lao động Việt Nam liên quan đến pháp luật của nước sở tại;
- Giao cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh cung cấp (định kỳ hoặc đột xuất) cho Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thông tin về số lượng người lao động của các doanh nghiệp xuất nhập cảnh qua các cửa khẩu và các vấn đề phát sinh có liên quan.
b. Phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
c. Cung cấp và trao đổi thông tin với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về:
- Những vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã bị phát hiện và xử lý;
- Tình hình, kết quả xử lý các vụ việc vi phạm phát luật về xuất khẩu lao động của các tổ chức, cá nhân trong phạm vi thẩm quyền giải quyết;
- Phương thức, những thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất khẩu lao động do Bộ Công an phát hiện và xử lý có liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội.
- Những bất cập, hạn chế trong cơ chế, chính sách cần được xem xét, điều chỉnh; những thiếu sót, tiêu cực trong công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động của các cơ quan, tổ chức có liên quan.
1.2. Trách nhiệm của cơ quan công an địa phương:
a. Thông qua công tác quản lý hành chính về hộ tịch hộ khẩu, xác nhận lý lịch tư pháp và quản lý xuất nhập cảnh nhằm phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
b. Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động có hình thức và biện pháp tuyên truyền, phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống, tố giác tội phạm và những hành vi tiêu cực liên quan đến xuất khẩu lao động.
c. Phát hiện, điều tra và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân, đường dây lừa đảo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
d. Tổng hợp, báo cáo định kỳ (3 tháng, 6 tháng và 1 năm) và báo cáo đột xuất gửi Bộ Công an về những hành vi phạm pháp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn
2. Trách nhiệm của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
2.1. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a. Chỉ đạo các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động tuân thủ pháp luật, quản lý chặt chẽ hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp, cũng như tổ chức và cá nhân khác có liên quan.
b. Tăng cường thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với Bộ Công an kiểm tra việc chấp hành pháp luật, quy định về xuất khẩu lao động của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
c. Phối hợp với Bộ Công an tiến hành xác minh, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác điều tra, xử lý các vụ án liên quan đến xuất khẩu lao động.
d. Xử lý kịp thời theo thẩm quyền những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
đ. Chủ động về kinh phí và phương tiện để phối hợp với lực lượng Công an trong những trường hợp cần thiết.
e. Cung cấp cho Bộ Công an các thông tin, tài liệu sau đây:
- Danh sách các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xuất khẩu lao động;
- Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử lý về hành chính, tạm đình chỉ hợp đồng, tạm đình chỉ hoạt động xuất khẩu lao động và bị thu hồi giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động;
- Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động;
- Thông tin về đơn thư tố giác hành vi lừa đảo và các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.
2.2. Trách nhiệm của cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội địa phương:
a. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền công khai tại địa phương về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, thông tin về các doanh nghiệp được cấp giấy phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông báo về các vụ lừa đảo xuất khẩu lao động, các đối tượng lừa đảo và thủ đoạn hoạt động đã bị phát hiện tại địa phương để các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người dân nâng cao cảnh giác.
b. Thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình hoạt động của các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động, các cơ sở đào tạo người lao động để đưa đi làm việc ở nước ngoài tại địa phương.
c. Phối hợp với cơ quan Công an địa phương thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động tại địa phương mình.
d. Tăng cường công tác quản lý người nước ngoài có hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động trên địa bàn.
đ. Cung cấp cho cơ quan Công an đơn thư tố giác và thông tin khác liên quan đến các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên địa bàn có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
c. Xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân có những vi phạm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức phối hợp giữa ngành Công an và ngành Lao động - Thương binh và xã hội:
- Bộ Công an giao cho Tổng cục An ninh (trực tiếp và Cục Bảo vệ An ninh kinh tế), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giao cho Cục Quản lý lao động ngoài nước là cơ quan Thường trực giúp lãnh đạo hai Bộ tổ chức thực hiện Thông tư này.
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao cho Phòng Bảo vệ An ninh kinh tế, Sở Lao động - Thương binh và xã hội giao cho đơn vị có chức năng thuộc sở là cơ quan thường trực giúp lãnh đạo hai ngành thực hiện Thông tư này.
Cơ quan Thường trực của hai Bộ có trách nhiệm thường xuyên phối hợp thông báo tình hình, kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề xuất với lãnh đạo hai Bộ xem xét, chỉ đạo thực hiện các nội dung công tác cần thiết. Định kỳ hai năm một lần, hai Bộ tổ chức sơ kết công tác phối hợp trong phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Việc phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu giữa hai ngành Công an và Lao động - Thương binh và xã hội nêu tại Thông tư này được tiến hành thường xuyên và trên cơ sở yêu cầu của mỗi bên.
4. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức đoàn thể có doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động (gọi chung là cơ quan chủ quản):
Các cơ quan chủ quản chỉ đạo và quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong việc phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an, cơ quan Lao động - Thương binh và xã hội địa phương phối hợp tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động theo nội dung Thông tư này.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây của Bộ Công an và Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Công an, Bộ Lao động - thương binh và xã hội để xem xét hướng dẫn giải quyết.
Thông tư 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH phòng ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực xuất khẩu lao động
In lược đồCơ quan ban hành: | Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội |
Số hiệu: | 01/2005/TTLT-BCA-BLĐTBXH |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Ngày ban hành: | 18/01/2005 |
Hiệu lực: | 10/02/2005 |
Lĩnh vực: | Lao động-Tiền lương, An ninh trật tự, Vi phạm hành chính |
Ngày công báo: | 26/01/2005 |
Số công báo: | 27 - 1/2005 |
Người ký: | Nguyễn Lương Trào, Nguyễn Văn Hưởng |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!