hieuluat

Thông tư 08/1998/TTLT- BYT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tếSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXHNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Lê Duy Đồng, Nguyễn Văn Thưởng
    Ngày ban hành:20/04/1998Hết hiệu lực:15/08/2016
    Áp dụng:05/05/1998Tình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Chính sách, Chính sách
  • Thông tư

    THÔNG TƯ

    LIÊN TỊCH BỘ Y TẾ - BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ Xà HỘI
    SỐ 08/1998/TTLT- BYT-LĐTBXH NGÀY 20 THÁNG 04 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    - Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23-6-1994;

    - Căn cứ Nghị định số 06/CP ngày 20 tháng 01 năm 1995 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

    - Căn cứ Nghị định 12/CP của Chính phủ ngày 26-1-1995 về việc ban hành Điều lệ bảo hiểm xã hội;

    Sau khi có ý kiến của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại Công văn số 21/TLĐ ngày 9 tháng 6 năm 1997, Liên Bộ Y tế- Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp như sau:

     

    I- KHÁI NIỆM BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động. Bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính. Một số bệnh nghề nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được.

     

    II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

     

    Mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

     

    III- PHÒNG CHỐNG BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    1- Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, người sử dụng lao động phải lập kế hoạch phòng chống bệnh nghề nghiệp bao gồm:

    a) Tuyên truyền, tập huấn phòng chống bệnh nghề nghiệp.

    b) Đo kiểm tra môi trường lao động có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

    c) Biện pháp can thiệp để khống chế hoặc loại trừ nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp.

    d) Chăm sóc sức khoẻ khi công nhân ốm đau do tác động của các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp.

    e) Khám sức khoẻ nghề nghiệp định kỳ.

    f) Khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp.

    g) Điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người bị bệnh nghề nghiệp.

    h) Phát hiện, đề xuất nghiên cứu bổ sung bệnh nghề nghiệp.

    2- Hàng năm, người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức cho người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được học tập về:

    a) Các yếu tố gây bệnh và nguyên nhân gây bệnh.

    b) Các dấu hiệu biểu hiện nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp cấp tính và mãn tính.

    c) Các phương pháp xử lý khi bị nhiễm độc, bệnh nghề nghiệp cấp tính và mãn tính.

    d) Các biện pháp dự phòng cho cá nhân, tập thể.

    3- Tại nơi làm việc có yếu tố độc hại người sử dụng lao động có trách nhiện:

    a) Phải có nội quy quy định về các biện pháp an toàn phòng chống bệnh nghề nghiệp để mọi người lao động biết và thực hiện.

    b) Cung cấp đầy đủ phương tiện phòng bệnh nghề nghiệp cho cá nhân và tập thể.

    4- Khi tuyển dụng lao động làm việc ở môi trường có yếu tố độc hại, người sử dụng lao động cần phải lưu giữ hồ sơ khám tuyển của công nhân để làm căn cứ khám bệnh nghề nghiệp.

    5- Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chi phí cho dự phòng, khám phát hiện, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, đi lại trong quá trình khám, điều trị, điều dưỡng cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

     

    IV- KHÁM PHÁT HIỆN, CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ BỆNH
    NGHỀ NGHIỆP

     

    1- Người sử dụng lao động ở các cơ sở có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp phải phối hợp với các cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tại địa phương hoặc ngành tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc thực hiện khám bệnh nghề nghiệp phải thực hiện đúng quy định, quy trình kỹ thuật từng bệnh do Bộ Y tế quy định.

    2- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tổ chức ít nhất một phòng khám bệnh nghề nghiệp. Các Bộ, ngành có nhiều lao động có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và có sẵn hệ thống y tế thì có thể tổ chức phòng khám bệnh nghề nghiệp. Các phòng khám bệnh nghề nghiệp phải đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Y tế Dự phòng).

    3- Bác sĩ bệnh nghề nghiệp phải là bác sĩ đã học tập chương trình về vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp và phải có chứng chỉ do các cơ sở đào tạo cấp. Bộ Y tế quy định các cơ sở đào tạo này.

    4- Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Hồ sơ khám bệnh nghề nghiệp bao gồm:

    a) Giấy giới thiệu của đơn vị sử dụng lao động;

    b) Hồ sơ sức khoẻ bao gồm: hồ sơ khám tuyển và khám định kỳ;

    c) Kết quả đánh giá môi trường lao động;

    d) Những hồ sơ bệnh án, điều trị bệnh (nếu có).

    5- Người lao động khi phát hiện bị bệnh nghề nghiệp phải được cách lý môi trường lao động gây bệnh nghề nghiệp để theo dõi, điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng và hoàn thiện hồ sơ. Nếu suy giảm sức khỏe do bệnh nghề nghiệp thì được giám định sức khoẻ.

    6- Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo đúng chuyên khoa, được điều dưỡng, phục hồi chức năng và khám sức khỏe 6 tháng 1 lần.

    7- Hồ sơ của người bị bệnh nghề nghiệp phải có 02 tập, một tập do người sử dụng lao động quản lý, một tập do người lao động quản lý có giá trị như nhau.

     

    V- GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    1- Những người lao động sau khi khám xác định bị bệnh nghề nghiệp đều có quyền đi giám định bệnh nghề nghiệp.

    2- Hội đồng Giám định Y khoa các cấp có trách nhiệm xác định mức độ suy giảm khả năng lao động đối với những người bị bệnh nghề nghiệp còn di chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Những bệnh chưa có khả năng điều trị khỏi (bệnh bụi phổi silic, bụi phổi Amiăng, bệnh nhiễm độc Măng gan, điếc do ồn và bệnh rung chuyển thể xương khớp) khi phát hiện, người bị bệnh được làm thủ tục giám định ngay.

    3- Hồ sơ, thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp lần đầu.

    a) Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm:

    - Đơn xin giám định của bệnh nhân (biểu mẫu số 1a)

    - Kết quả đo đạc môi trường lao động (hoặc sao y bản chính do các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác nhận) nơi người lao động làm việc trong vòng 12 tháng gần nhất. Nếu kết quả này chưa đủ căn cứ thì kèm theo kết quả đo đạc môi trường lao động trước đó.

    - Hồ sơ sức khoẻ và các giấy tờ có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (hoặc sao y bản chính).

    - Sổ lao động hoặc chứng minh thư nhân dân.

    b) Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp:

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động bị bệnh nghề nghiệp đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người sử dụng lao động đóng bảo hiểm.

    - Cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra lại hồ sơ nếu đầy đủ thì phải giới thiệu người lao động bị bệnh nghề nghiệp đến Hội đồng Giám định Y khoa thuận tiện nhất để giám định (Biểu mẫu số 1b).

    - Các đối tượng không tham gia đóng bảo hiểm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ và giới thiệu người lao động bị bệnh nghề nghiệp đến giám định ở Hội đồng giám định Y khoa thuận tiện nhất cho người bị bệnh nghề nghiệp.

    4- Hồ sơ, thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp lần thứ 2 trở đi:

    a) Hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp bao gồm:

    - Đơn xin giám định lại.

    - Biên bản giám định và quyết định của Hội đồng giám định Y khoa lần kế trước đó.

    - Kết quả đo đạc môi trường lao động, nếu người lao động đã nghỉ việc chỉ cần kết quả đo đạc môi trường lao động khi người lao động còn làm việc.

    - Hồ sơ sức khỏe, giấy tờ có liên quan.

    - Sổ lao động hoặc chứng minh thư nhân dân.

    b) Thủ tục giám định bệnh nghề nghiệp:

    - Sau khi nhận được đơn của người lao động bị bệnh nghề nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm tra lại hồ sơ, nếu đầy đủ thì có trách nhiệm giới thiệu người bị bệnh nghề nghiệp đó giám định tại Hội đồng giám định Y khoa thuận tiện nhất.

    - Các đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động hoàn chỉnh hồ sơ giới thiệu người lao động bị bệnh nghề nghiệp đến Hội đồng giám định Y khoa thuận tiện nhất cho người bị bệnh để giám định.

    5- Thành phần của Hội đồng giám định Y khoa bệnh nghề nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tối thiểu phải có một bác sĩ chuyên khoa vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm y tế dự phòng làm uỷ viên. Tiêu chuẩn giám định bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình do Bộ Y tế quy định.

    6- Trong trường hợp Hội đồng giám định Y khoa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngành không đủ điều kiện để giám định thì chuyển lên Hội đồng giám định Y khoa Trung ương.

    7- Kết quả giám định phải được Hội đồng giám định Y khoa ghi trong biên bản giám định y khoa theo quy định của Bộ Y tế (Biểu mẫu số 2a, 2b, 2c).

    8- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo nếu chưa thoả mãn với các quyết định của Hội đồng giám định Y khoa.

     

    VI- CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ BỆNH
    NGHỀ NGHIỆP

     

    Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo danh mục các bệnh nghề nghiệp đã được Liên Bộ ban hành tại Thông tư 08-TTLB ngày 19-5-1976 của Liên bộ Bộ Y tế - Thương binh và xã hội và Tổng Công đoàn Việt Nam; Thông tư 29/TT-LB ngày 25-12-1991 của Liên Bộ Y tế - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Quyết định số 167/BYT-QĐ ngày 4/2/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các văn bản khác được bổ sung sau này (phụ lục số 1) được hưởng các chế độ quy định như sau:

    1- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành và được tính từ ngày có quyết định của Hội đồng giám định Y khoa (Phụ lục số 2).

    2- Người sử dụng lao động căn cứ vào kết luận cuả Hội đồng giám định Y khoa, nguyện vọng của người bệnh và tình hình thực tế của cơ sở để bố trí công việc cho phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định Y khoa.

    3- Việc bồi thường cho người lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên quy định tại Khoản 3 Điều 107 của Bộ luật Lao động phải thực hiện trong thời gian 5 ngày kể từ ngày có biên bản giám định của Hội đồng giám định Y khoa.

     

    VII- BỔ SUNG VÀO DANH MỤC BỆNH NGHỀ NGHIỆP

     

    1- Các bệnh nghề nghiệp được bổ sung khi được phát hiện và nghiên cứu đầy đủ về bệnh, Bộ Y tế ban hành danh mục bổ sung bệnh nghề nghiệp sau khi đã thoả thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có ý kiến tham gia của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

    2- Các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành, doanh nghiệp theo dõi thấy dấu hiệu phát sinh bệnh liên quan đến nghề nghiệp ở người lao động thuộc quyền quản lý thì báo cáo về Bộ Y tế để đưa vào kế hoạch nghiên cứu bệnh nghề nghiệp.

    3- Các Viện thuộc hệ Y học dự phòng, các Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế lao động ngành trong quá trình giám sát môi trường và sức khoẻ người lao động cần chủ động xây dựng kế hoạch nghiên cứu bệnh nghề nghiệp.

    4- Chi phí cho việc nghiên cứu các bệnh nghề nghiệp lấy từ ngân sách sự nghiệp và đóng góp của doanh nghiệp.

     

    VIII- CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

     

    1- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải có hồ sơ theo quy định của Bộ Y tế và được lưu giữ suốt đời (Biểu mẫu 3).

    2- Người sử dụng lao động phải tổng hợp báo cáo tình hình bệnh nghề nghiệp gửi về Sở Y tế các tỉnh, thành phố trước ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 10 tháng 1 năm sau đối với báo cáo cả năm (Biểu mẫu số 4a)

    3- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm y tế lao động các Bộ, ngành báo cáo tổng hợp tình hình bệnh nghề nghiệp trong tỉnh và trong ngành trước ngày 20 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và trước ngày 20 tháng 1 năm sau đối với báo cáo cả năm (Biểu mẫu số 4b, 4c) về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng).

     

    IX- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

     

    1- Các Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thông tư này cho các cơ sở.

    2- Các Bộ, ngành đôn đốc và hướng dẫn các cơ sở thuộc quyền quản lý thực hiện việc chăm sóc sức khỏe người bị bệnh nghề nghiệp.

    3- Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định về tổ chức dự phòng, khám phát hiện, giám định bệnh nghề nghiệp, điều trị, điều dưỡng, quản lý chặt chẽ hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp và báo cáo đầy đủ, đúng quy định. Các chi phí về bệnh nghề nghiệp của người sử dụng lao động được tính vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông đối với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh và được tính vào chi phí thường xuyên đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp.

    Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định khác trái với quy định trong Thông tư này đều bị bãi bỏ.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì đề nghị các đơn vị phản ánh về Bộ Y tế (Vụ Y tế dự phòng) và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (vụ Bảo hộ lao động) để nghiên cứu giải quyết.

     

    PHỤ LỤC 1

    DANH MỤC 21 BỆNH NGHỀ NGHIỆP ĐƯỢC BẢO HIỂM TÍNH ĐẾN 1998
    (Ban hành kèm các Thông tư Liên bộ số 08-TTLB ngày 19-5-1976,
    Thông tư Liên bộ số 29-TTLB ngày 25-12-1991 và Quyết định
    số 167/BYT ngày 4-2-1997 của Bộ Y tế)

     

    TT

    Tên các bệnh phân theo nhóm

    Ban hành tại văn bản

     

    Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản

     

    1

    1. Bệnh bụi phổi - Silic nghề nghiệp (BP-silic)

    Thông tư 08

    2

    2. Bệnh bụi phổi Atbet (amiăng) (BP-amiăng)

    Thông tư 08

    3

    3. Bệnh bụi phổi bông (BP-bông)

    Thông tư 29

    4

    4. Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ- NN)

    Quyết định 167

     

    Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

     

    5

    1. Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

    Thông tư 08

    6

    2. Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen

    Thông tư 08

    7

    3.Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân

    Thông tư 08

    8

    4. Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan

    Thông tư 08

    9

    5. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)

    Thông tư 29

    10

    6. Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp

    Quyết định 167

    11

    7. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

    Quyết định 167

    12

    8. Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

    Quyết định 167

     

    Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

     

    13

    1. Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

    Thông tư 08

    14

    2. Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN)

    Thông tư 08

    15

    3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

    Thông tư 29

    16

    4. Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp

    Quyết định 167

     

    Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp

     

    17

    1. Bệnh sạm da nghề nghiệp

    Thông tư 29

    18

    2. Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

    Thông tư 29

     

    Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

     

    19

    1. Bệnh lao nghề nghiệp

    Thông tư 29

    20

    2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp

    Thông tư 29

    21

    3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp

    Thông tư 29

     

    PHỤ LỤC 2

    CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP BỆNH NGHỀ NGHIỆP
    (Trích Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12 /CP
    ngày 26 tháng 01 năm 1995 cuả Chính phủ)

     

    1. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động và được tính theo mức tiền lương tối thiểu chung.

    * Bị suy giảm từ 5 đến 30% khả năng lao động được trợ cấp một lần theo quy định dưới đây:

     

    Mức suy giảm khả năng lao động

    Mức trợ cấp một lần

    5-10%

    4 tháng tiền lương tối thiểu

    11-20%

    8 tháng tiền lương tối thiểu

    21-30%

    12 tháng tiền lương tối thiểu

     


    * Bị suy giảm lao động từ 31% khả năng lao động trở lên, được hưởng trợ cấp hàng tháng kể từ ngày ra viện theo quy định dưới đây:

     

    Mức suy giảm khả năng lao động

    Mức trợ cấp hàng tháng

    31-40%

    0,4 tháng tiền lương tối thiểu

    41-50%

    0,6 tháng tiền lương tối thiểu

    51-60%

    0,8 tháng tiền lương tối thiểu

    61-70%

    01 tháng tiền lương tối thiểu

    71-90%

    1,4 tháng tiền lương tối thiểu

    91-100%

    1,6 tháng tiền lương tối thiểu

     

    2. Người hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng, nếu nghỉ việc thì được bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

    3. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp bị mất khả năng lao động từ 81% trở lên mà được Hội đồng giám định Y khoa xác nhận không tự phục vụ được thì được phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.

    4. Người lao động bị bệnh nghề nghiệp tổn thương các chức năng hoạt động của chân, tay, tai, mắt, răng, cột sống... được trang cấp các phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt phù hợp với các tổn thương chức năng theo niên hạn.

    5. Người bị bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng, khi bệnh tái phát được cơ quan bảo hiểm giới thiệu đi giám định mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh nghề nghiệp.

    6. Người lao động chết do bệnh nghề nghiệp (kể cả chết trong thời gian điều trị lần đầu) thì gia đình được hưởng trợ cấp một lần bằng 24 tháng tiền lương tối thiểu và được hưởng chế độ tử tuất như sau:

    * Người lo mai táng được nhận tiền mai táng bằng 8 tháng tiền lương tối thiểu.

    * Trường hợp đã đóng bảo hiểm đủ 15 năm trở lên, đã hưu trí, chờ hưu trí, hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp hàng tháng hoặc đang làm việc nếu chết do bệnh nghề nghiệp thì những thân nhân do họ trực tiếp nuôi dưỡng sau đây được hưởng tiền tuất hàng tháng.

    + Con chưa đủ 15 tuổi (bao gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú được pháp luật công nhận, con khi chồng chết vợ còn mang thai). Nếu con còn đi học thì được hưởng tiền tuất tới năm 18 tuổi.

    + Bố mẹ (cả bên vợ hoặc bên chồng), vợ hoặc chồng, người nuôi dưỡng hợp pháp đã hết tuổi lao động (nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi trở lên), mức tiền tuất hàng tháng bằng 70% mức tiền lương tối thiểu.

    + Nếu không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất một lần.

    * Người được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp một lần hoặc hàng tháng, nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 22 /CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 của Chính phủ thì được hưởng chế độ hưu trí.

     

    Mẫu số 1a

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    ĐƠN XIN GIÁM ĐỊNH SỨC KHOẺ

     

    Kính gửi:............................................................................

    Tên tôi là................................ Tuổi.......................................................

    Đơn vị...................................................................................................

    Nghề nghiệp.........................................................................................

    Bị bệnh nghề nghiệp............................................................................

    Hiện tại sức khoẻ

     

     

     

    Đề nghị cho tôi được đi giám định bệnh nghề nghiệp

     

    Ngày... tháng.... năm 1998

    Người làm đơn ký

     

    Xác nhận
    của đơn vị sử dụng lao động

    Ông bà làm đơn xin giám định

    sức khoẻ là lao động của đơn vị

     

    Thủ trưởng đơn vị

    (Ký tên đóng dấu)


     

     

    Biểu mẫu số 1b

     

    BẢO HIỂM Xà HÔỊ VIỆT NAM

    BẢO HIỂM Xà HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ

    ...................

    Số: /GTGĐN

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    GIẤY GIỚI THIỆU

     

    Kính gửi:...............................................................................

    Bảo hiểm xã hội tỉnh: ...........................................................

     

    Trân trọng giới thiệu Ông (bà).................... Tuổi...................................

    Là:..........................................................................................................

    Đơn vị sản xuất :........... thuộc huyện.................. tỉnh...........................

    Đã hoàn chỉnh hồ sơ ngày tháng năm của người bị bệnh nghề nghiệp đến Hội đồng giám định Y khoa

    Về việc giám định sức khoẻ bị bệnh nghề nghiệp

    Đề nghị Hội đồng giám định Y khoa giám định sức khoẻ cho ông (bà)......

    kịp thời để bảo đảm chế độ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

     

    Có giá trị ngày...... Ngày..... tháng... năm 199...

    Đến ngày............. Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố


     

     

    Biểu mẫu số 2a

     

    (Ban hành kèm các Thông tư Liên tịch Y tế - Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     

    UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.......

    Hội đồng giám định Y khoa

    Số:......... /GĐYK

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    BÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH BỤI PHỔI SILIC NGHỀ NGHIỆP

    Hội đồng giám định Y khoa tỉnh, thành phố..........

    Họp ngày.... tháng.... năm 199.... để giám định khả năng lao động cho

    Ông bà.................... sinh năm 199.... (tuổi........)

    Nguyên quán...................................................................................

    Nghề và bậc nghề .............................. Chức vụ...............................

    Địa chỉ hiện nay...............................................................................

    Theo đề nghị tại Công văn /Giấy giới thiệu số.... ngày.....tháng.... năm 199..

    Của: ................................................................................................

    Trước đã giám định tại Hội đồng ngày.....tháng.... năm 199..

    Biên bản ghi (hoặc tiền sử nghề nghiệp)

    Làm việc....... năm, ở bộ phận.................... thường xuyên tiếp xúc với bụi có tỷ lệ Si02 tự do..... %, bụi trọng lượng...................mg/m3, bụi hạt......hạt/cm3, hạt<5, u....................Được phát hiện và điều trị bệnh bụi phổi năm 19....

    Các bệnh kết hợp...............................................................................

     

    KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI

     

    Toàn trạng.....................................cao............. cm. Nặng..................kg

    Triệu chứng cơ năng và thực thể........................................................

    Mạch..................... 1ph HA.............................................................. mmHg

    X quang........................................ Có hình ảnh nhiễm bụi Silic........

    Chức năng hô hấp DTS....................ml (...................%LT), VEMS..........ml

    Tiffeneau................................. rối loạn thông khí...............................

    Điện tâm đồ: .......................................................................................

    Xét nghiệm máu: hoặc................BC....................HST.............. ML....

    Đờm BK...............................................................................................

    Kết luận: Bệnh bụi phổi Silic thể: .......................................................

     

    QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG

     

    Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp là............%

    (................. phần trăm), theo tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp ban hành tại Thông tư Liên bộ số 08/TTLB ngày 19-5-1976.

    Đề nghị: Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành......................................

     

    Ngày.....tháng.... năm 199....

     

    Các Uỷ viên Uỷ viên Thường trực Chủ tịch Hội đồng

     


     

    Biểu mẫu số 2b

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     

    UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.......

    Hội đồng giám định Y khoa

    Số:......... /GĐYK-NN

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH ĐIẾC NGHỀ NGHIỆP

    Hội đồng giám định Y khoa tỉnh, thành phố................

    Họp ngày.... tháng..... năm 199.... để giám định khả năng lao động cho:

    Ông bà............................. sinh năm 199................... (tuổi..........)

    Nguyên quán...............................................................................

    Nghề và bậc nghề................................ Chức vụ..........................

    Địa chỉ hiện nay...........................................................................

    Theo đề nghị tại Công văn /Giấy giới thiệu số.... ngày.....tháng.... năm 199..

    Của: .............................................................................................

    Trước đã giám định tại Hội đồng ngày.....tháng.... năm 199........

    Biên bản ghi (hoặc tiền sử nghề nghiệp) .....................................

    Làm việc....... năm, ở bộ phận............ tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có
    cường độ........................... dbA

    Được phát hiện và điều trị năm 19................................

    Các bệnh kết hợp...............................................................................

     

    KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI

     

    Toàn trạng........................... cao............. cm. Nặng.................. kg

    Triệu chứng cơ năng..................................................................

    + Khám TMH:

    - Màng nhĩ: ................................................................

    - Val sava: ..................................................................

    - Bệnh mũi họng..........................................................

    - Thính lực âm............................................................

    Kết luận: điếc nghề nghiệp, mức độ.........................................

     

    QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG

     

    Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh điếc nghề nghiệp là............%

    (............phần trăm), theo tiêu chuẩn bệnh nghề nghiệp ban hành tại Thông tư Liên bộ số 08/TTLB ngày 19-5-1976.

    Đề nghị: Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành......................................

     

    Ngày.....tháng.... năm 199..

     

    Các Uỷ viên Uỷ viên Thường trực Chủ tịch Hội đồng


    Biểu mẫu số 2c

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     

    UBND TỈNH, THÀNH PHỐ.......

    Hội đồng giám định Y khoa

    Số:......... /GĐYK-NN

    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Hội đồng giám định Y khoa tỉnh, thành phố.......

     

    Họp ngày.... tháng năm 199... để giám định khả năng lao động cho

    Ông bà................................. sinh năm 199.... (tuổi)

    Nguyên quán..................................................................

    Nghề và bậc nghề.................................Chức vụ.............

    Địa chỉ hiện nay................................. ............................

    Theo đề nghị tại Công văn /Giấy giới thiệu số.... ngày.....tháng.... năm 199..

    Của: ..............................................................................

    Trước đã giám định tại Hội đồng ngày.....tháng.... năm 199....

    Biên bản ghi (hoặc tiền sử nghề nghiệp) .........................

    Làm việc....... năm, ở bộ phận............. tiếp xúc thường xuyên với nồng độ......

    Phát hiện và điều trị năm 19.....................................

     

    KẾT QUẢ KHÁM HIỆN TẠI

    ..................................................................................................

    ..................................................................................................

    ..................................................................................................

    Kết luận:

     

    QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG

     

    Tỷ lệ mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp là............%

    (................. phần trăm),

    Đề nghị: Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành..........................

    Ngày.....tháng.... năm 199...

    Các Uỷ viên Uỷ viên Thường trực Chủ tịch Hội đồng




    Biểu mẫu số 3

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     


    CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     

    HỒ SƠ

    NGƯỜI BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Số:

     

    Họ tên bệnh nhân.............................. Sinh năm..........................................

    Nguyên quán: ........................................................................................

    Nghề và bậc nghề.......................................................................................

    Địa chỉ hiện nay.........................................................................................

    Tên đơn vị làm việc....................................................................................

    Làm việc ở bộ phận....................................................................................

    Tiếp xúc với...............................................................................................

    Thời gian phát hiện bệnh ngày................ tháng.............. năm 19................

    Tên bệnh nghề nghiệp................................................................................

    Tại Hội đồng y khoa..................................................................................

    Quyết định của Hội đồng GĐYK số......... ngày........ tháng.......năm 199.....

    Tỉ lệ mất khả năng lao động.......................................................................

    Sổ trợ cấp ngày..... tháng...... năm 19............

     

    Điều kiện làm việc (ghi rõ từng yếu tố tiếp xúc nặng nhọc độc hại nguy hiểm):

    ..............................................................................................

    ..............................................................................................

    ..............................................................................................

    Các bệnh, thương tật khác

    ..............................................................................................

    ..............................................................................................

    ..............................................................................................

    DIỄN BIẾN SỨC KHOẺ HÀNG NĂM

     

    Năm khám tại

    Tình trạng của bệnh

    Điều trị từ ngày

    Điều dưỡng từ ngày

    Phục hồi chức năng

    Giám định lại

    Kết quả sau đợt điều trị, điều dưỡng

    Ghi chú

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ngày lập hồ sơ..................

    Thủ trưởng đơn vị lao động

    (Ký tên, đóng dấu)


     

    Biểu mẫu số 4a

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

    BÁO CÁO

    NGƯỜI BỊ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Ngày..........tháng..............năm 199.......

     

    Tên đơn vị: ..............................................................................................

    Địa phương: ............................................................................................

    Thuộc Bộ, ngành,.....................................................................................

     

    TT

    Tên bệnh nhân

    Tuổi

    Nghề khi bị BNN

    Tuổi nghề

    Ngày phát hiện bệnh

    Tên bệnh nghề nghệp

    Tỷ lệ mất KNLĐ

    Công việc hiện nay

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Ngày.... tháng.... năm 199....

    Thủ trưởng đơn vị lao động

    (Ký tên, đóng dấu)


    Biểu mẫu số 4b

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     

    Sở y tế tỉnh, thành phố.......

    Bộ, ngành...........................

     

    BÁO CÁO BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Ngày.......tháng....... năm 199...

     

     

    TT

     

    Tên các bệnh phân theo nhóm

    Tổng số khám BNN

    Tổng số nghi BNN

    Tổng số người đi giám định

    Số hưởng trợ cấp 1 lần

    Số hưởng trợ cấp thường xuyên

    I

    Các bệnh bụi phổi và phế quản

     

     

     

     

     

    1

    Bệnh bụi phổi -Silic nghề nghiệp (BP-Silic)

     

     

     

     

     

    2

    Bệnh bụi phổi Atbet (Amiang)(BP-Amiăng)

     

     

     

     

     

    2

    Bệnh bụi phổi bông (BP bông)

     

     

     

     

     

    4

    Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp (viêm PQ-N N)

     

     

     

     

     

    II

    Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    5

    Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì

     

     

     

     

     

    6

    Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen

     

     

     

     

     

    7

    Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất thuỷ ngân

     

     

     

     

     

    8

    Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan

     

     

     

     

     

    9

    Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)

     

     

     

     

     

    10

    Bệnh nhiễm độc asen và các hợp chất asen nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    11

    Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    12

    Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    III

    Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý

     

     

     

     

     

    13

    Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ

     

     

     

     

     

    14

    Bệnh điếc do tiếng ồn (điếc NN)

     

     

     

     

     

    15

    Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    16

    Bệnh giảm áp mãn tính nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    IV

    Các bệnh da nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    17

    Bệnh sạm da nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    18

    Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

     

     

     

     

     

    V

    Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    19

    1. Bệnh lao nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    20

    2. Bệnh viêm gan virút nghề nghiệp

     

     

     

     

     

    21

    3. Bệnh do xoắn khuẩn leptospira nghề nghiệp

     

     

     

     

     

     

     


    Biểu mẫu số 4c

    (Ban hành kèm theo Thông tư Liên tịch Y tế -Lao động - Thương binh và Xã hội số 08/1998/TTLT-BYT-BLDTBXH ngày 20-4-1998)

     

    Sở Y tế tỉnh, thành phố......

    Bô, ngành..........................

     

    BÁO CÁO DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CÓ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

    Ngày.... tháng........ năm 199.......

     

     

     

     

     

    TT

    Tên đơn vị

    Tổng số lao động

    Nữ

    Số lao động nghi BNN

    Số lao động giám định bị BNN

    Loại bệnh N N

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Đề nghị của Sở Y tế:

     

    Ngày..... tháng.......... năm 199......

    Giám đốc Sở Y tế

    (Ký tên, đóng dấu)

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Bộ luật Lao động số 35-L/CTN của Quốc hội
    Ban hành: 23/06/1994 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    02
    Nghị định 06/CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
    Ban hành: 20/01/1995 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 12/CP của Chính phủ về việc ban hành Điều lệ Bảo hiểm xã hội
    Ban hành: 26/01/1995 Hiệu lực: 01/01/1995 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp
    Ban hành: 30/06/2016 Hiệu lực: 15/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản thay thế
    05
    Quyết định 96/2003/QĐ-BQP của Bộ Quốc phòng về việc ban hành "Quy định về tổ chức thực hiện công tác y tế lao động ở các đơn vị lao động sản xuất trong Quân đội"
    Ban hành: 12/08/2003 Hiệu lực: 07/09/2003 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    06
    Thông tư 12/2006/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám bệnh nghề nghiệp
    Ban hành: 10/11/2006 Hiệu lực: 26/12/2006 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    07
    Quyết định 7185/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế đến ngày 31/12/2016
    Ban hành: 07/12/2016 Hiệu lực: 07/12/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    08
    Thông tư 15/2016/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội
    Ban hành: 15/05/2016 Hiệu lực: 01/07/2016 Tình trạng: Đã sửa đổi
    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản quy định hết hiệu lực một phần (01)
    Văn bản thay thế (01)
    Thông tư 28/2016/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý bệnh nghề nghiệp
    Ban hành: 30/06/2016 Hiệu lực: 15/08/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư 08/1998/TTLT- BYT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện các quy định về bệnh nghề nghiệp

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
    Số hiệu:08/1998/TTLT-BYT-BLĐTBXH
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:20/04/1998
    Hiệu lực:05/05/1998
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Chính sách, Chính sách
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Lê Duy Đồng, Nguyễn Văn Thưởng
    Ngày hết hiệu lực:15/08/2016
    Tình trạng:Hết Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X