hieuluat

Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ, Bộ Y tếSố công báo:1143&1144-11/2015
    Số hiệu:26/2015/TTLT-BYT-BNVNgày đăng công báo:24/11/2015
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
    Ngày ban hành:07/10/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/11/2015Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe
  • B Y T - BNỘI VỤ
    -------

    Số: 26/2015/TTLT-BYT-BNV

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------

    Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015

     

     

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH, KỸ THUẬT Y

     

    Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

    Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyn dụng, sử dụng và quản lý viên chức;

    Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

    Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

    Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

    Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã s, tiêu chun chức danh nghnghiệp điu dưỡng, hộ sinh, kthuật y.

     

    Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

     

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

    1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp điều dưỡng; hộ sinh; kthuật y.

    2. Thông tư liên tịch này áp dụng đi với viên chức điều dưỡng, viên chức hộ sinh, viên chức kỹ thuật y làm việc trong các cơ sở y tế công lập.

    Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp

    1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:

    a) Điều dưỡng hạng II                Mã số: V.08.05.11

    b) Điều dưỡng hạng III               Mã số: V.08.05.12

    c) Điều dưỡng hạng IV              Mã số: V.08.05.13

    2. Nhóm chức danh hộ sinh, bao gồm:

    a) Hộ sinh hạng II                      Mã số: V.08.06.14

    b) Hộ sinh hạng III                     Mã số: V.08.06.15

    c) Hộ sinh hạng IV                     Mã số: V.08.06.16

    3. Nhóm chức danh kỹ thuật y, bao gồm:

    a) Kỹ thuật y hạng II                   Mã số: V.08.07.17

    b) Kỹ thuật y hạng III                  Mã số: V.08.07.18

    c) Kỹ thuật y hạng IV                 Mã số: V.08.07.19

    Điều 3. Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

    1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

    2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.

    3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.

    4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

    5. Tôn trọng quyền của người bệnh, tôn trọng phụ nữ, quyền con người;

    6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.

     

    Chương II. TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

    Mục 1. CHỨC DANH ĐIỀU DƯỠNG

     

    Điều 4. Điều dưỡng hạng II - Mã số: V.08.05.11

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

    Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

    Nhận định tình trạng sức khỏe người bệnh và ra chỉ định chăm sóc, theo dõi phù hợp với người bệnh;

    Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá diễn biến hng ngày của người bệnh; phát hiện, phối hợp với bác sĩ điều trị xử trí kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;

    Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

    Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kthuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật phục hồi chức năng cho người bệnh;

    Phối hợp với bác sĩ đưa ra chỉ định về phục hồi chức năng và dinh dưỡng cho người bệnh một cách phù hợp;

    Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

    Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

    Tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

    b) Sơ cứu, cấp cứu:

    Chuẩn bị sn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Đưa ra chỉ định về chăm sóc; thực hiện kthuật sơ cứu, cấp cứu và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

    Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá và tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

    c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh;

    Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sc khỏe;

    Tổ chức đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

    d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

    Tổ chức thực hiện truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Tổ chức thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia;

    Nhận định và chẩn đoán chăm sóc, can thiệp điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.

    đ) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

    Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

    Tổ chức thực hiện và đánh giá hiệu quả biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

    e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

    Thực hiện phân cấp chăm sóc người bệnh;

    Phi hợp với bác sĩ điều trị tổ chức thực hiện công tác chuyển khoa, chuyn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

    Htrợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đi với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

    Tổ chức, thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

    g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

    Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;

    Tổ chc, thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kthuật trong chăm sóc người bệnh; áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

    Cập nhật, đánh giá và áp dụng bng chứng trong thực hành chăm sóc;

    Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên khoa đối với viên chức điều dưỡng.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ chuyên ngành điều dưỡng;

    b) Có trình độ ngoại ngbậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư s01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) trình độ tin học đạt chun knăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư s 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chun knăng sử dụng công nghệ thông tin;

    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật ca cá nhân, gia đình và cộng đồng, đưa ra chn đoán chăm sóc, phân cấp chăm sóc, chđịnh chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

    c) Thực hiện thành thạo kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu, đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

    d) Có khả năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

    đ) Có kỹ năng tổ chức đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp điều dưỡng;

    e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đt;

    g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III tối thiểu là 02 năm.

    Điều 5. Điều dưỡng hạng III - Mã số: V.08.05.12

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

    Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

    Theo dõi, phát hiện, ra quyết định, xử trí về chăm sóc và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị;

    Thực hiện và kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

    Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, kỹ thuật điều dưỡng chuyên sâu, phức tạp, kỹ thuật phục hồi chức năng đối với người bệnh;

    Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, thực hiện và kiểm tra đánh giá việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

    Thực hiện và tham gia việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

    Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh.

    b) Sơ cứu, cấp cứu:

    Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu, xử trí trong những tình huống khẩn cấp như: sốc phản vệ, cấp cứu người bệnh ngng tim, ngừng thở và một số kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu chuyên khoa;

    Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

    c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;

    Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

    Tham gia xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu và thực hiện truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe;

    Đánh giá công tác truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe.

    d) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

    Truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;

    Thực hiện kỹ thuật chăm sóc điều dưỡng tại nhà: tiêm, truyền, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng.

    đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:

    Thực hiện quyền của người bệnh, biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

    Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

    e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

    Phối hợp với bác sĩ điều trị phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc người bệnh;

    Phối hợp với bác sĩ điều trị chuẩn bị và hỗ trợ cho người bệnh chuyển khoa, chuyn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

    Htrợ, giám sát và chịu trách nhiệm về chuyên môn đối với việc thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng cấp thấp hơn;

    Thực hiện quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

    g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

    Đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng;

    Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh và áp dụng cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh;

    Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục đối với viên chức điều dưỡng.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành điều dưỡng;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

    c) Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu và đáp ứng hiệu quả khi có tình huống cấp cứu, dịch bệnh và thảm họa;

    d) Có kỹ năng tư vấn, giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng;

    đ) Có kỹ năng đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học, hợp tác với đồng nghiệp và phát triển nghề nghiệp;

    e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III phải có thời gian gichức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng cao đẳng hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp điều dưỡng trung cấp.

    Điều 6. Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:

    Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;

    Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;

    Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;

    Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công;

    Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;

    Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.

    b) Sơ cứu, cấp cứu:

    Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;

    Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.

    c) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;

    Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;

    Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.

    d) Chăm sóc sức khỏe cộng đng:

    Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;

    Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chđịnh.

    đ) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:

    Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;

    Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

    e) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:

    Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;

    Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyn khoa, chuyn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;

    Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.

    g) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:

    Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công;

    Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành điều dưỡng. Trường hợp tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hộ sinh hoặc y sĩ thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành điều dưỡng theo quy định của Bộ Y tế;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư s 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chun kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Hiểu biết về sức khỏe, bệnh tật của cá nhân, gia đình và cộng đồng, sử dụng quy trình điều dưỡng làm cơ sở để lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện các can thiệp điều dưỡng bảo đảm an toàn cho người bệnh và cộng đồng;

    c) Thực hiện được kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, sơ cứu, cấp cứu;

    d) Có kỹ năng giáo dục sức khỏe và giao tiếp hiệu quả với người bệnh và cộng đồng.

     

    Mục 2. CHỨC DANH HỘ SINH

     

    Điều 7. Hộ sinh hạng II - Mã số: V.08.06.14

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

    Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

    Chủ trì, lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Lập kế hoạch theo dõi, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí kịp thời, tiên lượng, báo cáo quá trình xử trí và những diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo các hộ sinh cấp thấp hơn xử trí diễn biến bất thường;

    Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra kỹ thuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;

    Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

    Lập kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra việc thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

    Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc ghi chép hồ sơ theo quy định;

    Lập kế hoạch và đề xuất danh mục thuốc, thiết bị y tế phù hợp với thực tế công việc; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế.

    b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

    Lập kế hoạch, tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không th đến cơ sở y tế;

    Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc khám, chăm sóc bà mẹ thời kỳ mang thai và chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh giai đoạn sau sinh tại nhà;

    Quản lý về chuyên môn, giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;

    Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

    c) Sơ cứu, cấp cứu:

    Quản lý, tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Chủ trì, tổ chức thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên;

    Hỗ trợ viên chức hộ sinh khác hoặc tuyến dưới xử trí cấp cứu bà mẹ, trẻ sơ sinh kịp thời tại cộng đồng;

    Tổ chức, tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

    d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Chủ trì lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Lập kế hoạch, tổ chức giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

    đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều tr:

    Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định;

    Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

    e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

    Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

    Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

    Thực hiện, giám sát thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

    g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

    Chủ trì, tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

    Chủ trì và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên chuyên ngành hộ sinh;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chun knăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chun kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II.

    3. Tiêu chuẩn về năng, lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Thực hiện thành thạo các knăng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

    c) Hiểu biết về nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

    d) Hiểu biết và áp dụng k năng; quản lý và năng lực phát triển nghề nghiệp;

    đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kthuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

    e) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III hoặc tương đương tối thiu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III tối thiểu là 02 năm.

    Điều 8. Hộ sinh hạng III - Mã số: V.08.06.15

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

    Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

    Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Tổ chức thực hiện và kiểm tra việc theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, tiên lượng, xử trí kịp thời, báo cáo quá trình xử trí và diễn biến bất thường không thuộc phạm vi xử trí của hộ sinh cho bác sĩ điều trị; phối hợp cùng bác sĩ chỉ đạo hộ sinh cấp thấp hơn trong quá trình xử trí diễn biến bất thường;

    Tổ chức và thực hiện kỹ thuật điều dưỡng, phục hồi chức năng cơ bản, kthuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu và chuyên sâu, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn;

    Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

    Tổ chức, giám sát, thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho bà mẹ và gia đình trong trường hợp thai nghén, sinh đẻ, sau đẻ và sơ sinh bất thường nghiêm trọng; chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

    Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thực hiện ghi chép hồ sơ theo quy định;

    Tổ chức thực hiện và giám sát việc bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công quản lý.

    b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

    Tổ chức khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

    Lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;

    Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình tại cộng đồng;

    Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và chương trình mục tiêu quốc gia.

    c) Sơ cứu, cấp cứu:

    Quản lý, giám sát, chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Tchức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phối hợp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên;

    Tham gia cấp cu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

    d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    Tổ chức và thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Tổ chức và thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Tham gia đánh giá kết quả truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

    đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

    Phối hợp với bác sĩ phân cấp chăm sóc và tổ chức thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Tổ chức và thực hiện cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, cha bệnh, ra viện khi có chđịnh của bác sĩ;

    Tổ chức thực hiện quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh, người sử dụng dịch vụ và thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hsơ bệnh án.

    e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

    Thực hiện và biện hộ quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

    Tạo điều kiện cho bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

    Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

    g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

    Tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

    Thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và khách hàng; áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Tham gia xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo liên tục và đào tạo chuyên môn hộ sinh.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành hộ sinh;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chun kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn knăng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

    c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

    d) Có năng lực giao tiếp, thuyết trình và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập;

    đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV lên chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV tối thiu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh cao đng hoặc 03 năm đi với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp hộ sinh trung cấp.

    Điều 9. Hộ sinh hạng IV - Mã số: V.08.06.16

    1. Nhiệm vụ:

    a) Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ:

    Khám và nhận định tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, xác định vấn đề ưu tiên cần chăm sóc của từng đối tượng;

    Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dng dịch vụ;

    Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ; phát hiện, xử trí ban đầu, tiên lượng, báo cáo kịp thời những din biến bất thường cho bác sĩ điều trị và hộ sinh phụ trách, thực hiện y lệnh của bác sĩ và phối hợp với hộ sinh khác xử trí din biến bất thường;

    Thực hiện kthuật điều dưỡng và phục hồi chức năng cơ bản, kthuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh thiết yếu; phụ giúp bác sĩ và hộ sinh khác thực hiện kỹ thuật chăm sóc sản khoa, chăm sóc sơ sinh chuyên sâu theo y lệnh của bác sĩ và sự phân công của hộ sinh phụ trách;

    Nhận định nhu cầu dinh dưỡng và thực hiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ sơ sinh;

    Thực hiện chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh giai đoạn cuối;

    Ghi chép hồ sơ theo quy định;

    Bảo quản thuốc và trang thiết bị y tế được phân công phụ trách, phát hiện hỏng hóc kịp thời đđề nghị sửa cha.

    b) Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng:

    Lập kế hoạch khám và quản lý thai đối với sản phụ trong trường hợp sản phụ không thể đến cơ sở y tế;

    Lập kế hoạch khám, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trong giai đoạn sau sinh tại nhà;

    Giám sát, hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh tại cộng đồng;

    Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đu và chương trình mục tiêu quốc gia.

    c) Sơ cứu, cấp cứu:

    Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;

    Tổ chức, thực hiện sơ cứu, cấp cứu sản khoa, cấp cứu hồi sức sơ sinh ban đầu; kịp thời báo cáo và phi hp với bác sĩ phụ trách hoặc chuyn cơ sở y tế tuyến trên;

    Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa khi có yêu cầu.

    d) Truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

    Thực hiện đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đi với bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ;

    Thực hiện truyền thông, giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản (bao gồm cả nam giới), chăm sóc sơ sinh, kế hoạch hóa gia đình, phá thai an toàn, phòng chống bạo lực giới tại cơ sở y tế và cộng đồng;

    Tham gia lập kế hoạch truyền thông, giáo dục và tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản.

    đ) Phối hợp, hỗ trợ trong điều trị:

    Thực hiện việc chuẩn bị cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ nhập viện, chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện khi có chỉ định của bác sĩ;

    Quản lý buồng bệnh, quản lý bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ, thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hồ sơ bệnh án.

    e) Bảo vệ và thực hiện quyền của người bệnh:

    Thực hiện quyền của bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ theo quy định của pháp luật;

    Tạo điều kiện để bà mẹ, người bệnh và người sử dụng dịch vụ quyền được tham gia vào quá trình chăm sóc, điều trị;

    Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

    g) Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp:

    Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức hộ sinh;

    Tham gia nghiên cứu khoa học; áp dng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh và người sử dụng dịch vụ.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành hộ sinh;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đi với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn knăng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng cơ bản trong lĩnh vực sản phụ khoa và sơ sinh;

    c) Hiểu biết các nguyên tắc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản;

    d) Có năng lực giao tiếp và ứng xử linh hoạt, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập.

     

    Mục 3. CHỨC DANH KỸ THUẬT Y

     

    Điều 10. Kỹ thuật y hạng II - Mã số: V.08.07.17

    1. Nhiệm vụ:

    a) Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y:

    Chủ trì, tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đngười bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kthuật y;

    Chủ trì tổ chức đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển mu và thu nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường - nghề nghiệp;

    Tổ chức chun bị, kiểm tra, giám sát việc chun bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên khoa;

    Thực hiện quy trình kthuật chuyên sâu thuộc chuyên khoa, ứng dụng kthuật mới trong hoạt động chuyên ngành;

    Chủ trì, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khun và an toàn trong chuyên môn;

    Theo dõi, thống kê hoạt động chuyên môn theo quy định trong phạm vi được giao.

    b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

    Tổ chức, thực hiện hoạt động chuyên môn theo nhiệm vụ được giao.

    Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc quản lý sử dụng trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm, thuốc của khoa hoặc của đơn vị trong lĩnh vực y học;

    Sử dụng, hướng dn sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại của chuyên ngành; bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý li kthuật đơn giản;

    Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn trong phạm vi được giao.

    c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

    Thông báo kịp thời chỉ s, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị; đề xuất tiến hành một số kỹ thuật khác giúp chn đoán và điều trị trường hợp cần thiết;

    Tham gia hội chn khi được phân công.

    d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

    Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

    Bo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

    Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

    Chủ trì, tổ chức, thực hiện biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn đối với người bệnh.

    đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Xây dựng nội dung, chương trình và thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

    Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

    e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

    Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên và viên chức kỹ thuật y;

    Tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;

    Tổ chức áp dụng sáng kiến, cải tiến kthuật và bằng chứng y học trong thực hành kỹ thuật y.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Có trình độ thạc sĩ chuyên ngành kthuật y học;

    b) Có trình độ ngoại ngbậc 3 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ng6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đi với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;

    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp kthuật y hạng II.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Nhận thức được quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Có năng lực thực hiện thành thạo kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm và ứng dụng những kỹ thuật mới trong hoạt động chuyên ngành;

    c) Có năng lực sử dụng và hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

    d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kỹ thuật; đề xuất giải pháp đảm bảo chất lượng kỹ thuật chuyên môn;

    đ) Có năng lực hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật mới trong lĩnh vực kỹ thuật y học;

    e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

    g) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III tối thiểu là 02 năm.

    Điều 11. Kỹ thuật y hạng III - Mã số: V.08.07.18

    1. Nhiệm vụ:

    a) Thực hiện chuyên môn kỹ thuật y:

    Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật y;

    Tổ chức, đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyển mẫu và thu nhận, bảo quản, vận chuyn mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường - nghề nghiệp;

    Chuẩn bị, kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc, hóa chất theo đúng yêu cầu kỹ thuật chuyên khoa;

    Thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn; phối hợp thực hiện các kỹ thuật phức tạp khi được phân công;

    Tổ chức, thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chế độ kim soát nhiễm khuẩn và an toàn trong chuyên môn;

    Theo dõi, thống kê các hoạt động chuyên môn theo quy định.

    b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

    Lập kế hoạch quản lý, định kỳ kiểm kê, báo cáo về việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm thuốc trong phạm vi được giao theo quy định;

    Sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

    Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được phân công. Tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn của viên chức kỹ thuật y ở cấp thấp hơn thuộc phạm vi được giao.

    c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

    Thông báo kịp thời chỉ s, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

    Tham gia hội chn khi được phân công.

    d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh:

    Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

    Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

    Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

    Tổ chức, thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh;

    đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

    Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

    e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

    Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên, kỹ thuật y khi được phân công;

    Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật;

    Áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bằng chứng y học trong thực hành kthuật y.

    2. Tiêu chun về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

    a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành kỹ thuật y học phù hợp với vị trí chuyên môn làm việc (xét nghiệm y học, xét nghiệm y học dự phòng, kthuật hình ảnh y học, kthuật phục hình răng, vật lý trị liệu/phục hồi chức năng); nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành hóa sinh, dược hoặc chuyên ngành y học khác thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học theo quy định;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư s 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ng6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn knăng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Có năng lực thực hiện thành thạo kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn đm nhiệm;

    c) Có năng lực sử dụng thành thạo và bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

    d) Có năng lực phân tích, kiểm tra, giám sát quy trình kthuật; đề xuất giải pháp bảo đảm chất lượng kỹ thuật chuyên môn trong phạm vi được giao.

    đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp kthuật y hạng IV lên chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III phải có thời gian gichức danh nghề nghiệp kthuật y hạng IV tối thiu là 02 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp cao đẳng kthuật y hoặc 03 năm đối với trường hợp khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp kỹ thuật y.

    Điều 12. Kỹ thuật y hạng IV - Mã số: V.08.07.19

    1. Nhiệm vụ:

    a) Thực hiện chuyên môn kthuật y:

    Đón tiếp, chuẩn bị và giúp đỡ người bệnh trước, trong và sau khi tiến hành kỹ thuật y;

    Đón tiếp, hướng dẫn cá nhân, tổ chức gửi/chuyn mu và thu nhận, bảo quản, vận chuyển mẫu cho kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, môi trường - nghề nghiệp;

    Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, thuốc và hóa chất theo yêu cầu của từng kỹ thuật;

    Thực hiện các quy trình kỹ thuật cơ bản trong chuyên khoa, phụ giúp hoặc phối hợp với viên chức chuyên môn thực hiện kỹ thuật chuyên sâu khi được giao;

    Thực hiện chế độ kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn trong chuyên môn;

    Ghi chép, theo dõi, thống kê các hoạt động chuyên môn theo quy định.

    b) Quản lý hoạt động chuyên môn:

    Dự trù, lĩnh, định kỳ kiểm kê và báo cáo việc sử dụng trang thiết bị y tế, thuốc hóa chất, sinh phẩm theo quy định;

    Sử dụng, bảo quản trang thiết bị y tế trong phạm vi quản lý; phát hiện, báo cáo và xử lý lỗi kỹ thuật đơn giản;

    Tham gia kiểm tra, đánh giá công tác chuyên môn khi được giao.

    c) Phối hợp trong chẩn đoán và điều trị:

    Thông báo kịp thời chỉ số, hình ảnh liên quan đến người bệnh cho bác sĩ điều trị;

    Hỗ trợ, phối hợp với viên chức kỹ thuật y trong việc thực hiện kỹ thuật chuyên môn được giao.

    d) Bảo vệ quyền lợi của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm:

    Bảo đảm phục vụ kịp thời chính xác, khách quan và trung thực;

    Bảo đảm kết quả xét nghiệm chính xác;

    Thực hiện quyền của người bệnh, cá nhân/tổ chức gửi mẫu xét nghiệm theo quy định của pháp luật;

    Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.

    đ) Tư vấn, giáo dục sức khỏe:

    Tham gia hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh và cộng đồng trong phạm vi được giao;

    Tham gia phòng chống dịch và thảm họa khi có yêu cầu.

    e) Đào tạo, nghiên cứu khoa học:

    Tham gia hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên, viên chức kỹ thuật y khi được giao;

    Tham gia nghiên cứu khoa học, sáng kiến, cải tiến kthuật;

    Tham gia áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bằng chứng y học trong thực hành kỹ thuật y.

    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    a) Tt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành kỹ thuật y học phù hợp với vị trí chuyên môn làm việc (xét nghiệm y học, xét nghiệm y học dự phòng, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hình răng, vật lý trị liệu/phục hồi chức năng); nếu tốt nghiệp chuyên ngành hóa sinh, dược hoặc chuyên ngành y học khác thì phải có chứng chỉ đào tạo chuyên ngành kỹ thuật y học theo quy định;

    b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.

    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;

    b) Có năng lực thực hiện thành thạo quy trình kỹ thuật cơ bản thuộc lĩnh vực chuyên môn đảm nhiệm;

    c) Có năng lực sử dụng và bảo quản trang thiết bị phục vụ chuyên môn;

    d) Có kỹ năng giao tiếp với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

     

    Chương III. HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

     

    Điều 13. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức

    1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 14 của Thông tư liên tịch này và phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

    2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghnghiệp viên chức.

    Điều 14. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp

    1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch điều dưỡng theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng, nay được bnhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

    a) Bnhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II (mã số V.08.05.11) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng chính (mã số ngạch 16a. 199).

    b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng (mã số: 16b.120).

    c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13) đi với viên chức hiện đang giữ ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã số ngạch 16a.200) và ngạch điều dưỡng trung cấp (mã sngạch 16b.121).

    2. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

    a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II (mã số V.08.06.14) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh chính (mã số ngạch 16.294).

    b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh (mã số 16.295).

    c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch hộ sinh cao đẳng (mã số ngạch 16.296) và ngạch hộ sinh trung cấp (mã số ngạch 16.297).

    3. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch kỹ thuật y theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học, nay được bnhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:

    a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II (mã số V.08.07.17) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y chính (mã số ngạch 16.284).

    b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y (mã số ngạch 16.285).

    c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kthuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch kỹ thuật y cao đng (mã số ngạch 16.286) và ngạch kỹ thuật y trung cấp (mã số ngạch 16.287).

    Điều 15. Cách xếp lương

    1. Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

    a) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II được áp dụng hệ slương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;

    b) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III được áp dụng hệ slương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

    c) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.

    2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:

    Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bnhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:

    a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ tiến sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ tiến sĩ kthuật y thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)

    b) Trường hợp có trình độ thạc sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ thạc sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ thạc sĩ kthuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)

    c) Trường hợp có trình độ cao đẳng điều dưỡng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13); trình độ cao đẳng hộ sinh thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16); trình độ cao đng kthuật y thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 của chức danh nghề nghiệp kthuật y hạng IV (mã số V.08.07.19).

    3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch viên chức theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mà số ngạch viên chức hộ sinh; Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kcả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bnhiệm;

    Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C đã xếp ngạch kỹ thuật viên trung cấp y (mã số 16.287), bậc 12, hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch kỹ thuật viên trung cấp y kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2014. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) thì xếp bậc 12, hệ số lương 4,06 và 6% phụ cấp thâm niên vượt khung của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể ngày 01 tháng 10 năm 2014.

    b) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng khi được tuyển dụng đã xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã số V.08.05.13), chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV (mã số V.08.06.16), chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV (mã số V.08.07.19) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp bnhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:

    Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo him xã hội thì được cộng dồn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.

    Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp được bnhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong suốt thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ slương (kcả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.

    Ví dụ: Bà Trần Thị H, có trình độ cao đẳng điều dưỡng đã được tuyển dụng vào làm Điều dưỡng cao đng tại Bệnh viện X và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến nay và đã được xếp ngạch điều dưỡng cao đẳng (mã s16a.200), bậc 3, hệ số lương 2,72 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bnhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV (mã sV.08.05.13) thì việc xếp lương được thực hiện như sau:

    Thời gian công tác của bà Trần Thị H từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; đồng thời hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).

    Đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 (sau đủ 02 năm), bà Trần Thị H đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ slương được hưởng là 2,92).

    4. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kthuật y được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bnhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.

     

    Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     

    Điều 16. Hiệu lực thi hành

    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 20 tháng 11 năm 2015.

    2. Thông tư liên tịch này thay thế Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; Thông tư số 12/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chun nghiệp vụ các ngạch viên chức hộ sinh; Thông tư số 23/2009/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2009 của Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chun nghiệp vụ các ngạch viên chức kthuật y học;

    3. Bãi bỏ các quy định về mã số ngạch viên chức hộ sinh quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh; bãi bỏ các quy định về danh mục các ngạch kỹ thuật y học quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kthuật y học.

    Điều 17. Điều khoản áp dụng

    1. Viên chức đã được bnhiệm vào các ngạch điều dưỡng theo quy định tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng; các ngạch hộ sinh theo quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BNV ngày 01 tháng 3 năm 2011 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số ngạch viên chức hộ sinh; các ngạch kthuật y theo quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BNV ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nội vụ về việc ban hành chức danh, mã số các ngạch viên chức kỹ thuật y học, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kthuật y được bổ nhiệm.

    2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV phải tt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành điều dưỡng; tuyn dụng vào chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đng chuyên ngành hộ sinh; tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV phải tốt nghiệp trình độ cao đẳng chuyên ngành kthuật y. Viên chức có trình độ trung cấp đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kthuật y hạng IV trước 01 tháng 01 năm 2021 phải chuẩn hóa đđạt trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành tuyển dụng chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Trường hợp viên chức được cử đi học tập đđạt trình độ cao đẳng mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cầu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét btrí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.

    Điều 18. Tổ chức thực hiện

    1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập.

    2. Các cơ sở y tế ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này đtuyn dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại đơn vị.

    3. Người đứng đầu cơ sở y tế công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:

    a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;

    b) Quyết định bnhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kthuật y thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tương ứng theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    c) Có kế hoạch và tạo điều kiện để viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV được tham gia đào tạo chuẩn hóa trình độ cao đng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Thông tư liên tịch này.

    5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kthuật y trong các cơ sở y tế công lập;

    b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kthuật y trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bnhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;

    c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, chức danh nghề nghiệp hộ sinh, chức danh nghề nghiệp kthuật y tương ứng trong các cơ sở y tế công lập theo thẩm quyền.

    d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.

    Điều 19. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.

    2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế đtổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.

     

    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
    THỨ TRƯỞNG




    Trần Anh Tuấn

    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Viết Tiến

    Nơi nhận:
    - Thủ tướng, các Phó Thtướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;

    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn th;
    - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Y tế, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Bộ Y tế: Bộ trưởng, các Thứ trưng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
    - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
    - Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ;
    - Lưu: Bộ Y tế (VT, TCCB); Bộ Nội vụ (VT, CCVC).

     

     

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Ban hành: 14/12/2004 Hiệu lực: 04/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Viên chức của Quốc hội, số 58/2010/QH12
    Ban hành: 15/11/2010 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 12/04/2012 Hiệu lực: 01/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 20/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Ban hành: 19/02/2013 Hiệu lực: 10/04/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 58/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
    Ban hành: 16/06/2014 Hiệu lực: 05/08/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Quyết định 41/2005/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng
    Ban hành: 22/04/2005 Hiệu lực: 15/05/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    08
    Thông tư 23/2009/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức kỹ thuật y học
    Ban hành: 01/12/2009 Hiệu lực: 15/01/2010 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực
    09
    Thông tư 03/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế
    Ban hành: 26/04/2022 Hiệu lực: 10/06/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    10
    Nghị định 96/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 30/12/2023 Hiệu lực: 01/01/2024 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    11
    Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
    Ban hành: 24/01/2014 Hiệu lực: 16/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
    Ban hành: 11/03/2014 Hiệu lực: 28/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Quyết định 5433/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Y tế từ ngày 01/07/2015 đến ngày 31/12/2015
    Ban hành: 21/12/2015 Hiệu lực: 21/12/2015 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Quyết định 64/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2015
    Ban hành: 25/01/2016 Hiệu lực: 25/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Công văn 2199/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch/chức danh nghề nghiệp mới
    Ban hành: 21/03/2016 Hiệu lực: 21/03/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Công văn 382/KCB-ĐD của Cục Quản lý khám, chữa bệnh về việc nâng cao chất lượng chăm sóc hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ban hành: 11/04/2016 Hiệu lực: 11/04/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Thông tư 49/2018/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 28/12/2018 Hiệu lực: 15/03/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 103/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ kỳ 2014-2018
    Ban hành: 29/01/2019 Hiệu lực: 29/01/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    19
    Công văn 4203/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019
    Ban hành: 23/07/2019 Hiệu lực: 23/07/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    20
    Thông tư 35/2019/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định phạm vi hoạt động chuyên môn đối với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
    Ban hành: 30/12/2019 Hiệu lực: 01/03/2020 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ, Bộ Y tế
    Số hiệu:26/2015/TTLT-BYT-BNV
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:07/10/2015
    Hiệu lực:20/11/2015
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:24/11/2015
    Số công báo:1143&1144-11/2015
    Người ký:Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu (11)
  • Tải văn bản tiếng Việt

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X