hieuluat

Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ, Bộ Y tếSố công báo:1143&1144-11/2015
    Số hiệu:27/2015/TTLT-BYT-BNVNgày đăng công báo:24/11/2015
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
    Ngày ban hành:07/10/2015Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:20/11/2015Tình trạng hiệu lực:Đã sửa đổi
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe
  • Số: 27/2015/TTLT-BYT-BNV
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------
    -------------
    Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2015
     
     
    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
    QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP DƯỢC
     
     
    Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
    Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyn dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
    Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đi với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
    Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Y tế;
    Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Nội vụ;
    Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã s, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược.
     
     
    Chương I
    QUY ĐỊNH CHUNG
     
     
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp dược.
    2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức dược làm việc trong các cơ sở y tế công lp.
    Điều 2. Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp dược
    1. Dược sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.08.20
    2. Dược sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.08.21
    3. Dược sĩ (hạng III) Mã số: V.08.08.22
    4. Dược hạng IV Mã số: V.08.08.23
    1. Tận tụy vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
    2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
    3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
    4. Không ngừng nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
    5. Coi trọng việc kết hợp y-dược hiện đại với y-dược cổ truyền;
    6. Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
     
    Chương II
    TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
     
    Điều 4. Dược sĩ cao cấp - Mã số: V.08.08.20
    1. Nhiệm vụ:
    a) Chủ trì lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
    b) Chủ trì thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
    c) Chủ trì, tổ chức thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong phạm vi được giao;
    d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
    đ) Chủ trì, tổ chức thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
    e) Chủ trì tổ chức việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong mun của thuốc;
    g) Chủ trì thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
    h) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn vdược, kim nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
    i) Chủ trì xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cp phát thuốc;
    k) Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
    l) Chủ trì nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho học viên, sinh viên và viên chức chuyên môn;
    m) Chủ trì công tác chỉ đạo tuyến;
    n) Chủ trì công tác thống kê và báo cáo.
    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
    a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ dược học;
    b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ cao cấp theo quy định của pháp luật.
    3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
    b) Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
    c) Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;
    d) Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
    đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chế/phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
    g) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính lên chức danh dược sĩ cao cấp phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ chính tối thiểu là 02 năm.
    Điều 5. Dược sĩ chính - Mã số: V.08.08.21
    1. Nhiệm vụ:
    a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
    b) Chủ trì, tổ chức triển khai thực hiện việc pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu,..), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
    c) Tổ chức, thực hiện bảo đảm chất lượng thuốc đã pha chế tại đơn vị hoặc trong phạm vi được giao;
    d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
    đ) Tổ chức, thực hiện thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
    e) Tổ chức, thực hiện việc theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc, theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp;
    g) Tổ chức, thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
    h) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng về trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong đơn vị;
    i) Xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược như: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu và cấp phát thuốc;
    k) Tham gia hoặc chủ trì xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
    l) Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo, tập huấn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
    m) Tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến;
    n) Chủ trì thực hiện công tác thống kê và báo cáo.
    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
    a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ dược học trở lên;
    b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
    d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính theo quy định của pháp luật.
    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vcông tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
    b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
    c) Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
    d) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
    đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ lên chức danh dược sĩ chính phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm.
    Điều 6. Dược sĩ - Mã số: V.08.08.22
    1. Nhim v:
    a) Lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
    b) Tổ chức thực hiện pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
    c) Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng thuốc pha chế tại đơn vị;
    d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
    đ) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
    e) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;
    g) Thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
    h) Quản lý, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;
    i) Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược, bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu, cấp phát thuốc;
    k) Tham gia, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thm định phương pháp kiểm nghiệm;
    l) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
    m) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến;
    n) Chịu trách nhiệm về công tác thống kê, báo cáo.
    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
    a) Tốt nghiệp đại học dược trở lên;
    b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đi với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
    b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
    c) Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
    d) Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia;
    đ) Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
    e) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược hạng IV lên chức danh dược sĩ phải có thời gian giữ chức danh dược hạng IV ti thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.
    Điều 7. Dược hạng IV - Mã số: V.08.08.23
    1. Nhiệm vụ:
    a) Dự trù, cp phát và bảo quản thuốc thông thường, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao trong phạm vi nhiệm vụ được giao;
    b) Pha chế một số thuốc thông thường, bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu;
    c) Trợ giúp cho viên chức dược ở các chức danh cao hơn pha chế thuốc dùng cho các chuyên khoa;
    d) Thực hiện xét nghiệm hóa sinh theo đúng quy trình;
    đ) Tham gia kiểm soát, kiểm nghiệm chất lượng thuốc, hóa chất, dược liệu;
    e) Tham gia lấy mẫu thuốc trên thị trường, tiếp nhận mẫu do cá nhân/tổ chức gửi đến để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
    g) Thực hiện các quy định, hướng dẫn, quy trình chuyên môn, kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn lao động trong công tác dược;
    h) Tham gia tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;
    i) Sử dụng và bảo quản trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;
    k) Quản lý sổ sách, thống kê, báo cáo theo quy định;
    l) Tham gia nghiên cứu khoa học.
    2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
    a) Tốt nghiệp trung cấp dược trở lên;
    a) Giai đoạn đến năm 2020: Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành dược;
    Từ 01/01/2021: Viên chức tuyển dụng mới, phải tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dược trở lên. Viên chức đã được tuyn dụng và bnhiệm chức danh nghnghiệp dược (hạng IV) trước 01/01/2021 có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng chậm nhất trước ngày 01/01/2025;
    b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 1 (A1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
    c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
    3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
    a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
    b) Có khả năng thực hành đúng quy trình chuyên môn;
    c) Có khả năng xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc;
    d) Có khả năng hướng dẫn người bệnh và cộng đồng sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
     
    Chương III
    HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
     
    Điều 8. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức chuyên ngành dược
    1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này, phải bảo đảm đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược theo quy định tại Thông tư liên tịch này.
    2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp dược không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghnghiệp.
    Điều 9. Các trường hp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
    Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch dược theo quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế; Quyết định s78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
    1. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ cao cấp (mã số V.08.08.20) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dược sĩ cao cấp (mã số ngạch 16.132).
    2. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ chính (mã số V.08.08.21) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dược sĩ chính (mã số ngạch 16.133).
    3. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược sĩ (mã số: 08.08.22) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch dược sĩ (mã số ngạch 16.134).
    4. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) đối với viên chức đang giữ ngạch dược sĩ trung cấp (mã số ngạch 16.135).
    Điều 10. Cách xếp lương
    1. Các chức danh nghề nghiệp dược quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
    a) Chức danh nghề nghiệp dược sĩ cao cấp (mã số V.08.08.20) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
    b) Chức danh nghề nghiệp dược sĩ chính (mã số V.08.08.21) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
    c) Chức danh nghề nghiệp dược sĩ (mã số V.08.08.22) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
    d) Chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
    2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
    Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
    a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ dược học thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp dược sĩ (mã số V.08.08.22);
    b) Trường hợp có trình độ thạc sĩ dược học thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 của chức danh nghề nghiệp dược sĩ (mã số V.08.08.22).
    c) Trường hợp có trình độ cao đẳng dược học thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2,06 ca chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23).
    3. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đi với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch dược theo quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:
    a) Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kcả tính thời gian xét nâng bậc lương ln sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm;
    Ví dụ: Bà Nguyễn Thị B đã xếp ngạch dược sĩ trung cấp (mã số 16.135), bậc 3, hệ s lương 2,26 kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014. Nay được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) thì xếp bậc 3, hệ slương 2,26 của chức danh nghnghiệp dược hạng IV ktừ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014.
    b) Trường hợp viên chức có trình độ cao đẳng dược học khi được tuyển dụng đã xếp lương ở viên chức loại A0 theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo him xã hội bt buộc theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự) như sau:
    Tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm, cứ sau thời gian 02 năm (đủ 24 tháng) được xếp lên 01 bậc lương (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dn). Trường hợp trong thời gian công tác có năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật thì bị kéo dài thêm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
    Sau khi chuyển xếp lương vào chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm theo quy định trên, nếu hệ số lương được xếp ở chức danh nghề nghiệp được bnhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn hệ số lương đã hưởng ở ngạch cũ thì được hưởng hệ schênh lệch bảo lưu cho bng hệ số lương (kcả phụ cp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu được hưởng trong sut thời gian viên chức xếp lương ở chức danh nghề nghiệp dược hạng IV. Sau đó, nếu viên chức được thăng hạng chức danh nghề nghiệp thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có) đang hưởng để xếp lương vào chức danh được bổ nhiệm khi thăng hạng chức danh nghề nghiệp và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở chức danh nghề nghiệp mới.
    Ví dụ: Ông Nguyễn Văn C, có trình độ cao đẳng ngành dược đã được tuyển dụng vào làm viên chức tại Bệnh viện Y và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến nay và đã xếp bậc 3, hệ số lương 2,72 của viên chức A0 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, trong thời gian công tác luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV (mã số V.08.08.23) thì việc xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp dược hạng IV được thực hiện như sau:
    Thời gian công tác của ông Nguyễn Văn C từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, trừ thời gian tập sự 06 tháng, tính từ bậc 2 của chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và cứ 02 năm xếp lên 1 bậc thì đến ngày 01 tháng 7 năm 2014 được xếp vào bậc 5, hệ số lương 2,66 của chức danh nghề nghiệp dược hạng IV; thời gian hưởng bậc lương mới ở chức danh nghề nghiệp dược hạng IV ktừ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014; đồng thời hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (2,72 - 2,66).
    Đến ngày 01 tháng 7 năm 2016 (sau đủ 02 năm), ông Nguyễn Văn C đủ điều kiện nâng bậc lương thường xuyên lên bậc 6, hệ số lương 2,86 của chức danh nghề nghiệp dược hạng IV và tiếp tục được hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,06 (tổng hệ số lương được hưởng là 2,92).
    4. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức dược được thực hiện sau khi đã được cp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
     
    Chương IV
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
     
    Điều 11. Hiệu lực thi hành
    1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2015.
    2. Bãi bỏ tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch dược quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế.
    3. Bãi bỏ các quy định về danh mục các ngạch dược sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.
    Điều 12. Điều khoản áp dụng
    1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch dược theo quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện đviên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh dược được bổ nhiệm.
    2. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, viên chức được tuyển dụng mới vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV phải có trình độ tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành dược trở lên. Đi với viên chức có trình độ trung cp dược, đã được tuyển dụng và bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp dược hạng IV trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 phải được chuẩn hóa để đạt trình độ cao đẳng dược chậm nhất trước ngày 01 tháng 01 năm 2025. Trường hợp viên chức được cử đi học tập đđạt trình độ cao đng dược mà không tham gia học tập hoặc kết quả học tập không đạt yêu cu thì cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan, đơn vị quản lý viên chức xem xét btrí lại công tác khác hoặc thực hiện tinh giản biên chế.
    Điều 13. Tổ chức thc hin
    1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức dược trong các cơ sở y tế công lập.
    2. Các cơ sở y tế ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này đtuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực.
    3. Người đứng đu cơ sở y tế công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
    a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh dược thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cp;
    b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức dược thuộc diện quản lý vào chức danh dược tương ứng theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
    c) Có kế hoạch và tạo điều kiện để viên chức giữ chức danh nghề nghiệp dược hạng IV được tham gia đào tạo chun hóa trình độ cao đng chuyên ngành theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch này.
    5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
    a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đi với viên chức dược trong các cơ sở y tế công lập;
    b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức dược trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang chức danh dược tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
    c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức dược thuộc diện quản lý vào chức danh dược tương ứng trong các cơ sở y tế công lập theo thẩm quyền.
    d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với viên chức dược trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.
    Điều 14. Trách nhiệm thi hành
    1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
    2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Y tế để tổng hợp và chủ trì, phối hp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.
     

    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
    THỨ TRƯỞNG




    Trần Anh Tuấn
    KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
    THỨ TRƯỞNG




    Nguyễn Viết Tiến
    Nơi nhận:
    -
    Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - Văn phòng Trung ương Đảng;
    - Văn phòng Tổng Bí thư;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các Hội, đoàn thể;
    - Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
    - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
    - UBND các tnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Sở Y tế, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Bộ Y tế: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
    - Bộ Nội vụ: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị trực thuộc Bộ;
    - Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Bộ Nội vụ;
    - Lưu: Bộ Y tế (VT, TCCB); Bộ Nội vụ (VT, CCVC).
     
     
  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Ban hành: 14/12/2004 Hiệu lực: 04/01/2005 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    02
    Luật Viên chức của Quốc hội, số 58/2010/QH12
    Ban hành: 15/11/2010 Hiệu lực: 01/01/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản căn cứ
    03
    Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
    Ban hành: 12/04/2012 Hiệu lực: 01/06/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    04
    Nghị định 63/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế
    Ban hành: 31/08/2012 Hiệu lực: 20/10/2012 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    05
    Nghị định 17/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
    Ban hành: 19/02/2013 Hiệu lực: 10/04/2013 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    06
    Nghị định 58/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
    Ban hành: 16/06/2014 Hiệu lực: 05/08/2014 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
    07
    Thông tư 03/2022/TT-BYT của Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế
    Ban hành: 26/04/2022 Hiệu lực: 10/06/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản sửa đổi, bổ sung
    08
    Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam
    Ban hành: 24/01/2014 Hiệu lực: 16/03/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    09
    Thông tư 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
    Ban hành: 11/03/2014 Hiệu lực: 28/04/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    10
    Quyết định 64/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ năm 2015
    Ban hành: 25/01/2016 Hiệu lực: 25/01/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    11
    Công văn 2199/BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương vào các ngạch/chức danh nghề nghiệp mới
    Ban hành: 21/03/2016 Hiệu lực: 21/03/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    12
    Công văn 6639/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2016
    Ban hành: 06/09/2016 Hiệu lực: 06/09/2016 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    13
    Công văn 4202/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019
    Ban hành: 23/07/2019 Hiệu lực: 23/07/2019 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    14
    Công văn 4203/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019
    Ban hành: 23/07/2019 Hiệu lực: 23/07/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    15
    Công văn 4545/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019
    Ban hành: 07/08/2019 Hiệu lực: 07/08/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    16
    Quyết định 4815/QĐ-BYT của Bộ Y tế về việc phê duyệt Tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Dược sỹ Việt Nam"
    Ban hành: 15/10/2019 Hiệu lực: 15/10/2019 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    17
    Công văn 5032/BYT-TCCB của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Thông tư 03/2022/TT-BYT
    Ban hành: 15/09/2022 Hiệu lực: 15/09/2022 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    18
    Quyết định 415/TCCP-VC của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế
    Ban hành: 29/05/1993 Hiệu lực: Đang cập nhật Tình trạng: Hết Hiệu lực một phần
    Văn bản hết hiệu lực một phần
    19
    Quyết định 78/2004/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Danh mục các ngạch công chức và ngạnh viên chức
    Ban hành: 03/11/2004 Hiệu lực: 06/12/2004 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản hết hiệu lực một phần
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dược

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Bộ Nội vụ, Bộ Y tế
    Số hiệu:27/2015/TTLT-BYT-BNV
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:07/10/2015
    Hiệu lực:20/11/2015
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương, Y tế-Sức khỏe
    Ngày công báo:24/11/2015
    Số công báo:1143&1144-11/2015
    Người ký:Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Đã sửa đổi
    Văn bản dẫn chiếu (10)
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X