hieuluat

Thông tư liên tịch 36/2001/TTLT-BTC-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chínhSố công báo:Theo văn bản
    Số hiệu:36/2001/TTLT-BTC-BTCCBCPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Thông tư liên tịchNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Trọng Điều
    Ngày ban hành:25/05/2001Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:01/01/2001Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
  • Thông tư

    Thông tư

    Liên tịch Bộ Tài chính - Ban Tổ chức cán bộ chính phủ Số 36/2001/TTLT-BTC-BTCCBCP ngày 25 tháng 5 năm 2001 Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp phục vụ

     

    Thi hành Quyết định số 144/2000/QĐ-TTg ngày 14/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ, sau khi có ý kiến của Ban Tổ chức Trung ương tại công văn số 3040-CV/TCTW ngày 6/3/2001 và công văn số 3254CV/TCTW ngày 18/4/2001, Liên tịch: Bộ Tài chính - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện như sau:

    1. Đối tượng áp dụng và mức hưởng phụ cấp phục vụ

    a/ Đối tượng hưởng mức phụ cấp phục vụ 300.000 đ/tháng.

    - Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm Uỷ ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước.

    - Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

    - Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia; Giám đốc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia.

    - Tổng thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    - Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản.

    - Bí thư các tỉnh, Thành uỷ trực thuộc trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân Dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

    - Quyền Bộ trưởng, quyền Trưởng ban của Đảng, quyền Trưởng đoàn thể ở Trung ương, quyền Bí thư tỉnh, Thành uỷ trực thuộc trung ương đã được xếp lương Bộ trưởng, Trưởng ban hoặc Bí thư tỉnh, Thành uỷ.

    - Cấp Phó thường trực hoặc Phó thứ nhất đang hưởng hệ số mức lương của Bộ trưởng, Trưởng ban của một số Bộ, Ban của Đảng ở Trung ương nơi có Thủ trưởng là Uỷ viên Bộ Chính trị.

    - Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương nguyên là Bộ trưởng, Trưởng ban, Bí thư tỉnh, Thành uỷ trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đang xếp hưởng hệ số lương của Bộ trưởng, Trưởng ban.

    - Chuyên gia cao cấp bậc 3, hiện hưởng hệ số lương 8,5.

    b/ Đối tượng hưởng mức phụ cấp phục vụ 150.000 đ/tháng.

    - Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Văn phòng Trung ương; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Bí thư Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương.

    - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Thứ trưởng và cấp phó của các cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.

    - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, Uỷ viên Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam), Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

    - Phó Bí thư các tỉnh, Thành uỷ trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

    - Chuyên gia cao cấp bậc 1, 2 đang hưởng hệ số lương 7,5 và 8,0.

    2. Chế độ bảo lưu phụ cấp phục vụ

    a/ Trường hợp cán bộ, công chức thuộc đối tượng hưởng phụ cấp phục vụ được điều động, thuyên chuyển từ vị trí có mức phụ cấp phục vụ cao đến vị trí có mức phụ cấp phục vụ thấp hơn thì thực hiện bảo lưu như sau:

    - Thực hiện bảo lưu phụ cấp phục vụ 6 tháng đối với đối tượng hưởng lương chức vụ dân cử, bầu cử theo hướng dẫn việc bảo lưu tiền lương tại Thông tư liên Bộ số 10/LB-TT ngày 2/6/1993 của liên Bộ: Bộ Lao động Thương binh Xã hội - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Tài chính hướng dẫn quy định tạm thời chế độ tiền lương mới đối với công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp.

    - Thực hiện bảo lưu phụ cấp phục vụ 03 tháng đối với đối tượng hưởng lương chuyên môn nghiệp vụ và phụ cấp chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm theo hướng dẫn tại Thông tư liên Bộ số 11/LB-TT ngày 2/6/1993 của liên Bộ: Lao động Thương binh Xã hội - Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm trong khu vực hành chính, sự nghiệp.

    b/ Trường hợp do sắp xếp tổ chức dẫn đến thay đổi mức phụ cấp phục vụ, được bảo lưu phụ cấp phục vụ trong thời gian 12 tháng, bằng với thời gian bảo lưu phụ cấp chức vụ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị trung ương VII (khoá 8) và quy định tại tiết e, khoản 3, mục III, Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

    Hết thời hạn bảo lưu, người được điều động, thuyên chuyển hưởng mức phụ cấp phục vụ theo vị trí mới.

    3. Tổ chức thực hiện và nguồn kinh phí

    - Căn cứ hướng dẫn tại điểm 1 trên, các cơ quan, đơn vị quản lý các đối tượng hưởng phụ cấp phục vụ có trách nhiệm xác định mức phụ cấp cụ thể đối với từng đối tượng để thực hiện chế độ này. Đối với trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì căn cứ vào chức vụ cao nhất để xác định mức phụ cấp phục vụ.

    - Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan được cấp có thẩm quyền giao. Riêng năm 2001, kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp phục vụ do các cơ quan tự sắp xếp trong dự toán ngân sách nhà nước đã được giao để thực hiện.

    Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2001 và thay thế các văn bản hướng dẫn về phụ cấp người phục vụ trước đây.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Quyết định 144/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ
    Ban hành: 14/12/2000 Hiệu lực: 01/01/2001 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản được hướng dẫn
    02
    Nghị quyết 16/2000/NQ-CP của Chính phủ về việc tính giảm biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
    Ban hành: 18/10/2000 Hiệu lực: 18/10/2000 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
    03
    Quyết định 1182/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ đến hết ngày 31/12/2013
    Ban hành: 19/11/2014 Hiệu lực: 19/11/2014 Tình trạng: Còn Hiệu lực
    Văn bản dẫn chiếu
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Thông tư liên tịch 36/2001/TTLT-BTC-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính
    Số hiệu:36/2001/TTLT-BTC-BTCCBCP
    Loại văn bản:Thông tư liên tịch
    Ngày ban hành:25/05/2001
    Hiệu lực:01/01/2001
    Lĩnh vực:Lao động-Tiền lương
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Theo văn bản
    Người ký:Nguyễn Thị Kim Ngân, Nguyễn Trọng Điều
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Còn Hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X