Pháp luật không phải là khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta. Song không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của pháp luật là gì. Hãy cùng Hiểu luật tìm hiểu về vấn đề này qua một số ví dụ và phân tích thuộc tính của pháp luật nhé!
Khái niệm pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự phổ biến do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận tập quán, tiền lệ đã có sẵn, mang tính bắt buộc phải tuân thủ và được đảm bảo thực hiện thông qua giáo dục, thuyết phục hoặc cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Qua đó, pháp luật chứa đựng các yếu tố như:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, là các quy phạm mang tính pháp luật và đạo đức
Pháp luật mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội và được đảm bảo thực hiện. Chủ thể không được quyền đặt ý chí chủ quan của mình để quyết định xem có thực hiện hay không góp phần xây dựng sự công bằng, bình đẳng của mọi người dân trước pháp luật.
Nhà nước ban hành pháp luật hoặc thừa nhận những tập quán, tiền lệ đã có sẵn rồi đưa vào pháp luật.
Bản chất nội dung pháp luật nhằm thể hiện ý chí, đồng thời bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nói cách khác, thông qua pháp luật, Nhà nước quy định cho phép người dân được làm gì, làm như thế nào, làm gì là trái phép,…
Tuân thủ pháp luật là quyền và nghĩa vụ của mọi chủ thể trong xã hội
Phân tích bản chất giai cấp và xã hội của pháp luật
Bản chất của pháp luật là gì?
Quan điểm học thuyết Mác – Lênin cho rằng bản chất pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội. Theo đó, pháp luật chỉ sinh ra và tồn tại, phát triển trong xã hội phân chia giai cấp.
Bản chất của pháp luật thông qua tính giai cấp
Pháp luật phản ánh ý chí, đồng thời là công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Nhờ nắm quyền lực nhà nước, giai cấp thống trị thể hiện ý chí một cách phổ biến, thống nhất và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Vì thế, Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện pháp luật đối với mọi chủ thể trong xã hội. Từ đó, pháp luật là những quy tắc xử sự chung, bắt buộc tuân thủ đối với mọi người.
Tính giai cấp của pháp luật còn biểu hiện ở mục đích điều chỉnh quan hệ xã hội với mục đích trước hết là điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.
Pháp luật từ đây trở thành nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp, nhằm hướng các quan hệ xã hội theo một “trật tư” phát triển phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị, đồng thời bảo vệ và củng cố lợi ích của giai cấp thống trị.
Sự công bằng của xã hội nhờ điều chỉnh bằng pháp luật
Bản chất của pháp luật thông qua tính xã hội
Về tính xã hội, pháp luật chứa các quy định tương đối cụ thể, phản ánh lợi ích chung, lợi ích phổ biến nhất định của xã hội và con người. Mặt khác, giá trị xã hội đó cũng thể hiện từ chỗ quy phạm pháp luật là thước đo hành vi của con người, công cụ giúp kiểm nghiệm mọi sự vật và hiện tượng xã ghội.
Ngoài ra, pháp luật là công cụ giúp Nhà nước điều tiết mọi hiện tượng xã hội, nhằm hướng chúng vận động và phát triển đúng với quy luật vận động chủ quan, khách quan của đời sống xã hội.
Như vậy, pháp luật là một hiện tượng vừa có tính giai cấp và vừa mang tính xã hội. Hai thuộc tính trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật nào phản ánh duy nhất giai cấp; đồng thời, cũng không có pháp luật chỉ mang tính xã hội.
Tuy nhiên mức độ đậm, nhạt của hai tính chất trên của pháp luật là khác nhau và có nhiều thay đổi phụ thuộc theo tình hình kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng, đường lối và những xu hướng chính trị xã hội trong từng quốc gia, ở một thời kỳ lịch sử nhất định.
Từ những phân tích trên có thể định nghĩa pháp luật là hệ thống các nguyên tắc xử sự được nhà nước quy định và đảm bảo thực thi, thể. Hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.
Ví dụ về bản chất của pháp luật
Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô áp dụng với tất cả mọi người
Theo Điều 8, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA- BGTVT, quy định việc nhập khẩu, sản xuất, phân phối và cung cấp mũ bảo hiểm dành cho người sử dụng xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm. Cụ thể:
1. Đội mũ bảo hiểm đúng quy định theo pháp luật.
2. Cài quai mũ theo cách sau đây:
a) Kéo quai mũ bảo hiểm ra hai bên để cố định nón và đóng khoá mũ cẩn thận. Không được làm quai mũ bung mà phải giữ chặt với cằm;
b) Sau khi đội mũ bảo hiểm cần điều chỉnh ngay theo cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hay phía cằm của mũ cả hàm) lên và kéo lại ra đằng sau, mũ không bị tuột ra khỏi đầu ".
Có thể thấy quy định về mũ bảo hiểm là quy định chung mang tính chất quy phạm bắt buộc nên ai cũng cần tuân theo và không dành riêng cho tổ chức hay cá nhân nào.
Phân tích các thuộc tính của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật là các đặc trưng căn bản của pháp luật, nếu pháp luật không có những đặc tính dưới đây Pháp luật có tồn tại trong cuộc sống cũng không ý nghĩa.
Thuộc tính quy phạm phổ biến
Trong xã hội cách hành xử của mỗi người đối với cùng một quan hệ có thể khác nhau do đó muốn hướng hành vi của từng người theo cách xử sự chung tương ứng với lợi ích Nhà nước và xã hội.
Nhà nước đã ban hành pháp luật mang tính quy phạm nhằm tìm được cách xử sự chung cho mọi người cùng tuân theo trong hoàn cảnh hay điều kiện thích hợp.
Ngoài pháp luật, những quy phạm chung trong xã hội khác như quy tắc đạo đức, tín ngưỡng, văn hoá. .. cũng có tính quy phạm nhưng so với một số quy phạm xã hội, tính quy phạm của Pháp luật thể hiện tính phổ cập rộng rãi hơn cho tất cả mọi người trong xã hội.
Thuộc tính cưỡng chế
Trong xã hội vẫn có một số người không nghiêm túc chấp hành pháp luật mà còn tìm cách chống đối lại các quy định đó. Cho nên những quy tắc ứng xử đưa ra trong luật đòi hỏi mọi người phải nghiêm túc và chủ động tuân thủ trước các hình thức, chế tài xử phạt của Nhà nước.
Chế tài xử phạt, cưỡng chế tuân thủ nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật
Thuộc tính tổng quát và tính hệ thống
Tính tổng quát của pháp luật thể hiện ở các quy tắc xử sự đối với một trường hợp, hoàn cảnh đặc biệt mà bất cứ ai thuộc vào trong trường hợp, hoàn cảnh đó thì được sử dụng theo quy tắc do pháp luật đã đề ra, mọi người cùng bình đẳng với nhau và đều chịu sự tác động của pháp luật.
Tính hệ thống của các văn bản pháp luật khác nhau nhưng đều phải tuân theo một trật tự, cấp bậc và thống nhất với nhau trong một hệ thống. Chính nhờ đặc tính trên, pháp luật có thể vận dụng rộng rãi và hiệu quả hơn trong cuộc sống thực tiễn.
Thuộc tính ổn định
Pháp luật có tác dụng làm ổn định xã hội, vì nếu liên tục bị điều chỉnh sẽ gây mất lòng tin của người dân vào pháp luật. Mặt khác pháp luật cũng được yêu cầu điều chỉnh cùng với sự tăng trưởng kinh tế.
Những quan hệ kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp đòi hỏi pháp luật phải biến đổi theo nếu không chính những quy phạm này sẽ trở thành nhân tố kìm hãm sự tiến bộ chung, do đó tính ổn định của Pháp luật cần ổn định lâu dài.
Hy vọng bạn đọc đã nắm bắt được những thông tin và ví dụ phân tích bản chất của pháp luật qua bài viết trên. Nếu cần giải đáp vấn đề pháp luật nào, vui lòng liên hệ với Hiểu luật để được hỗ trợ.