hieuluat

Chỉ thị 22/1998/CT-TTg việc triển khai Quy chế thực hiện dân chủ ở xã

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Thủ tướng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:22/1998/CT-TTgNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Phan Văn Khải
    Ngày ban hành:15/05/1998Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Chỉ thị

    CHỈ THỊ

    CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 22/1998/CT-TTG
    NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 1998 VỀ VIỆC TRIỂN KHAI QUY CHẾ
    THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở Xà

     

    Thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị và Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, ngày 11 tháng 5 năm 1998, Chính phủ đã ra Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.

    Để triển khai thực hiện Nghị định trên đây của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị :

    1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp với các đoàn thể, chỉ đạo các ngành tổ chức triển khai thực hiện Quy chế của Chính phủ ở địa phương mình.

    Mỗi tỉnh, thành phố, huyện, quận, xã, phường, thị trấn đều phải có chương trình triển khai thực hiện cụ thể. Trước hết, phải làm cho mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu, nắm vững tinh thần nội dung Chỉ thị số 30/CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và nội dung bản Quy chế của Chính phủ, tạo ra sự đồng tình, nhất trí trong nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân để thực hiện tốt Quy chế này ở địa phương. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện chủ trương này của Đảng và quy định của Chính phủ về dân chủ ở cơ sở. Kế hoạch triển khai thực hiện phải cụ thể, được chuẩn bị kỹ, làm vững chắc, nghiêm túc, không làm lướt, ồ ạt.

    Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm với ủy ban nhân dân cấp trên về việc triển khai thực hiện Quy chế trên địa bàn của mình. Cơ quan tổ chức chính quyền ở địa phương là đầu mối giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân, đồng thời có sự phân công, phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức ở địa phương để giúp Chủ tịch ủy ban nhân dân chỉ đạo thực hiện tốt Quy chế này trên địa phương mình.

    2. Tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm.

    Mỗi tỉnh, huyện chọn 1 - 2 xã, mỗi thành phố (kể cả thành phố thuộc tỉnh), quận, thị xã chọn 1 - 2 phường để chỉ đạo điểm. Việc chọn xã, phường làm điểm là nhằm rút kinh nghiệm để phổ biến ra diện rộng, đồng thời qua đó để xem xét việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung Quy chế cần thiết.

    Các xã, phường làm điểm phải căn cứ vào quy định của bản Quy chế để triển khai thực hiện và cần chú ý xem xét rút ra một số điểm sau đây:

    a) Nội dung Quy chế có gì chưa phù hợp cần sửa đổi, bổ sung, trong đó chú trọng những việc dân cần bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến để Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định hoặc cấp trên quyết định, những việc cần công khai với dân, những việc dân giám sát kiểm tra và những nội dung về xây dựng cộng đồng dân cư ở thôn, làng, bản, ấp.

    b) Các hình thức và phương pháp thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

    c) Quan hệ phối hợp giữa chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và các hội trong việc thực hiện Quy chế.

     

    3. Quy chế của Chính phủ quy định khá cụ thể việc làm và cách làm ở cơ sở. Vì vậy, những vấn đề gì không phù hợp với cơ sở cần sửa đổi, bổ sung thì kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét giải quyết, những vấn đề gì vướng mắc bởi các quy định của địa phương thuộc cấp nào, cấp đó phải kịp thời giải quyết và báo cáo cho cấp trên biết việc giải quyết của mình.

    Trong kiểm điểm công tác 6 tháng, một năm ủy ban nhân dân các cấp cần kiểm điểm đánh giá kết quả việc thực hiện phát huy dân chủ của nhân dân ở cơ sở tại địa phương mình, phát huy những việc làm, cách làm tốt, uốn nắm những lệch lạc, làm cho quyền dân chủ chính đáng của nhân dân được tôn trọng, trở thành nề nếp, là việc làm bình thường trong mọi hoạt động, giải quyết công việc ở cơ sở có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân.

    4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cần xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định của mình không phù hợp với yêu cầu thực hiện dân chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời các đề nghị của địa phương có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thuộc thẩm quyền của mình và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chính phủ, Quốc hội giải quyết.

    5. Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm trước Chính phủ tổ chức chỉ đạo thực hiện Quy chế này trong cả nước, Ban có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế, hướng dẫn việc áp dụng Quy chế đối với phường và thị trấn, phối hợp với các ngành để giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện Quy chế.

    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt chỉ thị này.

    Thủ tướng Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể ở Trung ương phối hợp với Chính phủ và chỉ đạo tổ chức của mình ở địa phương phối hợp với ủy ban nhân dân các cấp để thực hiện tốt Quy chế Chính phủ đã ban hành.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Nghị định 29/1998/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã
    Ban hành: 11/05/1998 Hiệu lực: 26/05/1998 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X