hieuluat

Chỉ thị 245-CT về việc trồng rừng bạch đàn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởngSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:245-CTNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Chỉ thịNgười ký:Đồng Sĩ Nguyên
    Ngày ban hành:08/08/1991Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Chỉ thị

    CHỈ THỊ

    CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 245-CT NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 1991 VỀ VIỆC TRỒNG RỪNG BẠCH ĐÀN

     

    Bạch đàn là một loài cây gỗ được nhập nội trồng rộng rãi ở nước ta trong nhiều năm nay. những địa phương lựa chọn loài và xuất xứ phù hợp với đất đai, khí hậu của tiểu vùng, trồng đúng kỹ thuật và thực hiện thâm canh thì rừng bạch đàn cho năng suất cao, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Ngược lại, ở những địa phương lựa chọn loài và xuất xứ không đúng, trồng sai đất đã quy định, sai kỹ thuật và quảng canh thì năng suất rừng bạch đàn thấp và có ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đối với môi trường sinh thái.

    Để đảm bảo thực hiện được kế hoạch trồng rừng trong những năm tới đạt được hiệu quả kinh tế cao và khắc phục được những nhược điểm của cây bạch đàn, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chỉ thị:

    1. Bộ Lâm nghiệp có trách nhiệm nghiên cứu xác định và xét duyệt quy hoạch vùng trồng bạch đàn, chỉ định loài và xuất xứ phù hợp với các tiểu vùng sinh thái, thống nhất quản lý việc nhập nội giống bạch đàn và chỉ đạo việc cung cấp đủ giống tốt bạch đàn cho các địa phương, cơ sở; ban hành các quy trình, quy phạm trồng rừng bạch đàn, bao gồm cả quy trình trồng bạch đàn hỗn giao với các loài cây khác; tiếp tục chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cần thiết về cây bạch đàn từ khâu tuyển chọn giống, kỹ thuật cây trồng đến công tác chế biến gỗ và các sản phẩm khác của bạch đàn như (tinh dầu...) nhằm nâng cao hơn nữa năng suất rừng bạch đàn và hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của bạch đàn đối với môi trường.

    2. Tiếp tục phát triển trồng bạch đàn ở những vùng đã được Bộ Lâm nghiệp xác định với loài và xuất xứ bạch đàn phù hợp. Từ nay trở đi, việc trồng rừng bạch đàn tập trung nhất thiết phải thực hiện phương thức thâm canh, hỗn giao thích hợp với các loài cây họ đậu hoặc các loài cây bản địa khác; tuyệt đối không trồng bạch đàn để phòng hộ đầu nguồn, không trồng bạch đàn ở nơi núi cao, đất quá dốc. Nghiêm cấm việc chặt phá rừng tự nhiên, kể cả rừng nghèo kiệt để trồng bạch đàn.

    3. Giao Bộ Lâm nghiệp phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này.

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X