hieuluat

Nghị định 168-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Bộ lương thực

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:168-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phạm Văn Đồng
    Ngày ban hành:23/04/1981Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:24/04/1981Tình trạng hiệu lực:Còn Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Nghị định

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 168-CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1981 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ
    TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BỘ LƯƠNG THỰC

     

    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

     

    Căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14-7-1960;

    Căn cứ Nghị quyết ngày 22-1-1981 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc thành lập Bộ Lương thực;

    Xét đề nghị của Bộ Lương thực.

    NGHỊ ĐỊNH

     

    Điều 1.- Bộ Lương thực là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có chức năng quản lý Nhà nước và quản lý kinh doanh lương thực trong cả nước, bảo đảm việc phân phối, lưu thông lương thực trong toàn xã hội theo đường lối phát triển kinh tế của Đảng, theo chính sách và pháp luật của Nhà nước.

     

    Điều 2.- Bộ Lương thực có nhiệm vụ và quyền hạn:

    1. Trình Chính phủ xét duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của ngành; tổ chức và chỉ đạo việc thực hiện các kế hoạch đó;

    2. Tổ chức và chỉ đạo việc chế biến lương thực trong cả nước;

    3. Quản lý lương thực dự trữ của Nhà nước;

    4. Tổ chức và chỉ đạo công tác thu mua, phân phối và quản lý thị trường lương thực;

    5. Trình Hội đồng Chính phủ ban hành, hoặc ban hành trong phạm vi quyền hạn được giao các chính sách, chế độ, thể lệ về thu mua, phân phối, lưu thông lương thực, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và quy định trong phạm vi cả nước;

    6. Tổ chức nghiên cứu khoa học- kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kho học- kỹ thuật vào các lĩnh vực hoạt động của ngành;

    7. Trình Chính phủ xét duyệt các kế hoạch hợp tác kinh tế, hợp tác khoa học- kỹ thuật với nước ngoài, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch ấy theo quy định của Nhà nước về quan hệ với nước ngoài;

    8. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành và của nền kinh tế quốc dân;

    9. Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ, công nhân của ngành.

    Điều 3.- Bộ trưởng Bộ Lương thực chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Hội đồng Chính phủ lãnh đạo toàn bộ các mặt hoạt động của Bộ.

    Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình và chức năng của Bộ theo đúng điều lệ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định số 172-CP ngày 1-11-1973 của Hội đồng Chính phủ) và Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước.

    Các thứ trưởng giúp Bộ trưởng lãnh đạo các hoạt động của Bộ và được Bộ trưởng uỷ nhiệm chỉ đạo một số mặt công tác cụ thề.

    Trong các Thứ trưởng có một Thứ trưởng thường trực. Ngoài lĩnh vực công tác được phân công, thứ trưởng thường trực giúp Bộ trưởng điều hành công việc thuộc quyền hạn của bộ trưởng khi Bộ trưởng vắng mặt.

     

    Điều 4.- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Lương thực như sau:

     

    A. CÁC TỔ CHỨC SẢN XUÂT, KINH DOANH TRỰC THUỘC BỘ:

     

    1. Tổng công ty lương thực miền Nam,

    2. Liên hiệp các xí nghiệp chế biến lương thực,

    3. Công ty thiết bị, vật tư chuyên dùng,

    4. Công ty kinh doanh màu, và các xí nghiệp, công ty...thuộc quyền Bộ trưởng quyết định thành lập.

     

    B. TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ TRỮ LƯƠNG THỰC NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ: CỤC DỰ TRỮ LƯƠNG THỰC NHÀ NƯỚC

     

    C. CÁC CƠ QUAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - KỸ THUẬT
    THUỘC BỘ:

     

    1. Viện lương thực,

    2. Viện thiết kế.

     

    D. CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG THUỘC BỘ:

     

    1. Vụ kế hoạch - thống kê,

    2. Vụ kế toán- tài vụ,

    3. Vụ lao động và tiền lương,

    4. Vụ quản lý thu mua,

    5. Vụ quản lý phân phối,

    6. Vụ bảo quản, vận tải,

    7. Vụ xây dựng cơ bản,

    8. Vụ kỹ thuật,

    9. Vụ tổ chức, cán bộ và đào tạo,

    10. Vụ chính sách và pháp chế,

    11. Ban thanh tra,

    12. Văn phòng Bộ.

     

    Điều 5.- Bộ trưởng Bộ Lương thực quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, đồng thời nghiên cứu trình Hội đồng Chính phủ quyết định về tổ chức của các cơ quan lương thực ở địa phương.

     

    Điều 6.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số 149-CP ngày 19-8-1969 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lương thực và thực phẩm.

     

    Điều 7.- Các đồng chí Bộ trưởng Phủ thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Lương thực, thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

  • Loại liên kết văn bản
    01
    Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ
    Ban hành: 14/07/1960 Hiệu lực: 26/07/1960 Tình trạng: Hết Hiệu lực
    Văn bản căn cứ
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X