hieuluat

Nghị định 36/CP Điều lệ tạm thời quy định việc tuyển dụng và sử dụng nhân công ở nông thôn

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Hội đồng Chính phủSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:36/CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Nghị địnhNgười ký:Phạm Văn Đồng
    Ngày ban hành:09/09/1960Hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Chưa xác định
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • Nghị định

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ SỐ 36/CP NGÀY 9 THÁNG 9 NĂM 1960
    BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI QUY ĐỊNH VIỆC TUYỂN DỤNG
    VÀ SỬ DỤNG NHÂN CÔNG Ở NÔNG THÔN

     

    HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

     

    Để tăng cường quản lý việc tuyển dụng và sử dụng nhân công nhằm sử dụng hợp lý các nguồn nhân công ở nông thôn, đảm bảo nhu cầu nhân công cho các ngành kinh tế, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho những người thiếu việc;

    Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ lao động;

    Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 4 tháng 5 năm 1960.

    NGHỊ ĐỊNH

     

    Điều 1. Ngay ban hành kèm theo Nghị định này bản Điều lệ tạm thời quy định việc tuyển dụng và sử dụng nhân công ở nông thôn.

     

    Điều 2. Ông Bộ trưởng Bộ lao động chịu trách nhiệm quy định chi tiết hướng dẫn các ngành, các cấp thi hành Nghị định này.

     

    ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

    QUY ĐỊNH VIỆC TUYỂN DỤNG DỤNG VÀ SỬ DỤNG
    NHÂN CÔNG Ở NÔNG THÔN
    (Ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Chính phủ
    số 36/CP ngày 9-9-1960)

     

    Điều 1. Nay thống nhất việc quản lý, điều hoà, phân phối các nguồn nhân công ở nông thôn theo kế hoạch Nhà nước và Bộ lao động, Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh.

     

    Điều 2. bộ Lao động có trách nhiệm quản lý việc thi hành chính sách tuyển dụng và sử dụng nhân công. Dựa theo kế haọch nhân công của kế hoạch Nhà nước và tình hình nhân công địa phương, Bộ lao động phân phối nhiệm vụ cung cấp nhân công cho các khu, thành phố, tỉnh.

    Các Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh có trách nhiệm kế hoạch nhân công và quản lý các nguồn nhân công trong địa phương. Căn cứ vào nhiệm vụ cung cấp nhân công do Bộ lao động giao cho và tình hình nhân công địa phương, các Uỷ ban kể trên phân phối nhiệm vụ cung cấp nhân công cho các huyện, châu, quận phân phối lại nhiệm vụ ấy cho các xã , Uỷ ban hành chính xã phải căn cứ nhiệm vụ của cấp trên giao cho và tuỳ theo kế hoạch lao động sản xuất của hợp tác xã mà bố trí, giới thiệu người đi làm theo đúng yêu cầu thời gian.

    Ngoài kế hoạch phân phối nói trên, các Uỷ ban hành chính huyện (hoặc châu, quận), xã, các Ban quản trị hợp tác xã, các đoàn thể ở nông thôn không được tuỳ tiện giới thiệu người ra tìm việc tại các thành phố hoặc tại các xí nghiệp, công trường.

     

    Điều 3. Việc điều hoà, phân phối nhân công phải theo đúng những nguyên tắc sau đây:

    Đảm bảo nhân công cho địa phương để phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, đồng thời đảm bảo nhu cầu nhân công cho các ngành công nghiệp, kiến thiết cơ bản và các ngành kinh tế khác.

    Ưu tiên cung cấp nhân công cho quốc phòng, công nghiệp nặng và các công trình ở miền núi, nhất là các công trình thuộc Trung ương quản lý.

    Bảo đảm yêu cầu của các ngành tuyển dụng nhân công, đồng thời ra sức sắp xếp việc làm cho lao động thiếu việc.

     

    Điều 4. Các ngành tuyển dụng nhân công có trách nhiệm:

    Hàng năm và từng quý phải lập kế hoạch nhân công gửi Bộ Lao động (nếu thuộc kế hoạch Trung ương) và gửi Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh (nếu thuộc kế hoạch địa phương).

    Khi kế hoạch nhân công thay đổi, phải kịp thời báo cáo với Bộ lao động và Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh biết để điều chỉnh.

    Khi cần thêm nhân công , trước hết phải điều chỉnh nhân công cho hợp lí trong ngành ,nếu chưa đủ mới được tuyển thêm .

    Khi tuyển nhân công, phải theo kế hoạch phân phối của Bộ Lao động , trực tiếp đến Uỷ ban hành chính khu ,thành phố ,tỉnh xin phân phối . Các Uỷ ban hành chính này sẽ giới thiệu về huyện, xã để tuyển dụng. Cơ quan tuyển dụng nhân công không được tự do tuyển dụng và trực tiếp tuyển dụng những người đến xin việc, kể cả người thuê theo chế độ công nhật.

    Trong trường hợp vì yêu cầu đột xuất, cấp bách cần sử dụng một số ít nhân công tại địa phương trong một thời gian ngắn thì có thể trực tiếp xin Uỷ ban hành chính huyện (hoặc châu, quận) hay xã. Nhưng sau đó phải báo cáo ngay cho Uỷ ban hành chính tỉnh biết.

    Khi tuyển nhân công tạm thời, phải có ký kết hợp đồng giữa đơn vị tuyển dụng với người đi làm, có sự chứng thực của Uỷ ban hành chính xã.

     

    Điều 5. Khi sử dụng nhân công, các ngành có trách nhiệm:

    Xí nghiệp, công trường phải chuẩn bị công việc làm, chỗ ăn, chỗ ở v.v... trước khi điều động nhân công tới.

    Phải quản lý chặt chẽ lực lượng nhân công, bố trí công việc hợp lý, thường xuyên giáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng về nghề nghiệp, văn hoá,động viên thi đua, để không ngừng nâng cao năng suất lao động.

    Điều 6. Các ngành trước đây đã tuyển dụng nhân công ở nông thôn, tuyển dụng trong một thời gian tương đối dài hay chỉ tạm thời mà khôngdo Uỷ ban hành chính các địa phương phân phối, phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính và cơ quan Lao động khu, thành phố, tỉnh địa phương nơi có nhân công và nơi mở xí nghiệp, công trường, để tuỳ theo tình hình cụ thể, các địa phương sẽ có biện pháp giải quyết.

     

    Điều 7. Không được tuyển dụng địa chủ và các phần tử xấu. Nếu đã trót tuyển dụng địa chủ và những phần tử xấu thì giải quyết như sau:

    Đối với địa chủ cường hào gian ác và những phần tử xấu có nhiều tội ác với nhân dân, phải kiên quyết đưa về địa phương như bắt họ phải cải tạo trong lao động sản xuất nông nghiệp, dưới sự kiểm soát của chính quyền và nhân dân địa phương.

    Đối với địa chủ thường, cũng cho về địa phương, nhưng có giải thích kỹ cho họ phải lấy lao động sản xuất nông nghiệp để cải tạo.

    Đối với địa chủ kháng chiến và con cái địa chủ, thì xử lý theo tinh thần chính sách đang làm ở các xí nghiệp, công trường và làm việc tích cực, có thái độ tốt, thì để họ tiếp tục làm việc, nhưng cần phải theo dõi, giáo dục, giúp đỡ họ tiến bộ.

    Trong khi giải quyết những trường hợp trên đây, các ngành sử dụng nhân công phải báo cáo cho Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh biết.

     

    Điều 8. Cá nhân hoặc tổ chức nào vi phạm những điều qui định trên đây, tự động tuyển người không qua Uỷ ban hành chính các cấp giới thiệu, sẽ bị phê bình, hoặc bị cảnh cáo; trường hợp hành động vi phạm nghiêm trọng sẽ bị truy tố trước pháp luật.

     

    Điều 9. Để đảm bảo thi hành quy định này:

    Uỷ ban hành chính các khu, thành phố, tỉnh phải chú ý tăng cường tổ chức của cơ quan Lao động, Uỷ ban hành chính các huyện, xã, khu phố phải có một uỷ viên phụ trách công tác nhân công.

    Các Bộ, các ngành sử dụng nhân công phải tăng cuờng lãnh đạo đối với các tổ chức quản lý nhân công ở cơ quan Bộ, ngành và cơ sở sản xuất.

  • Loại liên kết văn bản
  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • Văn bản đang xem

    Nghị định 36/CP Điều lệ tạm thời quy định việc tuyển dụng và sử dụng nhân công ở nông thôn

    In lược đồ
    Cơ quan ban hành:Hội đồng Chính phủ
    Số hiệu:36/CP
    Loại văn bản:Nghị định
    Ngày ban hành:09/09/1960
    Hiệu lực:
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
    Ngày công báo:Đang cập nhật
    Số công báo:Đang cập nhật
    Người ký:Phạm Văn Đồng
    Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
    Tình trạng:Chưa xác định
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X