hieuluat

Sắc lệnh số 112 bổ khuyết điều 23 và 44 Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 ấn định thẩm quyền các toà án

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:112Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Huỳnh Thúc Kháng
    Ngày ban hành:28/06/1946Hết hiệu lực:30/04/1975
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • SắC LệNH

    SẮC LỆNH

    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 112 NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 1946

     

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

     

    Chiểu chi Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 về việc giữ tạm luật lệ hiện hành;

    Chiểu chi Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946 ấn định thẩm quyền các toà án;

    Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

    Sau khi đã hỏi ý kiến Ban Thường trực Quốc hội và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận,

    RA SẮC LỆNH:

     

    Điều thứ 1

    Nay thêm các đoạn sau này vào sau đoạn thứ hai Điều thứ 44 Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng 4 năm 1946:

    "Trong những trường hợp mà theo pháp luật hiện hành các người đương sự có quyền kháng cáo hay kháng án khuyết tịch thì việc kháng cáo hay kháng án khuyết tịch đó phải theo thời hạn và hình thức định sau đây.

    Hạn kháng cáo án đương tịch của toà án sơ cấp hay đệ nhị cấp là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu lúc tuyên án, một bên không có mặt tại toà thì hạn trên sẽ kể từ ngày tống đạt án.

    Hạn kháng án khuyết tịch bất cứ trước toà án nào về việc hình hay hộ là 15 ngày kể từ ngày tống đạt cho đích thân người bị xử khuyết tịch. Nếu không tống đạt được cho đích thân, thì người đương sự mất quyền kháng án khuyết tịch một khi mà án đã được thi hành xong hoặc đã bán xong động sản hay bất động sản hoặc đã biết rõ rằng người được kiện đang đem thi hành. Tuy nhiên người đương sự có quyền kháng cáo ngay, mà không cần phải chờ hết hạn kháng án khuyết tịch: như vậy, đối với những việc mà theo luật người đương sự có quyền kháng cáo thì hạn kháng cáo là 30 ngày.

    Hạn kháng cáo một mệnh lệnh của Dự thẩm hoặc một mệnh lệnh khẩn cấp thẩm sát của Chánh án cho người đương sự là 3 ngày kể từ ngày ra mệnh lệnh nếu người đương sự có mặt lúc ra mệnh lệnh; nếu không, hạn 3 ngày sẽ kể từ ngày tống đạt.

    Hạn kháng cáo một bản án cho biện lý là 15 ngày kể từ ngày tuyên án ; hạn kháng cáo một mệnh lệnh của Dự thẩm cho biện lý là 3 ngày kể từ ngày Dự thẩm báo cáo Biện lý biết. Hạn kháng cáo cho Chưởng lý là 30 ngày kể từ ngày phòng Chưởng lý nhận được trích lục hàng tuần quyển án bạ lược biên các án hình đã xử trong tuần hoặc bản sao các mệnh lệnh của Dự thẩm miễn tố hay vô thẩm quyền do Lục sự toà đệ nhị cấp giữ lên.

    Các hạn ngày đều không tính ngày tuyên án, ra mệnh lệnh hay tống đạt và không tính ngày ký đơn kháng án khuyết tịch hay kháng cáo. Nếu ngày cuối cùng của hạn là một ngày chủ nhật hay ngày lễ thì gia thêm hạn đến ngày các phòng giấy lại mở cửa.

    Đối với ông Chưởng lý thì ngày kháng cáo là ngày ông Chưởng lý gửi giấy kháng cáo cho lục sự toà đệ nhị cấp.

    Ai muốn kháng án khuyết tịch hay kháng cáo thì có thể đến phòng lục sự toà án đã xử việc để ký vào sổ, hoặc gửi giây thép, hoặc gửi thư đến phòng lục sự, hoặc khai ngay vào giấy tống đạt. Toà án sẽ căn cứ vào dấu của nhà Giây thép nếu dấu có đề ngày gửi hoặc căn cứ vào ngày viết đơn do Chủ tịch Uỷ ban hành chính xã, hoặc khu phố nơi mình ngụ thị thực. Lục sự khi nhận được đơn phải vào sổ kháng án khuyết tịch hay kháng cáo ngay".

     

    Điều thứ 2

    Điều thứ 23 đoạn thứ sáu Sắc lệnh số 51 ngày 17 tháng tư năm 1946 nay bổ khuyết như sau này.

    "Khi cuộc thẩm cứu đã kết liễu, và khi tiếp nhận được hồ sơ do ông dự thẩm chuyển sang thì trọng hạn 3 ngày, ông biện lý sẽ làm quyết tố trạng đề nghị với ông dự thẩm..."

     

    Điều thứ 3

    Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X