hieuluat

Sắc lệnh số 170 ngày 14/04/1948 tổ chức lại các Toà án Quân sự

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:170-SLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
    Ngày ban hành:14/04/1948Hết hiệu lực:30/04/1975
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • SắC LệNH

    SẮC LỆNH

    CỦACHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 170 NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1948

     

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

     

    Chiểu Sắc lệnh số 21 ngày 14-2-1946 tổ chức các Toà án Quân sự,

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

    Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận,

     

    RA SẮC LỆNH:

     

    Điều thứ 1

    Điều 5 Sắc lệnh số 21 ngày 14-2-1946 nói trên nay bãi bỏ và thay bằng Điều 5 mới như sau:

    "Điều 5 mới - Toà án Quân sự lập thành như sau:

    Ngồi xử có Chánh án và hai hội thẩm:

    - Bộ trưởng bộ Nội vụ, sau khi thoả hiệp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chỉ định một uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu hay Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh giữ chức Chánh án,

    - Bộ trưởng Bộ Bội vụ, sau khi thoả hiệp với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Bộ Quốc phòng chỉ định một uỷ viên chính trị hay một chính trị viên Trung đoàn ngồi ghế Hội thẩm thứ nhất,

    - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau khi thoả hiệp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ chỉ định một thẩm phán chuyên môn ngồi ghế hội thẩm thứ hai.

    Trung Bộ và Nam Bộ, quyền chỉ định ấy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thể uỷ cho Uỷ ban hành chính kỳ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có thể uỷ cho Chánh nhất Toà thượng thẩm.

    Đứng buộc tội là một Công cáo uỷ ? ???? Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ làm một . Trung Bộ và Nam Bộ, hai Bộ trưởng có thể uỷ quyền ấy cho hai Chưởng Lý Toạ thượng thẩm và Uỷ ban hành chính Kỳ. Uỷ viên Chính phủ ngồi ghế công báo có thể lấy ở trong quân đội, trong Nha Công an hay trong các Thẩm phán chuyên môn.

    Bị cáo có quyền tự bênh vực lấy hay nhờ luật sư hoặc một người khác bênh vực cho.

    Một viên lục sự ngồi chép các điều tranh luận, giữ án tù và giấy má.

     

     

     

    Điều thứ 2

    Các điều khác trong Sắc lệnh số 21 gày 14-2-1946 không thay đổi.

     

    Điều thứ 3

    Bộ trưởng Bộ Nội vụ , Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh Văn phòng Chủ tịch Chính phủ chiểu Sắc lệnh thi hành.

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X