Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 185-SL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 26/05/1948 | Hết hiệu lực: | 30/04/1975 |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 185-SLNGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 1948
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 13 ngày 24-1-1946 tổ chức các Toà án và các ngạch thẩm phán;
Chiểu Sắc lệnh số 51 ngày 17-4-1946 ấn định thẩm quyền các Toà án và sự phân công giữa các nhân viên trong Toà án;
Chiểu Thông lệnh tổ chức chính quyền và Thông lệnh tổ chức tư pháp trong tình thế đặc biệt;
Chiểu đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Xét sự cần thiết hiện thời;
Sau khi Hội đồng Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội đã thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều thứ 1
Tạm thời trong thời kỳ chiến tranh, thẩm quyền các Toà án sơ cấp và đệ nhị ấn định như sau:
TIẾT THỨ NHẤT: THẨM QUYỀN TOÀ ÁN SƠ CẤP.
Điều thứ 2
Về hình sự, các Toà án sơ cấp có quyền xử:
A- CHUNG THẨM:
1- Những án vi cảnh phạt bạc từ 5 đồng đến 30 đồng;
2- Những việc đòi bồi thường từ 300 đồng dở xuống, do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra phiên toà xử.
B- SƠ THẨM:
1- Những án vi cảnh phạt giam từ 1 đến 5 ngày;
2- Những việc đòi bồi thường quá 300 đồng mà nguyên đơn thỉnh cầu trong đơn khiếu hay ở phiên toà.
Điều thứ 3
Về dân sự và thường sự, Toà án sơ cấp có quyền xử:
A- CHUNG THÂN:
1- Những việc kiện về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 300 đồng;
2- Những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát định ra trước Toà án ấy, không cứ giá ngạch nào.
B- SƠ THẨM:
1- Những việc kiện về động sản mà giá ngạch so nguyên đơn định trên 300 đồng nhưng không quá 1500 đồng.
2- Những việc liên can đến hộ tịch (việc xin khai sinh, tử, giá thú quá hạn, xin sửa chữa giấy khai sinh, tử, giá thú, v.v....)
TIẾT THỨ NHÌ: TRƯỜNG HỢP TOÀ ÁN SƠ CẤP MẤT LIÊN LẠC
VỚI TOÀ ÁN ĐỆ NHỊ CẤP.
Điều thứ tư
Nếu vì tình thế chiến tranh, việc giao thông gián đoạn, mà một Toà sơ cấp bị mất liên lạc với Toà đệ nhị cấp, thì Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Huyện và Thẩm phán sơ cấp sẽ ra quyết định nhận định tình thế ấy và báo cáo ngay lên Tỉnh để Uỷ ban Kháng chiến Tỉnh và Biện lý Toà án đệ nhị chuẩn y.
Điều thứ 5
Trong trường hợp mất liên lạc có quyết định nhận định, như nói ở Điều thứ 4, thì Toà án sơ cấp có thẩm quyền đặc biệt sau đây:
Điều thứ 6
Về phương diện tư pháp công an, thẩm phán sơ cấp có quyền, sau khi hỏi ý kiến Chủ tịch UBKC huyện, quyết định giam cứu bị can đến 45 ngày nếu là việc tiểu hình, hoặc đến 4 tháng nếu là việc đại hình. Hạn giam cứu ấy không thể gia thêm được. Khi hết hạn, tự nhiên bị can phải được tha ngay.
Nếu Toà sơ cấp lại liên lạc được với Toà đệ nhị cấp, thì Thẩm phán sơ cấp phải báo cáo ngay lên ông Biện lý để ông này quyết định về việc giam cứu.
Điều thứ 7
Các án xử sơ thẩm của Toà án sơ cấp về hình sự (án phạt giam, án xử các việc đòi bồi thường trên 300 đồng) sẽ tạm thi hành mặc dầu có sự kháng cáo của bị can hay của dân sự nguyên cáo.
Điều thứ 8
Về dân sự, Thẩm phán sơ cấp có quyền ra mệnh lệnh quyết định các phương pháp bảo thủ khẩn cấp, không có giới hạn nào.
Điều thứ 9
Khi Toà sơ cấp lại liên lạc được với Toà đệ nhị cấp, thì Chủ tịch UBKC huyện và Thẩm phán sơ cấp ra quyết nghị nhận định tình thế ấy.
Khi ấy, thẩm quyền đặc biệt của Toà án sơ cấp sẽ hết. Các việc mà Thẩm phán sơ cấp đã làm trong tình thế mất liên lạc, phải báo cáo lên Toà án đệ nhị cấp để chuẩn y. Các án sơ thẩm về hình sự sẽ không tạm thi hành nữa, trong khi chờ đợi Toà án cấp trên xét xử việc kháng cáo.
TIẾT THỨ BA: THẨM QUYỂN TOÀ ÁN ĐỆ NHỊ CẤP.
Điều thứ 10
Về Hình sự, Toà án đệ nhị cấp có quyền xử;
A- CHUNG THẨM:
1- Những án vi cảnh của Toà án sơ cấp bị kháng cáo;
2- Những án xử bồi thường của Toà án sơ cấp bị kháng cáo.
B- SƠ THẨM:
Những việc tiểu hình hay đại hình.
Điều thứ 11
Về dân sự và thường sự toà án đệ nhị cấp có quyền xử:
A- CHUNG THẨM:
1- Những án của Toà án sơ cấp bị kháng cáo;
2- Những việc kiện về bất động sản, mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố, hay theo văn tự không quá 300 đồng.
B- SƠ THẨM:
1- Những việc kiện về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định trên 1500 đồng;
2- Những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự trên 300 đồng;
3- Những việc kiện không thể định được giá ngạch;
4- Những việc kiện không cứ giá ngạch nào mà phải quyết nghị về thẩm quyền.
5- Những việc kiện quan hệ đến thân nhân hay căn cước của người (trừ các việc hộ tịch) hoặc về vấn đề tê tu.
Điều thứ 12
Các điều khoản của các Sắc lệnh trước trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ 13
Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu Sắc lệnh thi hành.
Không có văn bản liên quan. |
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số hiệu: | 185-SL |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Ngày ban hành: | 26/05/1948 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày hết hiệu lực: | 30/04/1975 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!