hieuluat

Sắc lệnh số 29B định thể thức về ngoại thương và lập Ngoại thương cục trong Bộ Kinh tế

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:29B-SLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
    Ngày ban hành:16/03/1947Hết hiệu lực:30/04/1975
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • SắC LệNH

    SẮC LỆNH

    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 29B NGÀY 16 THÁNG 3 NĂM 1947

     

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

     

    Chiểu Sắc lệnh số 13/SL ngày 3/2/1947 cấm xuất nhập cảng trong toàn thể nước Việt Nam;

    Xét sự cần thiết đặt những thể lệ căn bản thi hành Sắc lệnh số 13/SL;

    Sau khi Hội đồng Chính phủ và Ban Thường trực Quốc hội thoả hiệp,

    RA SẮC LỆNH:

     

    Điều 1

    Chính phủ trực tiếp điều khiển việc ngoại thương.

    Các hàng hoá xuất nhập tại các hải khẩu và các đồn biên giới sẽ chia làm hai hạng;

    a) Hạng thứ nhất gồm những hàng hoá cấm chỉ xuất nhập cảng và những hàng hoá do Chính phủ trực tiếp đảm nhận việc xuất nhập,

    b) Hạng thứ hai gồm các hàng hoá mà các tư nhân được xuất nhập cảng dưới sự kiểm soát của Chính phủ.

     

    Điều 2

    Đặt trong Bộ Kinh tế một cơ quan Trung ương điều khiển ngoại thương gọi là "Ngoại thương cục".

    Ngoại thương cục có một Hội đồng quản trị gồm bốn đại biểu chính thức và bốn đại biểu dự khuyết của bốn bộ Kinh tế, Tài chính, Quốc phòng, Nội vụ.

    1 đại biểu bộ Kinh tế sẽ là Cục trưởng

    1 - Tài chính Thủ quỹ

    1 - Quốc phòng Uỷ viên thanh tra

    1 - Nội vụ - - -

     

    Điều 3

    Hội đồng quản trị có nhiệm vụ:

    1- Định đoạt chính sách và chương trình về ngoại thương.

    2- Sử dụng ngân quỹ của Ngoại thương cục.

    Cục trưởng phụ trách thi hành những nghị quyết của Hội đồng quản trị.

    Điều 4

    Tại những hải khẩu và đồn biên giới cần xuất nhập cảng sẽ đặt một chi cục ngoại thương làm chỉ điểm cho Ngoại thương cục, phụ trách việc xuất nhập cảng.

    Chi cục ngoại thương có một ban quản trị gồm:

    1 đại biểu Bộ Kinh tế: Chi cục trưởng

    1 - Tài chính: Thủ quỹ

    1 - Quốc phòng: Uỷ viên kiểm soát

    1 - Nội vụ: - -

     

    Điều 5

    Ngoại thương cục có một quỹ hoạt động biệt lập do một Sắc lệnh ấn định. Việc quy định cách sử dụng, kiểm soát và thanh toán ngân quỹ sẽ do một nghị định liên bộ Kinh tế Tài chính chỉ định theo đề nghị của Ngoại thương cục.

     

    Điều 6

    Nhân viên Ngoại thương cục và các chi cục sẽ do Bộ trưởng Bộ Kinh tế bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng.

    Chế độ các nhân viên ấy sẽ do một nghị định liên bộ Kinh tế, Tài chính, Nội vụ ấn định sau.

     

    Điều 7

    Những việc trái phép đối với Sắc lệnh 13/SL, Sắc lệnh này và các nghị định thi hành hai Sắc lệnh trên sẽ bị trừng phạt như sau:

    - Từ 1 tháng đến 2 năm tù và từ 500 đến 100.000 đồng bị phạt.

    - Hay một trong hai thứ hình phạt đó.

    Các hàng hoá xuất nhập trái phép đều bị tịch thu và xung vào công quỹ.

     

    Điều 8

    Một nghị định liên Bộ Kinh tế, Tài chính quy định sự tổ chức và các thể lệ thi hành Sắc lệnh này, theo đề nghị của Hội đồng quản trị.

     

    Điều 9

    Tất cả các điều khoản, luật lệ trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.

     

    Điều 10

    Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tài chính, Quốc phòng, Tư pháp, Kinh tế chiểu Sắc lệnh thi hành.

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X