hieuluat

Sắc lệnh số 42 ấn định thủ tục truy tố các khinh tội, trọng tội khi phạm nhân là Bộ trưởng, Thứ trưởng

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:42Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
    Ngày ban hành:03/04/1946Hết hiệu lực:30/04/1975
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • SắC LệNH

    SẮC LỆNH

    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
    NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 42 NGÀY 3 THÁNG TƯ NĂM 1946

     

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

     

    Chiểu theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

    Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận,

    RA SẮC LỆNH:

     

    Điều thứ 1: Không ai được bắt bớ giam cầm:

    a) Một Bộ trưởng hay Thứ trưởng nếu không được Hội đồng Chính phủ thoả thuận trước.

    b) Một Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ hay tỉnh nếu không được Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nội vụ thoả thuận trước.

    c) Một đại biểu Quốc hội nếu không được Ban thường trực Quốc hội thoả thuận trước.

     

    Điều thứ 2: Về khinh tội hay trọng tội, các đơn kiện hay cáo giác:

    a) Một Bộ trưởng hay Thứ trưởng, phải gửi lên Chủ tịch Chính phủ Việt Nam.

    b) Một Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ hay tỉnh, phải gửi lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ hay Bộ Tư pháp.

    c) Một đại biểu Quốc hội, phải gửi lên Ban thường trực Quốc hội.

    Nếu cơ quan hành chính hay tư pháp nào khác nhận được đơn kiện hay cáo giác thì phải gửi thẳng đơn ấy lên Chủ tịch Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hay Ban thường trực Quốc hội tuỳ trường hợp.

     

    Điều thứ 3: Chủ tịch Chính phủ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp và Ban thường trực Quốc hội có thể giao cho ông Chưởng lý toà Thượng thẩm hay một Thẩm phán cao cấp trong Công tố viện đi điều tra trước, rồi sẽ định đoạt có nên hay không nên truy tố trước toà án.

     

    Điều thứ 4: Nếu nên truy tố thì:

    a) Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh hay đại biểu Quốc hội sẽ phải đưa ra Toà Thượng thẩm nơi phát giác ra khinh tội hay trọng tội để xử.

    b) Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ hay Bộ trưởng hay Thứ trưởng sẽ phải đưa ra Toà Thượng thẩm họp tất cả các phòng để xử.

    Toà Thượng thẩm sẽ xử chung thẩm.

     

    Điều thứ 5: Nếu gặp trường hợp phạm pháp quả tang về trọng tội hay khinh tội, ông Biện lý nơi xảy ra việc phạm pháp hay nhân viên nào tạm thời giữ trách nhiệm Biện lý vẫn có quyền điều tra ngay để các vật chứng khỏi bị tiêu huỷ và hỏi cung bị cáo và các nhân chứng.

    Hỏi cung xong, và chậm nhất trong hạn 24 giờ nếu không có sự thoả thuận của các nhân viên hay cơ quan nói ở Điều thứ nhất thì bị cáo phải được tạm tha.

     

    Điều thứ 6: Sắc lệnh này sẽ thi hành đối với tất cả những việc đã xẩy ra trước ngày ban bố Sắc lệnh.

     

    Điều thứ 7: Sắc lệnh này sẽ thi hành theo thủ tục khẩn cấp nói ở Điều thứ 14 Sắc lệnh ngày 10-10-1945.

     

    Điều thứ 8: Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp chiểu Sắc lệnh thi hành.

     

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X