Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 49-SL | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh | Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 18/06/1949 | Hết hiệu lực: | 30/04/1975 |
Áp dụng: | Đang cập nhật | Tình trạng hiệu lực: | Hết Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 49 SL NGÀY 18 THÁNG 6 NĂM 1949
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Xét các luật lệ hiện hành về thuế trực thu;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Kể từ ngày mùng một tháng giêng năm 1950, chế độ thuế trực Thu áp dụng trong toàn cõi Việt Nam cho người Việt Nam là chế độ quy định trong bộ luật đính theo sắc lệnh này.
Điều 2: Những luật lệ trái với sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 3: Ông Bộ trưởng Bộ Tài chính chiểu sắc lệnh thi hành.
LUẬT
THUẾ TRỰC THU VIỆT NAM
CHƯƠNG NHẤT
THUẾ ĐIỀN THỔ
MỤC I
ĐẤT CHỊU THUẾ
Điều 1: Thuế điền thổ đánh vào tất cả các ruộng đất ngoài những đất thuộc vào chu vi các thành phố, tỉnh lỵ, thị xã, v.v... đã phải chịu thuế thổ trạch kể ở Chương hai sắc lệnh này và những ruộng đất thuộc vào những trường hợp được miễn kể ở điều 4, mục 3 dưới đây.
MỤC II
NGƯỜI CHỊU THUẾ
Điều 2: Người chịu thuế là người hoặc đoàn thể có tư cách pháp nhân hiện có quyền sở hữu ruộng đất đến hoặc trong trường hợp dụng ích hiện có quyền hưởng dụng đến hoặc trong trường hợp thuê thát dài hạn, từ 20 năm trở lên hiện đứng tên thuê.
Điều 3: Nếu có sự chuyển dịch phải khai trình nhà chức trách để sang tên trong sổ địa chính và sổ thuế. Nếu chưa khai trình, người chủ cũ vẫn phải chịu thuế như không có việc chuyển dịch.
MỤC III
MIỄN THUẾ
Điều 4: Được miễn thuế:
1- Những đất có đủ ba điều kiện:
a) Thuộc các sở công,
b) Dùng vào việc công ích,
c) Không có hoa lợi gì.
2- Những sân vận động công cộng;
3- Những nghĩa địa, bãi tha ma, các nền đình, nền đền, nền chùa, nền các nhà thờ đạo giađếntô, cao-đài, v.v... có tính cách công cộng và các đất phụ thuộc không có hoa lợi gì.
MỤC IV
THUẾ BIỂU
Điều 5: Thuế điền thổ chia ra làm hai hạng:
1- Thuế điền đánh vào các ruộng cấy lúa;
2- Thuế thổ đánh vào các vườn đất trồng hoa màu, ao chuôm, đất làm nhà, v.v...
RUỘNG
Điều 6: Các ruộng cấy lúa chia làm 4 hạng như sau này:
Ruộng hạng nhất là ruộng đồng niên mỗi mẫu tây thu hoạch trung bình được trên 2.100 ki-lô thóc.
- Ruộng hạng nhì là ruộng đồng niên mỗi mẫu tây thu hoạch trung bình được từ 1.501 đến 2.100 ki-lô thóc.
- Ruộng hạng ba là ruộng đồng niên mỗi mẫu tây thu hoạch trung bình từ 901 đến 1.500 ki-lô thóc.
- Ruộng hạng tư là ruộng đồng niên mỗi mẫu tây thu hoạch trung bình dưới 900 ki-lô thóc.
Các ruộng đất được hưởng thuỷ lợi nông giang hoặc được lợi vì những công tác đê diều do Chính phủ xuất tiền để thực hiện có thể chịu một chế độ đặc biệt.
ĐẤT
Điều 7: Đất hạng nhất là đất giồng cao su, thuốc lào, thuốc lá, giầu không, dâu, cau, dừa, mía, hồ tiêu, các thứ rau, các ruộng muối.
- Đất hạng nhì là đất giồng cà-phê, chè, cây ăn quả, đay, gai, ngô, quế, trầu, cây dầu sở, bông, cây gió, các đất làm nhà, các ao chuôm, vườn ở trong chu vi các làng.
- Đất hạng ba là đất giồng thầu dầu, vừng, lạc, khoai lang, khoai sọ, đỗ, cói, các thứ cây dùng về nghề ruộm, các thứ cây để lấy hương (cây sả hoặc cây hương, v.v...)
- Đất hạng tư là các hồ, ao, chuôm ở ngoài đồng, các bãi cỏ nuôi trâu bò, các đất giồng cây đa, cây dược cây cọ, các đất bỏ hoang.
- Đất hạng năm là đất không giồng giọt gì được và không có hoa lợi gì.
Nếu đất ở vào trường hợp có thể giồng được một lúc, hoặc liên tiếp nhiều thứ hoa mầu trong một năm, đất ấy sẽ phải chịu thuế căn cứ vào thứ hoa màu xếp vào hạng cao nhất.
Điều 8: Đất thuộc vào chu vi các đồn điền do Chính phủ cho phép khai khẩn, phải chịu thuế bắt đầu từ ngày mồng một tháng giêng năm ký nghị định cho phép khai khẩn vĩnh viễn.
Đất thuộc chu vi các đồn điền và giồng các thứ cây phải đợi một thời gian mới có hoa lợi, sẽ xếp vào hạng thứ tư trong thời gian chờ đợi.
Thời gian kể trên do một nghị định ấn định sau.
Điều 9: Thuế biểu thuế điền thổ do sắc lệnh ấn định hàng năm theo đề nghị của Liên Bộ Tài chính đến Canh nông.
MỤC V
XẾP ĐẶT CÁC HẠNG RUỘNG ĐẤT
Điều 10: Việc xếp ruộng đất vào các hạng kể ở các điều 6 và 7 bắt đầu thi hành lần thứ nhất vào đầu năm 1950 và cứ 5 năm lại xét lại một lần.
Trong khi sự đo đạc theo những phương pháp mới chưa thể thực hiện được, thì mỗi khi xếp đặt lại các hạng ruộng đất, các hội đồng nói ở những điều 11 và 14 dưới đây sẽ kiểm soát lại diện tích các ruộng đất và đính chính lại nếu cần.
Điều 11: Mỗi khi tới kỳ hạn xếp đặt lại các hạng ruộng đất tại mỗi xã, đặt ra một Hội đồng kiểm soát thuế điền thổ gồm có:
- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính xã Chủ tịch,
- Chủ ruộng do Hội đồng nhân dân xã đề cử, ít nhất phải chọn trong đoàn thể nông dân Hội viên,
- Phụ trách canh nông xã Hội viên,
- Phụ trách địa chính xã Thư ký.
Hội đồng lập bảng thống kê các ruộng đất trong xã (diện tích và phân hạng) sau khi:
- Xét tờ khai của chủ ruộng đất
- Xét tại chỗ, nếu cần
và căn cứ vào tất cả các tài liệu có thể có được (điền bộ, sổ khu vực canh nông, v.v...)
Điều 12: Khi lập xong bảng thống kê ruộng đất kể ở điều 11, Hội đồng phải cáo thị cho dân chúng biết và để bảng thông kê ở cổng quán hoặc nơi công cộng trong xã trong một hạn là 30 hôm để cho công chúng được tự do xem xét.
Điều 13: Trong hạn 30 ngày kể trên, các chủ ruộng có quyền khiếu nại về diện tích và phân hạng các ruộng đất của mình. Đơn khiếu nại gửi đến Hội đồng kiểm soát hàng xã xét, lấy biên lai làm bằng. Nếu Hội đồng hàng xã sau khi xét đơn, vẫn giữ nguyên quan điểm cũ, thì trong hạn 3 hôm phải chuyển đơn khiếu nại và hồ sơ có ghi ý kiến của Hội đồng lên Hội đồng kiểm soát thuế điền thổ hàng tỉnh xét lại lần cuối cùng.
Điều 14: ở mỗi tỉnh đặt ra một Hội đồng kiểm soát thuế điền thổ gồm có:
- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính hoặc đại diện Chủ tịch,
- Chủ ruộng trong tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh đề cử, ít nhất chọn trong đoàn thể nông dân Hội viên,
- Trưởng ty địa chính Hội viên,
- Trưởng ty khuyến nông hoặc Tucđếnme Hội viên,
- Trưởng ty thuế trực thu giữ chức Thư ký.
Hội đồng kiểm soát hàng tỉnh xét lại lần cuối cùng các đơn khiếu nại của các chủ ruộng về diện tích, phân hạng các ruộng đất và phúc duyệt các bảng thống kê ruộng đất do Hội đồng cấp xã dự thảo.
Bảng thống kê kể trên, sau khi được Hội đồng hàng tỉnh duyệt y sẽ dùng làm căn bản để đánh thuế điền thổ.
MỤC VI
SỔ THUẾ ĐẾN THU THUẾ
Điều 15: Thuế điền thổ thu theo sổ nhân danh. Tuy nhiên trong thời quá độ, các tiểu điền chủ có thể ghi vào sổ tổng số theo một chương trình do nghị định của Bộ trưởng Bộ Tài chính ấn định.
Những chủ ruộng đất ghi vào sổ nhân danh cũng phải chịu các bách phân phụ thu vào cấp xã và các tập dịch hàng xã như các chủ ruộng khác.
Thuế điền thổ thu vào tháng năm âm lịch. Thời hạn này chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Điều 16: Việc giảm hoặc miễn thuế điền thổ đều theo thủ tục chung ấn định ở Chương VIII Bộ luật này.
Việc thu thuế, thôi thúc và truy tố các người chậm nộp hoặc không chịu nộp thuế đều theo các thể lệ chung ấn định trong chế độ Tài chính về loại thuế trực thu.
CHƯƠNG II
THUẾ THỔ TRẠCH
Điều 17: Thuế thổ trạch chỉ áp dụng trong chu vi các thành phố, tỉnh lỵ, thị xã và các thị trấn coi như tỉnh lỵ.
Hàng năm trước ngày mồng một tháng 3 dương lịch, Bộ Tài chính sau khi thoả thuận với Bộ Nội vụ sẽ ra nghị định ấn định các thị trấn, về phương diện thuế thổ trạch, coi như tỉnh lỵ.
Điều 18: Thuế thổ trạch gồm có hai thứ:
1- Một thứ đánh vào đất đã làm nhà;
2- Một thứ đánh vào đất bỏ không.
NGƯỜI CHỊU THUẾ
Điều 19: Thuế đánh vào người hoặc đoàn thể có tư cách pháp nhân hiện có quyền sở hữu các nhà đất và căn cứ vào tình hình ngày mồng một tháng giêng dương lịch.
Người chủ nhà đất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc đóng thuế. Nếu cho thuê, nhường quyền hay cầm cố, trong sổ thuế vẫn ghi tên người chủ nhà hoặc đất.
Người thuê không được biên tên vào sổ thuế, mặc dầu trong hợp đồng có nói rõ người ấy phải chịu thuế. Tuy nhiên những người thuê các công thổ phải nộp thuế thổ trạch thuộc về các đất công ấy.
Trong trường hợp bất phân sản, toàn thể bất phân sản phải chịu thuế.
Trong trường hợp dụng ích người có quyền hưởng dụng phải chịu thuế.
CHUYỂN DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Điều 20: Những khi chuyển dịch bất động sản, phải khai trình nhà chức trách để sang tên trong sổ địa chính và sổ thuế. Nếu chưa khai trình, người chủ cũ vẫn phải chịu thuế như không có việc chuyển dịch.
MỤC I
ĐẤT Đà LÀM NHÀ
BẤT ĐỘNG SẢN PHẢI CHỊU THUẾ
Điều 21: Phải chịu thuế đánh vào đất đã làm nhà:
1- Tất cả các nhà cửa bất luận làm bằng gì, lợp bằng gì và dùng vào việc gì;
2- Những đất tuy trên không có nhà cửa nhưng được sửa sang đặc biệt để dùng các các việc thương mại hay kỹ nghệ.
CÁCH TÍNH THUẾ
Điều 22: Thuế đánh vào đất đã làm nhà gồm có hai phần:
1- Một phần tính theo tô trị (giá thuê) hàng năm theo thuế biểu nói ở điều 25;
2- Một phần tính theo diện tích toàn thể như bảng kẻ dưới đây:
Thành phố hoặc tỉnh lỵ ở vào khu vực nào | Đất kề đường hạng 1 | Đất kề đường hạng 2 | Đất kề đường hạng 3 | Đất kề đường hạng 4 | Đất kề đường hạng 5 |
Khu vực hạng 1 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 2 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 3 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 4 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khi tính thuế, những đất mà bề sâu quá 50 thước tây sẽ chia ra làm hai phần trừ những đất kề đường hạng 5:
a) Những diện tích tính từ mép đường trở vào 50 thước tây chịu thuế biểu theo cách phân hạng ấn định trong bảng trên.
b) Những diện tích còn lại được chịu thuế theo hạng dưới liền ngay hạng đất phần a).
Điều 23: Mỗi năm Bộ Tài chính, sau khi thoả thuẩn với Bộ Nội vụ, ra nghị định xếp đặt các thành phố, các tỉnh lỵ và các thị trấn coi như tỉnh lỵ vào các khu vực từ thứ 1 đến 4 và đề nghị dự án sắc lệnh ấn định thuế biểu đánh vào diện tích toàn thể ghi ở các điều 22 và 30.
Trong các thành phố, các tỉnh lỵ và các thị trấn coi như tỉnh lỵ, việc xếp đặt hàng năm các đường xá vào các hạng từ thứ 1 đến thứ 5, do nghị định của Uỷ ban kháng chiến hành chính khu ấn định sau khi xét đề nghị của Uỷ ban kháng chiến hành chính thành phố hay tỉnh.
CÁCH THỨC ẤN ĐỊNH GIÁ TIỀN THUẾ NHÀ
Điều 24: Cứ 5 năm một lần, một Hội đồng gồm có các nhân viên sau đây, lập bảng ấn định những giá tiền thuế nhà:
- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính thành phố hoặc tỉnh hay người đại diện Chủ tịch,
- Người có nhà cho thuê và 1 người thuê nhà do Hội đồng nhân dân thành phố, tỉnh hay thị xã đề cử Hội viên,
- Trưởng ty công chính Hội viên,
- Trưởng ty Địa chính Hội viên,
- Trưởng ty thuế trực thu giữ chức Thư ký.
Hội đồng sẽ xem xét tại chỗ và dùng tất cả các tài liệu cần thiết để lập bảng kể trên theo các thể lệ sau đây:
1- Nếu có hợp đồng dùng hình thức pháp luật thì theo giá đã ấn định trong hợp đồng;
2- Nếu không có hợp đồng thì so sánh với các nhà tương tự mà giá tiền thuế nhà đã ấn định rõ ràng;
3- Nếu không có hai điều kiện kể trên, sẽ tính theo lối ước lượng.
Khi công việc hoàn thành, Hội đồng sẽ cáo thị cho công chúng biết và cho để bảng thống kê các giá tiền thuê nhà do Hội đồng ấn định ở Ty thuế trực thu trong một hạn là ba mươi hôm để cho công chúng được tự do xem xét. Trong 30 hôm kể trên các chủ nhà có quyền phản kháng. Đơn khiếu nại gửi đến Hội đồng xét, lấy biên lai làm bằng.
Hết hạn 30 hôm, bảng thống kê các giá tiền thuê nhà do Hội đồng dự thảo, hồ sơ các đơn khiếu nại và biên bản ghi ý kiến các hội viên sẽ gửi qua Sở thuế trực thu lên Uỷ ban kháng chiến hành chính khu xét lần cuối cùng.
Bảng thống kê các giá tiền thu nhà, sau khi được Uỷ ban kháng chiến hành chính khu duyệt y, sẽ dùng làm căn bản để đánh thuế. Tuy nhiên giá tiền thuê ấn định trong bảng thống kê kể trên chỉ là chỉ số tối thiểu. Kiểm soát viên thuế trực thu có quyền tăng số tối thiểu ấy lên cho đúng với thực tế, khi có đủ bằng chứng đích xác.
Điều 25: Thuế biểu là 6% (sáu phần trăm) giá tiền thuê nhà.
Điều 26: Nếu chưa đến thời kỳ ấn định lại giá thuê nhà, mà vì trường hợp đặc biệt giá tiền thuê nhà sụt xuống hay tăng lên, Uỷ ban kháng chiến hành chính thành phố hay tỉnh sau khi được Uỷ ban kháng chiến hành chính khu thoả thuận, có thể triệu tập một hội đồng bất thường để ấn định lại các giá tiền thuê nhà.
Điều 27: Đối với những nhà cửa mới làm hay sửa chữa lại, giá tiền thuê nhà sẽ do Trưởng ty thuế trực thu thành phố hay tỉnh ấn định, so sánh với giá thuê các nhà tương tự.
BẤT ĐỘNG SẢN ĐƯỢC MIỄN THUẾ
A- ĐƯỢC MIỄN THUẾ VĨNH VIỄN
Điều 28:
1- Những bất động sản có đủ điều kiện:
a) Thuộc các sở công;
b) Dùng vào việc công ích;
c) Không có hoa lợi gì.
2- Những sân vận động công cộng.
3- Những tha ma, nghĩa địa, đình, đền, chùa, nhà thờ đạo gia-tô, cao-đài, v.v... có tính cách công cộng và các nhà đất phụ thuộc không có hoa lợi gì.
4- Các nhà cửa thuộc các đoàn thể Công giáo, Phật giáo v.v... dùng vào việc dạy học, cứu thương, cứu tế không lấy tiền và các sân vườn phụ thuộc.
B- ĐƯỢC MIỄN THUẾ TẠM THỜI
Điều 29: Những nhà cửa mới làm được miễn thuế trong hạn một năm kể từ ngày làm xong.
Muốn được miễn thuế tạm thời như nói ở trên, trong hạn hai tháng sau ngày khởi công, chủ nhà phải làm tờ khai gửi đến Ty thuế trực thu sở tại, lấy biên lai làm bằng.
MỤC II
ĐẤT CHƯA LÀM NHÀ
Điều 30: Những đất chưa làm nhà sẽ chịu thuế theo bảng kê sau đây:
Thành phố hoặc tỉnh lỵ ở vào khu vực nào | Đất kề đường hạng 1 | Đất kề đường hạng 2 | Đất kề đường hạng 3 | Đất kề đường hạng 4 | Đất kề đường hạng 5 |
Khu vực hạng 1 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 2 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 3 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Khu vực hạng 4 | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông | 0 đ 1 th.vuông |
Các ruộng, hồ, ao, sẽ chịu thuế theo chế độ thuế điền thổ định ở Chương I, và bất cứ ở chỗ nào cũng phải chịu thuế điền thổ hạng nhất.
Khi tính thuế những đất mà bề sâu quá 50 thước tây sẽ chia làm hai phần, trừ những đất kề đường hạn 5:
a) Những diện tích tính từ mép đường trở vào 50 thước tây chịu thuế biểu theo cách phân hạng ấn định trong bảng trên;
b) Những diện tích còn lại chịu thuế theo hạng dưới liền ngay hạng đất phần a).
MỤC III
SỔ THUẾ ĐẾN THU THUẾ
Điều 31: Thuế thổ trạch thu theo sổ nhân danh. Việc thu thuế, thôi thúc và truy tố các người chậm nộp hoặc không chịu nộp thuế đều theo các thể lệ chung ấn định trong chế độ tài chính về loại thuế trực thu.
Việc giảm hoặc miễn thuế thổ trạch đều theo thủ tục chung ấn định ở Chương VII Bộ luật này.
Điều 32: Những thuế thiếu sót có thể truy thu trong một thời hạn là hai năm kể từ năm những số thuế ấy đáng lẽ phải nộp.
CHƯƠNG BA
THUẾ MÔN BÀI
MỤC I
CÁC NGƯỜI CHỊU THUẾ ĐẾN TỜ KHAI
ĐẾN NƠI ĐÁNH THUẾ
Điều 33: Thuế môn bài đánh vào tất cả các người hoặc đoàn thể có tư cách pháp nhân kinh doanh về một nghề trên đất Việt Nam, trừ những trường hợp được miễn kể ở điều 38 dưới đây.
Người hay đoàn thể nào trước khi kinh doanh về một nghề gì phải chịu thuế môn bài, phải làm tờ khai gửi đến Ty Thuế trực thu nơi mình định kinh doanh lấy biên lai làm bằng.
Các hội phải đính vào tờ khai một bản điều lệ của hội và danh sách các hội viên hoặc nhân viên ban quản trị ghi rõ địa chỉ từng người. Quyển điều lệ và danh sách kể trên phải do ban quản trị nhận thực là đúng.
Nếu quyển điều lệ làm bằng tiếng ngoại quốc thì phải dịch ra tiếng Việt Nam do một phiên dịch viên đã tuyên thệ chứng thực.
Điều 34: Hàng năm những người chịu thuế môn bài phải làm tờ khai theo mẫu chính thức của Chính phủ và gửi đến Ty Thuế trực thu sở tại trong hạn hai tháng đầu năm.
Tờ khai phải ghi rõ:
1- Tên họ và chỗ ở người chịu thuế và vợ hay chồng người chịu thuế. Nếu người chịu thuế là vị thành niên thì phải khai cả tên họ và chỗ ở người giám hộ;
2- Các cơ sở chính và phụ (cửa hàng, xưởng thợ, nhà máy, chi điếm, buồng giấy, kho chứa hàng) dùng về việc kinh doanh và tô trị các cơ sở ấy;
3- Tổng số các người giúp việc ở bàn giấy, xưởng thợ hay cửa hàng v.v... kể cả các người chỉ huy và người tập việc;
4- Tổng số các máy móc, dụng cụ, tầu xe dùng về việc kinh doanh (số lượng mã lực, kích thước, khuôn khổ các dụng cụ v.v...);
5- Số vốn và các tài sản dùng về việc kinh doanh;
6- Nơi nộp và số thuế chính cùng môn bài trong năm trưóc, nếu là người đã kinh doanh từ năm trước.
Điều 35: Nếu hai vợ chồng cùng kinh doanh một nghề mà ở cùng chung một nhà thì dù ở chế độ phân chia tài sản cũng chỉ phải chịu chung một môn bài.
Nếu kinh doanh cùng một nghề nhưng ở nhiều nơi thì mỗi nơi chỉ phải chịu một môn bài chung cho cả hai vợ chồng.
Nếu kinh doanh nhiều nghề khác nhau ở nhiều nơi thì ở mỗi nơi phải chịu một môn bài riêng từng nghề nhưng chung cho cả hai vợ chồng.
Điều 36: Khi một công ty ở vào trường hợp phải chịu thuế môn bài thì mặc dầu đặt dưới chế độ nào, theo hình thức nào, chính thức thành lập hay không, các hội viên đều phải liên đới chịu trách nhiệm về số tiền thuế môn bài của công ty.
Các hội viên hợp danh hay hợp tư công ty, nếu kinh doanh riêng ở ngoài công ty, phải chịu thuế môn bài riêng về sự hoạt động của mình.
Điều 37: Thuế đánh ở thành phố hay tỉnh người chịu thuế có cơ sở dùng về việc kinh doanh (cửa hàng, nhà máy, xưởng thợ, buồng giấy, vv...)
MỤC II
Điều 38: Những nghề nghiệp sau đây được miễn thuế môn bài:
1) Các văn sĩ, thi sĩ, nghệ sĩ chuyên về các môn văn hoá và mỹ thuật và chỉ bán tác phẩm của mình thôi;
2) Các người làm công bất luận trí thức hay thợ thuyền;
3) Trường học;
4) Các phòng đọc sách;
5) Các nông gia chỉ bán các sản phẩm tự nhiên của ruộng đất của mình hay súc mục nuôi trong nhà hay trại ấp của mình;
6) Những chủ mỏ chỉ khai thác và bám các chất đã khai được chứ không biến chế các chất ấy;
7) Các hội tương tế, cứu tế.
MỤC III
THUẾ BIỂU ĐẾN CÁCH TÍNH THUẾ ĐẾN SỔ THUẾ
Điều 39: Chính tang thuế môn bài gồm có hai phần:
a) Chính cung;
b) Phụ cung.
Điều 40: Thuế chính cung đánh tuỳ theo sự quan trọng của công việc kinh doanh và lựa chọn trong các thuế biển ấn định ở các bảng A và bảng B phụ vào Chương ba sắc lệnh này.
Các bảng A và B có thể thay đổi từng năm theo đề nghị của liên Bộ Tài chính đến Kinh tế. Hàng năm Bộ Tài chính thoả thuận với Bộ Nội vụ ra nghị định xếp đặt các thành phố và tỉnh vào các khu vực hạng nhất hay hạng nhì trong bảng B.
Điều 41: Thuế chính cung đánh vào cơ sở chính. Cơ sở chính là cơ sở có đủ điều kiện để kinh doanh riêng biệt và có tính cách lâu dài, dù hoạt động từng vụ hay quanh năm.
Các cơ sở phụ (chi điếm, kho chứa hàng, v.v...) không phải chịu thuế chính cung mà chỉ phải chịu thuế phụ cung, theo điều 42 dưới đây.
Người hay công ty nào đứng chủ nhiều cơ sở chính thì phải chịu thuế chính cung vào tất cả các cơ sở ấy mặc dầu kinh doanh về một nghề hay nhiều nghề khác nhau.
Điều 42: Thuế phụ cung tính theo 6% giá tiền thuê ngôi nhà hoặc gian nhà dùng vào việc kinh doanh, kể cả các cơ sở chính và phụ.
Giá thuê dùng làm căn bản để đánh thuế là:
a) Giá thuê ấn định trong hợp đồng, nếu có hợp đồng lập đúng hình thức pháp luật;
b) Giá thuê do Kiểm soát viên thuế trực thu ước định theo thời giá.
Điều 43: Thuế môn bài thu theo sổ nhân danh. Tuy nhiên những môn bài nhỏ có thể thu theo số tổng số.
Dự thảo sổ tính thuế môn bài phải làm xong trước ngày 1 tháng 3. Khi làm xong bản dự thảo kể trên Ty thuế trực thu sẽ cáo thị cho dân chúng biết bằng cách yết thị và đăng báo. Trong hạn 30 hôm kể từ ngày yết thị, các người chịu thuế có thể đến Ty thuế trực thu xem suất thuế của mình là bao nhiêu và trong hạn 30 hôm kể trên, có quyền khiếu nại. Đơn khiếu nại gửi đến Ty thuế trực thu lấy biên lai làm bằng. Sau khi xét đơn khiếu nại, mặc dầu còn thay đổi thuế suất hay không, Ty thuế trực thu cũng phải báo cho đương sự biết trong thời hạn là 7 hôm, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Người chịu thuế được hạn là 10 hôm kể từ ngày nhận được thư báo của Ty thuế, để trả lời là ưng thuận hay phản kháng. Hết hạn này nếu không trả lời thì coi như là ưng thuận.
Nếu sau sự trao đổi ý kiến này, người chịu thuế và Ty thuế vẫn không thoả thuận thì hồ sơ sẽ đưa ra một Hội đồng Tư vấn gồm có:
- Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính thành phố hay tỉnh hoặc người đại diện Chủ tịch
- Người chịu thuế môn bài Hội viên
- Một hội viên Hội đồng nhân dân thành phố hay tỉnh đến
- Trưởng Ty Kinh tế thành phố hay tỉnh đến
Hội đồng nghe Trưởng Ty thuế trực thu báo cáo về từng trường hợp một và xét hồ sơ rồi biểu quyết.
ý kiến của Hội đồng sẽ tống đạt cho người chịu thuế biết đồng thời với quyết định cuối cùng của kiểm soát viên.
Sau khi số thuế đã ban hành rồi, người chịu thuế vẫn có quyền khiếu nại trước toà án hành chính, nhưng phải xuất trình bằng chứng tỏ rằng thuế đánh quá nặng, nếu Hội đồng Tư vấn đồng ý với kiểm soát viên hoặc kiểm soát viên đã sửa đổi thuế suất theo ý kiến của Hội đồng. Trái lại, nếu kiểm soát viên không theo ý kiến của Hội đồng Tư vấn thì kiểm soát viên phải xuất trình bằng chứng tỏ rằng thuế đánh công bằng.
Điều 44: Sổ phụ lập 3 tháng một lần và cũng theo các thể thức như khi lập sổ chính. Tuy nhiên trong trường hợp người chịu thuế ưng thuận thuế suất do Ty thuế ấn định, các thể thức nói ở điều 43 không phải áp dụng.
Sổ phụ ghi những hạng người chịu thuế sau đây:
1) Những người nào kinh doanh từ ngày 1 tháng giêng nhưng chưa có tên trong sổ chính;
2) Những người đã có tên trong sổ chính rồi nhưng sau khi sổ chính đã phát hành rồi lại khuyếch trương xí nghiệp và ở vào trường hợp phải chịu thêm thuế;
3) Những người nào giữa năm rồi mới bắt đầu kinh doanh;
4) Những người nào đương giữa năm thay đổi cơ sở cũ đến cơ sở khác giá thuế cao hơn;
5) Những người nào kinh doanh về một nghề mà chỉ đến giữa năm hoặc cuối năm mới ước định được sự quan trọng (thầu khoán, sát sinh, làm gỗ, v.v...).
Điều 45: Các người chịu thuế chỉ được quyền xin trích lục số thuế riêng về thuế suất của mình thôi.
Điều 46: Những thuế thiết sót có thể truy thu trong một thời hạn là hai năm sau năm mà sổ thuế ấy đáng lẽ phải nộp.
MỤC IV
THỜI HẠN THUẾ MÔN BÀI
Điều 47: Thuế môn bài đánh hàng năm và căn cứ vào tình hình ngày mồng 1 tháng giêng dương lịch.
Tuy nhiên, những người đương giữa năm mới bắt đầu khai trương hoặc khuếch trương xí nghiệp chỉ phải chịu thuế từ đầu tang cá nguyệt bắt đầu khai trương hay khuếch trương cho đến cuối năm.
Những nghề nghiệp vì tính cách đặc biệt chỉ hoạt động từng vụ, thì dù khai trương giữa năm cũng phải chịu thuế cả năm.
MỤC V
CÁC TRƯỜNG HỢP NHƯỢNG LẠI XÍ NGHIỆP PHẾ NGHIỆP VÌ VỠ NỢ,
CÁO CÙNG, MỆNH MỘT ĐẾN THUYÊN CHUYỂN TRỤ SỞ, ĐỔI NGHỀ
Điều 48: Khi nào nhượng lại xí nghiệp thì người bán có thể xin sang tên môn bài cho người mua được.
Đơn xin sang tên môn bài do người bán và người mua cùng ký phải gửi đến Ty Thuế trực thu sở tại trong hạn một tháng sau khi nhượng lại xí nghiệp và kèm theo giấy môn bài.
Trong trường hợp chưa lập sổ thuế, người bán phải chịu thuế từ 1 tháng giêng cho đến hết tháng nhượng lại xí nghiệp người mua phải chịu thuế từ tháng sau đến cuối năm.
Nếu sổ thuế đã phát hành rồi thì người chủ cũ vẫn phải nộp cả số thuế ghi trong sổ rồi xin ân giảm sau.
Trong trường hợp nào người chủ mới cũng phải chịu thuế từ tháng bắt đầu kinh doanh cho đến cuối năm.
Điều 49: Khi nào phế nghiệp vì người chịu thuế mệnh một hoặc vỡ nợ hay cáo cùng, số tiền thuế môn bài thuộc về những tháng sau khi các công việc kinh doanh đình chỉ hẳn có thể được ân giảm hoặc miễn.
Điều 50: Khi nào thuyên trụ sở từ tỉnh này sáng tỉnh khác người chịu thuế phải làm tờ khai với Ty thuế trực thu nơi hiện trú và Ty Thuế trực thu nơi định đến kinh doanh. Tờ khai phải gửi đến các cơ quan kể trên 15 hôm trước khi thuyên chuyển.
Điều 51: Khi nào đổi nghề, người chịu thuế phải làm tờ khai với Ty Thuế trực thu kể rõ ngày tháng bắt đầu làm nghề mới, tính chất nghề mới và các yếu tố có liên can đến nghề mới theo các chi tiết ấn định ở điều 34. Nếu nghề mới thuộc vào hạng thuế cao hơn nghề cũ, người chịu thuế phải nộp thêm tiền thuế kể từ tháng bắt đầu làm nghề mới cho đến cuối năm.
MỤC VI
GIẤY MÔN BÀI ĐẾN CÁCH KIỂM SOÁT ĐẾN TRỪNG PHẠT ĐẾN THU THUẾ
Điều 52: Người nào đã nộp được cả xuất hay nửa xuất thuế sẽ nhận được giấy môn bài.
Người chịu thuế có thể xin bản điệp giấy môn bài tại Ty thuế trực thu sở tại. Giá mỗi bản điệp là 5đ, thu bằng lệnh thu ngân.
Điều 53: Những xí nghiệp nộp thuế môn bài được 200đ chính cung phải niêm yết giấy môn bài ngay ở bàn giấy của hãng hay xưởng thợ của mình để tiện việc kiểm soát. Trái với điều này có thể bị phạt mỗi lần là 100đ.
Điều 54: Giấy môn bài chỉ có hiệu lực đối với người đứng tên chịu thuế và không thể cho người khác mượn được.
Điều 55: Bất cứ lúc nào các kiểm soát viên thuế trực thu và các viên chức có giấy uỷ quyền của Sở thuế trực thu cũng có thể đòi người chịu thuế xuất trình giấy môn bài được.
Các nhân viên Thuế trực thu từ chức kiểm soát viên trở lên có quyền đòi xem tất cả các giấy tờ sổ sách và tài liệu có liên can đến công việc kinh doanh hãng của người chịu thuế và khám xét các trụ sở, chi điếm, xưởng thợ, kho chứa hàng và tất cả các căn cứ có thể dùng về việc kinh doanh được. Mỗi khi cơ quan phụ trách về Thuế trực thu cần đến, các cơ quan khác của Chính phủ, các tư nhân và các công ty phải cho xem tất các cho sổ sách và tài liệu cần thiết để làm căn bản đánh thuế và không thể viện một lẽ gì, dù là bí mật nhà nghề để từ chối được.
Điều 56: Người chịu thuế hoặc người có uỷ quyền mà khai gian hoặc khai thiếu điều gì về sự kinh doanh của mình mục đích để trốn thuế hay chịu thuế nhẹ, sẽ phải phạt một số tiền gấp đôi sổ thuế chính cung đáng lẽ phải đóng.
Những người nào cứ tự tiện kinh doanh mà không có tờ khai trước với Ty Thuế trực thu sở tại cũng coi như là có ý ẩn lậu và bị phạt như trên.
Điều 57: Việc thu thuế môn bài cũng theo các thể lệ chung ấn định trong chế độ tài chính về loại thuế trực thu. Các việc giảm thuế, miễn thuế đều theo thủ tục ấn định ở Chương VII Bộ luật này.
BẢNG A
Hạng 1 30.000 Hạng 24 800
Hạng 2 25.000 Hạng 25 700
Hạng 3 20.000 Hạng 26 600
Hạng 4 18.000 Hạng 27 500
Hạng 5 16.000 Hạng 28 400
Hạng 6 14.000 Hạng 29 350
Hạng 7 12.000 Hạng 30 300
Hạng 8 10.000 Hạng 31 250
Hạng 9 9.000 Hạng 32 200
Hạng 10 8.000 Hạng 33 180
Hạng 11 7.000 Hạng 34 150
Hạng 12 6.000 Hạng35 120
Hạng 13 5.000 Hạng 36 100
Hạng 14 4.000 Hạng 37 80
Hạng 15 3.000 Hạng 38 60
Hạng 16 2.500 Hạng 39 50
Hạng 17 2.000 Hạng 40 40
Hạng 18 1.800 Hạng 41 30
Hạng 19 1.600 Hạng 42 25
Hạng 20 1.400 Hạng 43 20
Hạng 21 1.200 Hạng 44 15
Hạng 22 1.000 Hạng 45 10
Hạng 23 900
BẢNG B
Nghề nghiệp | Thuế biểu | |
Khu vực hạng nhất | Khu vực hạng nhì |
Đơn vị: đồng
- A -
Ảnh Chụp ảnh Từ 50đ đến 500đ Từ 20đ đến 300đ
Bản đồ dùng về ảnh Từ 30 đến 1.000 Từ 20 đến 500
Âm nhạc Bán hoặc chế tạo và
sửa chữa nhạc khí Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Cho thuê nhạc khí Từ 20 đến 300 Từ 15 đến 200
Ấp trứng Có máy Từ 50 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Không có máy Từ 20 đến 500 Từ 20 đến 500
- B -
Bác sĩ Có bệnh viện Từ 500 đến 5.000 Từ 300 đến 3.000
Y sĩ Có phòng khám bệnh Từ 300 đến 3.000 Từ 200 đến 2.000
Không có phòng Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Bàn chải, chổi (chế tạo) Từ 30 đến 300 Từ 20 đến 300
Buôn to Từ 4.000 đến 30.000 Từ 2.500 đến 20.000
Buôn trung bình Từ 300 đến 3.000 Từ 200 đến 2.000
Bán lẻ Từ 20 đến 250 Từ 10 đến 180
Bánh mỳ, bánh ngọt (chế tạo) Từ 50 đến 1.000 Từ 20 đến 500
Bảo hiểm Từ 5.000 đến 30.000 Từ 5.000 đến 30.000
Bao tải Dệt Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Bán Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 100
Bia Chế tạo (dùng máy, Từ 1.000 đến 20.000 Từ 1.000 đến 20.000
nước Không dùng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 200 đến 10.000
chanh
Rượu bọt Bán buôn Từ 100 đến 500 Từ 50 đến 500
Bán lẻ Từ 25 đến 80 Từ 15 đến 40
Bông (bán sợi bông) Từ 100 đến 5.000 Từ 50 đến 5.000
Bông (bán đệm bông, chăn,
gối đệm cỏ, v.v...) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Bột ăn (chế tạo) Từ 25 đến 300 Từ 15 đến 200
Bún, bánh đa, bánh phở Từ 20 đến 200 Từ 10 đến 100
(làm và bán)
Bút chì Làm bằng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 100 đến 5.000
Không dùng máy Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
- C -
Cá khô, cá mắm Buôn Từ 50 đến 500 Từ 50 đến 500
Bán lẻ Từ 20 đến 40 Từ 10 đến 40
Cắt tóc Hiệu cắt tóc đàn ông Từ 50 đến 800 Từ 20 đến 500
Hiệu cắt tóc phụ nữ Từ 100 đến 800 Từ 50 đến 500
Phòng tắm Từ 30 đến 300 Từ 20 đến 200
Chế tạo dùng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 100 đến 5.000
Chế tạo không dùng máy Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 1.000
Cao su Bán buôn Từ 100 đến 500 Từ 80 đến 500
crêpe Bán lẻ Từ 20 đến 80 Từ 15 đến 60
Cau tươi, cau khô Từ 40 đến 500 Từ 20 đến 300
Làm chè Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 2.000
Chè Buôn Từ 100 đến 2.000 Từ 80 đến 1.000
Bán lẻ Từ 30 đến 80 Từ 20 đến 60
Chỉ Làm chỉ bằng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
Làm chỉ không dùng máy Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Buôn Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Chiếu Dệt Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Buôn Từ 80 đến 800 Từ 50 đến 500
Bán lẻ Từ 20 đến 60 Từ 20 đến 40
Chiếu bóng Từ 500 đến 5.000 Từ 300 đến 3.000
Chim (bán) Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
Chở (chuyên chở,
dọn nhà, dỡ đồ hàng) Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
Chợ (thầu) Từ 500 đến 10.000 Từ 200 đến 5.000
Chứa trọ, thổi cơm tháng Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Cưa Nhà máy Từ 500 đến 5.000 Từ 500 đến 5.000
Cưa tay Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Củi, Bán buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
than củi, Bán lẻ Từ 30 đến 180 Từ 20 đến 80
than đá
- D -
Da (da sống, da thuộc) Buôn Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Da (thuộc) Xưởng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
Không dùng máy Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Da (làm các đồ bằng da,
đóng giầy dép, làm vali,
yên cương ngựa v.v...) Từ 50 đến 1.000 Từ 20 đến 500
Dao, kéo (cửa hàng) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Dầu thảo mộc dùng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
(chế tạo) làm bằng cây ép Từ 100 đến 5.000 Từ 50 đến 5.000
Dầu thảo Buôn Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
mộc Bán lẻ Từ 30 đến 80 Từ 20 đến 40
Dầu hoả Buôn to Từ 4.000 đến 30.000 Từ 4.000 đến 30.000
dầu máy Buôn trung bình Từ 250 đến 3.000 Từ 120 đến 3.000
ét xăng Bán lẻ Từ 50 đến 200 Từ 30 đến 100
mỡ máy
Dệt (dệt vải, Xưởng máy
khăn mặt, bít có động cơ Từ 500 đến 20.000 Từ 500 đến 20.000
tất, tơ lụa, Xưởng không
len dạ) có động cơ Từ 50 đến 5.000 Từ 30 đến 2.000
Diêm Xưởng chế tạo Từ 500 đến 20.000 Từ 500 đến 20.000
Buôn Từ 200 đến 5.000 Từ 100 đến 2.000
Dó (vỏ cây) Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 1.000
Dừa (tươi và khô) Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Dựa thông (trích) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Nấu dựa Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Dựa cây Buôn Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
- Đ -
Đãi vàng Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Đại lý thương mại Từ 100 đến 20.000 Từ 50 đến 10.000
Đám ma (cho thuê đòn, xe) Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 500
Đám cưới (cho thuê nhà và
đồ đạc dùng về đám cưới) Từ 100 đến 500 Từ 50 đến 500
Đan thuê len, sợi Từ 30 đến 300 Từ 15 đến 100
Đèn Chế tạo Từ 50 đến 1.000 Từ 40 đến 800
Bán Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
Điện Nhà máy Từ 5.000 đến 30.000 Từ 2.000 đến 30.000
Chữa điện Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Bán đồ dùng về điện Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Đồ chơi trẻ con Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 500
(làm và bán)
Đồ cổ Từ 80 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Đồ cũ Cầm đồ Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Mua bán Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Đồ hộp (chế tạo) Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Đồ dùng về bếp (xoong, chảo) Từ 50 đến 800 Từ 30 đến 500
Đồ dùng về khoa mổ xẻ,
khoa làm thuốc Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Đổi bạc Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Đổi chướng Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Đóng sách Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Đồng hồ Bán Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Chữa Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Đồng (đỏ) Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 1.000
Đồng nát, sắt vụn Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 80
Đúc Xưởng đúc kim khí Từ 1.000 đến 30.000 Từ 1.000 đến 30.000
Lò đúc Từ 150 đến 5.000 Từ 80 đến 2.000
Đường Xưởng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
mật Xưởng không dùng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 50 đến 5.000
kẹo Buôn Từ 100 đến 3.000 Từ 80 đến 2.000
Bán lẻ Từ 50 đến 80 Từ 20 đến 60
- G -
Gà, vịt, ngan, ngỗng, Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
v.v... (bán)
Gạch, ngói Nhà máy Từ 1.000 đến 20.000 Từ 1.000 đến 20.000
(làm) Lò Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Giã gạo Bằng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
Không dùng máy Từ 80 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Giặt (thợ) Bằng máy Từ 300 đến 3.000 Từ 200 đến 3.000
tẩy hấp Không dùng máy Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
quần áo
Giầu vỏ Từ 20 đến 200 Từ 10 đến 200
Giấy, bìa Xưởng máy Từ 1.000 đến 20.000 Từ 1.000 đến 20.000
Không dùng máy Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Đồ Gỗ thường: bàn,
gỗ (làm ghế, sũ, v.v...
đồ đạc bằng gỗ) Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Đồ gỗ quý: trạm,
trổ, khảm, kiểu
mới v.v... Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 1.000
Gỗ cây, gỗ sẻ (bán) Từ 100 đến 3.000 Từ 50 đến 3.000
Gỗ sơn (hoành phi, câu đối,
hương án v.v... (làm và bán) Từ 50 đến 800 Từ 40 đến 500
Gỗ khai Gỗ Từ 400 đến 5.000 Từ 400 đến 5.000
khẩn Củi, nứa, lá Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Gốm (đồ) Lò gốm, lò sành,
đồ sành tiểu v.v... Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Bán Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Guốc (làm và bán) Từ 30 đến 400 Từ 20 đến 300
Gương (tráng gương, làm
và bán gương soi, cấp
đổi kính v.v... Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 800
- H -
Hàng cơm ta, hiệu phở,
chả cá, nem chả, v.v... Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Hát (tuồng, chèo cổ, cải
lương, ca kịch) (gánh hát) Từ 100 đến 2.000 Từ 100 đến 2.000
Hát (cô đầu) nhà hát Từ 200 đến 2.000 Từ 50 đến 500
Nữ hộ sinh tốt
Hộ sinh nghiệp trường thuốc Từ 80 đến 1.000 Từ 50 đến 800
Bà mụ Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 200
Hộ giá viên Từ 200 đến 3.000 Từ 100 đến 2.000
Hoa quả, rau đậu (cửa hàng) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Hoa (bán hoa, cây cảnh,
vòng hoa (cửa hàng) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Hoa cườm, hoa vải (cửa hàng) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Hoá học (xưởng chế tạo
các chất) Từ 500 đến 20.000 Từ 500 đến 20.000
Hơi rượu Cất rượu Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Buôn Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Hương (làm và bán) Từ 50 đến 800 Từ 30 đến 800
- I -
In Dùng động cơ Từ 400 đến 10.000 Từ 300 đến 5.000
(Nhà in) Không dùng động cơ Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
- K -
Kế toán Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 2.000
Kem (xưởng làm kem) Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Kén Từ 50 đến 500 Từ 50 đến 500
Két (làm, chữa và bán két,
tủ, hòm để đựng bạc) Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 800
Kền (mạ) Từ 50 đến 1.000 Từ 40 đến 800
Kiến trúc sư Từ 200 đến 3.000 Từ 150 đến 2.000
Kim khí (sắt, thép) Buôn Từ 200 đến 5.000 Từ 100 đến 3.000
đồng, gang, nhôm Bán lẻ Từ 80 đến 180 Từ 30 đến 80
Kính (kính cửa, kính lồng,
khung ảnh v.v...) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Kính đeo mắt Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Khắc (khắc dấu, khắc đá, gỗ,
kim khí) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 400
Khách sạn, cao lâu, tửu lầu Từ 400 đến 10.000 Từ 200 đến 5.000
Khăn mũ (làm và bán) Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Khí giới Xưởng chế tạo Từ 100 đến 20.000 Từ 100 đến 20.000
súng đạn Bán Từ 100 đến 10.000 Từ 80 đến 5.000
chất nổ
Khí giới Gươm,giáo,dao găm,
kiếm Từ 50 đến 1.000 Từ 40 đến 800
Khoá (làm và bán) Từ 40 đến 500 Từ 20 đến 200
Khuy, cúc bằng Xưởng máy Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
xương, trai, Không dùng máy Từ 100 đến 1.000 Từ 80 đến 1.000
sừng, gỗ, v.v. (chế tạo)
(bán) Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 500
Bán lẻ Từ 30 đến 180 Từ 20 đến 80
- L -
Lâm sản (chàm, củ nâu, dầu
khẩu, măng, mộc nhĩ, nấm vv.) Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 1.000
Lò rèn (làm dao, kéo, đồ dùng
làm bằng sắt, thép) Từ 50 đến 2.000 Từ 20 đến 2.000
Lò (làm và bán) Từ 50 đến 800 Từ 50 đến 800
Lông thú, áo lông, lột da thú
(làm và bán) Từ 50 đến 500 Từ 40 đến 500
Luật sư Từ 400 đến 4.000 Từ 200 đến 2.000
Lưới đánh cá Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
- M -
Mành mành (làm và bán) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
May (thợ) Nữ phục Từ 80 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Nam phục Từ 40 đến 300 Từ 20 đến 200
Mạng quần áo Từ 30 đến 300 Từ 15 đến 100
Máy Làm các máy móc Từ 400 đến 10.000 Từ 200 đến 8.000
Sửa chữa các máy móc,
xe cộ Từ 80 đến 1.000 Từ 50 đến 800
Máy khâu (bán) Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Máy hát, máy nói, các thứ máy Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Máy chữ Bán Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Cho thuê Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Máy (làm các bàn ghế, đồ đạc
bằng mây, tre đan) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 200
Mỡ nước (làm và bán) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Thương phiếu Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Bảo hiểm Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Hàng hải Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Môi giới Thương mại, rao hàng Từ 100 đến 5.000 Từ 100 đến 5.000
Bất động sản Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Châu ngọc Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Môi việc, tìm việc giúp Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 500
Mực (chế tạo) Từ 50 đến 500 Từ 50 đến 500
Muối Buôn to Từ 400 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Buôn trung bình Từ 200 đến 350 Từ 100 đến 180
Bán lẻ Từ 30 đến 180 Từ 20 đến 80
- N -
Nến (làm và bán) Từ 50 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Ngà (làm và bán đồ bằng ngà) Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 800
Ngân hàng, tồn tích, tín dụng,
địa ốc ngân hàng Từ 5.000 đến 30.000 Từ 50 đến 30.000
Ngựa Luyện ngựa thi Từ 50 đến 500 Từ 50 đến 500
Nuôi ngựa thuê Từ 50 đến 500 Từ 50 đến 500
Xuất cảng Từ 1.000 đến 10.000 Từ 1.000 đến 10.000
Ngũ cốc Buôn to Từ 400 đến 2.000 Từ 300 đến 2.000
Buôn trung bình Từ 150 đến 350 Từ 100 đến 250
Bán lẻ (có cửa hàng) Từ 50 đến 120 Từ 30 đến 80
Nhập cảng, xuất cảng Từ 1.000 đến 20.000 Từ 1.000 đến 20.000
Nước (máy ) Từ 5.000 đến 30.000 Từ 2.000 đến 30.000
Nước đá Xưởng làm Từ 400 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
Bán Từ 40 đến 500 Từ 20 đến 300
Nước đường (làm và bán) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Nước - Cất dùng máy Từ 400 đến 2.000 Từ 400 đến 2.000
hoa - Không dùng máy Từ 100 đến 1.000 Từ 80 đến 1.000
- Bán nước hoa,
phấn sáp v.v... Từ 100 đến 1.000 Từ 80 đến 800
Nước mắm, Chế tạo Từ 200 đến 5.000 Từ 200 đến 5.000
mắm tôm Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 20 đến 80
Nút chai Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
- O -
Ô, dù Làm Từ 100 đến 800 Từ 80 đến 800
Bán, chữa Từ 50 đến 800 Từ 20 đến 500
- P -
Phẩm ruộm (làm và bán) Từ 50 đến 800 Từ 30 đến 500
Phân khô, phân hoá học Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 500
Pháo - Chế tạo dùng máy Từ 800 đến 10.000 Từ 800 đến 10.000
- Không có máy Từ 100 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
- Bán buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 500
- Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
Phòng trà, giải khát Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 500
- Q -
Quản lý văn khế Từ 400 đến 4.000 Từ 400 đến 4.000
Quảng cáo Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Quạt (quạt giấy) Từ 30 đến 300 Từ 20 đến 200
Quần áo cũ (mua bán) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Quế Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 1.000
- R -
Răng Thợ chữa răng Từ 80 đến 500 Từ 50 đến 300
Bác sĩ nha khoa, nha sĩ Từ 300 đến 4.000 Từ 200 đến 2.000
Rạp (cho thuê rạp hát,
rạp chiếu bóng) Từ 400 đến 2.000 Từ 200 đến 1.000
Ruộm Từ 50 đến 1.000 Từ 50 đến 500
Rượu Bằng máy có động cơ Từ 1.000 đến 20.000 Từ 1.000 đến 20.000
(nấu) Không dùng máy Từ 100 đến 2.000 Từ 80 đến 2.000
- Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Lẻ Từ 50 đến 180 Từ 20 đến 80
Rượu ngọt, rượu mùi,
(làm và bán) Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 2.000
- S -
Sà - Chế tạo bằng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
phòng Không dùng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 100 đến 5.000
- Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 800
Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
Sách cũ (mua và bán) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Sách vở, giấy bút, mực
(học phẩm và học cụ) Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 1.000
Sách (cho thuê) Từ 30 đến 300 Từ 20 đến 200
Sát sinh (mổ lợn,bò,cừu,dê) Từ 300 đến 5.000 Từ 150 đến 3.000
Si- - Chế tạo (Xưởng) Từ 500 đến 20.000 Từ 500 đến 20.000
măng - Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
Sơn ta - Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
- Chế tạo dùng máy Từ 500 đến 10.000 Từ 500 đến 10.000
Sơn Không dùng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 100 đến 5.000
tây - Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 80
Sơn (quét sơn, sơn xì) Từ 30 đến 500 Từ 20 đến 300
Súc vật (trâu, xuất cảng Từ 1.000 đến 10.000 Từ 1.000 đến 10.000
bò, lừa, ngựa, Buôn Từ 200 đến 2.000 Từ 200 đến 2.000
dê, cừu, lợn) Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 50 đến 180
Sứ Lò sứ Từ 400 đến 5.000 Từ 400 đến 5.000
Bán đồ sứ Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 800
Sữa (bán sữa tươi, nuôi bò
sữa, dê sữa, làm và bán
phoTừmát, bơ, sữa đặc,
sữa bột) Từ 50 đến 2.000 Từ 50 đến 2.000
Sừng (làm và bán đồ bằng
sừng, bằng xương) Từ 40 đến 800 Từ 30 đến 800
- T -
Tạp hoá Từ 50 đến 5.000 Từ 30 đến 2.000
Tàu, thuyền (đồ phụ tùng) Từ 100 đến 2.000 Từ 50 đến 2.000
Tơ (tơ tằm, tơ Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 200 đến 1.000
nhân tạo) Bán lẻ Từ 50 đến 180 Từ 30 đến 180
Thanh giám viên Từ 200 đến 1.000 Từ 200 đến 1.000
Thầu, trưng công việc của
Chính phủ hoặc bán đồ cho
Chính phủ, thầu dỡ, thầu phá,
thầu chở, du hí công cộng vv. Từ 400 đến 10.000 Từ 400 đến 10.000
Thầu khoán Từ 300 đến 5.000 Từ 300 đến 5.000
Thầu các việc nhỏ Từ 100 đến 250 Từ 50 đến 250
Thầy lang có cửa hàng thuốc Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 800
đông Chỉ mạch cho đơn
phương không bốc
(tầu, ta) thuốc Từ 30 đến 400 Từ 20 đến 200
Thầy bói, thầy tướng Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Thể thao (đồ dùng) Từ 50 đến 500 Từ 30 đến 300
Làm các hàng thêu Từ 100 đến 1.000 Từ 50 đến 1.000
Thêu Bán các hàng thêu
đăng ten, khăn bàn,
khăn giải giường vv. Từ 50 đến 1.000 Từ 30 đến 1.000
Thiếc (hàng thiếc) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Thịt (bán thịt lẻ,
không sát sinh) Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Thịt quay Từ 50 đến 500 Từ 20 đến 300
Thời trang Từ 100 đến 5.000 Từ 50 đến 2.000
Thú y sĩ Từ 200 đến 2.000 Từ 100 đến 1.000
Thùng (làm và bán) Từ 30 đến 300 Từ 15 đến 200
Thuốc - Chế tạo xưởng máy Từ 500 đến 20.000 Từ 500 đến 20.000
lá Không dùng máy Từ 100 đến 5.000 Từ 80 đến 5.000
- Bán Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 1.000
Lẻ Từ 40 đến 180 Từ 30 đến 80
Thuốc lào Buôn Từ 200 đến 1.000 Từ 200 đến 1.000
Bán lẻ Từ 30 đến 180 Từ 20 đến 180
Thuốc giặt quần áo Từ 40 đến 500 Từ 30 đến 400
Buôn to Từ 400 đến 20.000 Từ 400 đến 20.000
Thuốc bắc Hàng thuốc cái Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 800
cao nhung bào chế, thuốc
sâm viên, thuốc nước Từ 200 đến 1.000 Từ 100 đến 800
Thuốc nam Từ 30 đến 300 Từ 20 đến 200
Thuốc tây Xưởng chế tạo Từ 500 - 20.000 Từ 500 - 20.000
Bào chế và bán Từ 400 - 4.000 Từ 300 - 4.000
- Chế tạo Từ 100 - 20.000 Từ 50 - 20.000
Thuỷ - Bán đồ bằng thuỷ
tinh tinh (chai, lọ, cốc) Từ 50 - 1.000 Từ 30 - 500
pha-lê - Bàn mảnh thuỷ tinh
(chai, lọ vẽ) Từ 50 - 500 Từ 20 - 500
- Làm và bán nồi đất
để nấu thuỷ tinh Từ 50 - 500 Từ 50 - 500
Thuyền (dắt thuyền, dắt tầu) Từ 100 - 2.000 Từ 100 - 2.000
Thuyền (đóng, sửa chữa) Từ 200 - 2.000 Từ 100 - 2.000
Thực phẩm, gia vị, đồ hộp,v.v Từ 100 - 2.000 Từ 50 - 1.000
Thừng, dây (đai, gai, vv) Từ 50 - 500 Từ 30 - 500
Tiện Tiện sắt Từ 50 - 500 Từ 30 - 300
Tiện gỗ Từ 30 - 300 Từ 20 - 200
Trắc địa sư Từ 200 - 2.000 Từ 150 - 1.000
Trang hoàng nhà cửa,
quét vôi, kẻ biển v.v... Từ 50 - 500 Từ 20 - 300
Tranh ảnh, tem (bán) Từ 30 - 500 Từ 20 - 300
Tre, giang, bương, nứa,
lá, v.v... (bán) Từ 50 - 300 Từ 20 - 300
Trứng gà vịt Từ 30 - 500 Từ 20 - 300
Tương (làm và bán) Từ 30 - 500 Từ 20 - 400
- V -
Vải, tơ, lụa Buôn to Từ 600 - 10.000 Từ 600 - 5.000
len, dạ, Buôn trung bình Từ 200 - 500 Từ 200 - 500
vóc nhiễu Bán lẻ Từ 50 - 180 Từ 30 - 180
Vận tải thương thuyền Từ 5.000 - 30.000 Từ 5.000 - 30.000
(tầu chạy biển)
Vận tải hoả xa Từ 5.000 - 30.000 Từ 5.000 - 30.000
Vận tải điện xa Từ 5.000 - 30.000 Từ 5.000 - 30.000
Vận tải bằng phi cơ Từ 5.000 - 30.000 Từ 5.000 - 30.000
Vận tải trên sông và bờ bể Từ 100 đến 10.000 Từ 100 đến 10.000
Vàng mã (làm và bán) Từ 100 - 1.000 Từ 50 - 600
Vàng bạc, ngọc ngà Từ 200 - 10.000 Từ 100 - 5.000
(làm và bán)
Vàng bạc (mạ) làm và bán Từ 100 - 1.000 Từ 50 - 500
Vật liệu xây dựng (vôi,gạch,
cát, sỏi, ngói v.v...) Từ 50 - 1.000 Từ 30 - 500
Vay (cho vay lãi) Từ 200 - 5.000 Từ 100 - 5.000
Vẽ (vẽ thuốc, vẽ than, vẽ
chì, vẽ sơn) Từ 50 - 300 Từ 20 - 300
Vệ sinh Từ 100 - 2.000 Từ 50 - 1.000
Vịt (nuôi vịt đàn) Từ 50 - 500 Từ 50 - 500
Vô tuyến điện Bán Từ 200 - 2.000 Từ 100 - 2.000
máy và phụ tùng Chữa Từ 50 - 800 Từ 30 - 500
Vôi (chế tạo) Từ 500 - 10.000 Từ 300 - 10.000
- X -
Xe đạp Bán xe, săm lốp và
đồ phụ tùng Từ 200 - 5.000 Từ 100 - 3.000
Chữa, cho thuê Từ 50 - 500 Từ 20 - 300
Xe hơi Bán xe, săm lốp và
đồ phụ tùng Từ 400 - 10.000 Từ 300 - 8.000
Chữa xe, vá săm lốp Từ 100 - 1.000 Từ 100 - 1.000
Chữa xe, cho thuê Từ 200 - 2.000 Từ 100 - 1.000
Xe tay Làm và bán xe, săm
xe xích lô lốp và phụ tùng Từ 300 - 5.000 Từ 200 - 5.000
Cho thuê Từ 300 - 5.000 Từ 200 - 5.000
Xe bò Làm Từ 50 - 500 Từ 30 - 300
Xe cút kít cho thuê Từ 50 - 500 Từ 30 - 300
Xiếc, trò quỷ thuật (gánh) Từ 100 - 2.000 Từ 100 - 2.000
Xưởng có động cơ To Từ 1.000 - 30.000 Từ 600 - 20.000
Trung bình Từ 200 - 900 Từ 150 - 500
Nhỏ Từ 100 - 180 Từ 50 - 120
To Từ 600 - 5.000 Từ 350 - 2.000
Xưởng không có Trung bình Từ 200 - 500 Từ 100 - 300
động cơ Nhỏ Từ 50 - 180 Từ 30 - 80
CHƯƠNG BỐN
THUẾ LƯƠNG BỔNG
MỤC I
LỢI TỨC VÀ NGƯỜI CHỊU THUẾ - NƠI ĐÁNH THUẾ
Điều 58
Thuế lương bổng đánh hàng năm vào các lợi tức có tính chất lương bổng, công xá, phụ cấp các sở công tư, hưu bổng, tiền thưởng, chung thâm niên kim v.v...
Điều 59
Phải chịu thuế lương bổng tất cả các người được hưởng các lợi tức kể ở điều 58 và thường trú ở Việt Nam, trừ những trường hợp được miễn kể ở điều 61 dưới đây.
Điều 60
Thuế đánh ở tỉnh hoặc thành phố người chịu thuế thường ngụ.
MỤC II
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MIỄN THUẾ
Điều 61
Được miễn thuế lương bổng:
1- Những người mà lợi tức đồng niên không quá 3.600đ.
2- Những đại sứ, lãnh sự, nhân viên Bộ Ngoại giao, v..v... ngoại quốc, nếu các nước mà các vị đó đại diện cũng cho các Đại sứ, Lãnh sự, v.v... Việt Nam hưởng những quyền lợi tương đương.
MỤC III
CÁCH TÍNH THUẾ - THUẾ BIỂU
Điều 62
Thuế căn cứ vào số lương bổng, phụ cấp, v.v... thực thu và các lợi vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện nước, v.v...), mà người chịu thuế đã được hưởng trong năm trước bất luận ở nơi nào và sau khi đã trừ:
1- Số tiền nộp vào quỹ hưu bổng hay một cơ quan tương tự trong giới hạn 10% tổng số lương đồng niên;
2- Số tiền thuế lương bổng đã nộp năm trước;
3- Số tiền chi phí do chức nghiệp bắt buộc trong giới hạn tối đa 10% lương bổng hàng năm. Nếu có phụ cấp riêng (ví dụ phụ cấp tiếp tân) phụ cấp này được miễn.
Điều 63
Được miễn hưởng không phải tính vào số lợi tức chịu thuế:
1- Tiền hưu bổng cựu chiến sĩ;
2- Hưu bổng thương tật và tiền tuất của các thân nhân tử sĩ;
3- Phụ cấp lĩnh về phần gia đình;
4- Tiền bổng cấp cho những người được hưởng huân chương;
5- Tiền bồi thường cho những thợ thuyền bị nạn lao động.
Điều 64
Số lợi tức thực thu ấn định theo các điều 62 và 63 sau khi đã khấu các số tiền miễn tính ở điều 97 Chương VII dưới đây sẽ dùng làm căn bản để tính thuế lương bổng theo thuế biểu sau đây:
Số tiền chịu thuế
sau khi trừ số tiền miễn căn bản ở điều thứ Số lương
61 và những số tiền được miễn tính định ở tính thuế
điều thứ 97
----------------------------------------------------------------------------------------------
Phần lương bổng từ 0đ đến 1.500đ 2%
Phần lương bổng từ 1.501đ đến 3.000đ 4%
Phần lương bổng trên 3.000đ .......... 8%
Khi tính thuế những số tiền lẻ dưới 100đ không kể.
MỤC IV
NHỮNG TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ĐÁNH THUẾ LƯƠNG BỔNG
CÁC SỰ TRỪNG PHẠT
Điều 65
Hàng năm tất cả các sở công, các tư nhân và các công ty dùng nhân công phải gửi đến Ty Thuế trực thu sở tại trước ngày 1 tháng 3 một bảng tổng kê:
1- Tên họ, chức nghiệp, tình trạng gia đình và địa chỉ các người đã giúp việc mình trong năm vừa qua;
2- Tổng số lương bổng, phụ cấp v.v... và các lợi vật chất (cơm ăn, áo mặc, nhà ở, điện, nước, người hầu v.v...) các người ấy đã được hưởng trong năm đó. Nếu thời hạn làm việc chưa được một năm nhưng trên một tháng thì phải chủ thích rõ ràng để tiện việc tính thuế.
Trong bảng tổng kê này phải khai rõ tất cả các số tiền đã trả cho các viên quản lý, chủ tịch, hội viên, thủ quỹ, thư ký v.v... trong các ban trị sự, quản trị hay kiểm soát, các mại bản, các người đi giao hàng, các luật sư, bác sĩ v.v... nói tóm lại, tất cả các số tiền đã trả cho bất cứ hạng người nào và dưới hình thức nào.
Người chủ (hoặc công ty) nào không chịu làm bảng kê khai nói ở điều này hoặc làm bảng kê khai sai nhầm hay thiếu sót thì đến khi tính thuế lợi tức của mình không được trừ các số tiền không kê khai, ngoài ra cứ mỗi sự nhầm lẵn hoặc thiếu sót lại phải phạt một số tiền là 100đ.
Điều 66
Để kiểm soát những bảng kê khai nói ở điều 65 kể trên, các người hoặc Sở hay Công ty dùng nhân công phải xuất trình tất cả các sổ sách, giấy tờ, tài liệu cần thiết mỗi khi các cơ quan phụ trách về Thuế trực thu cần đến.
Nếu sổ sách làm bằng tiếng ngoại quốc thì phải có một bản dịch do một phiên dịch viên đã tuyên thệ chứng thực.
Người hoặc sở hay công ty nào không chịu xuất trình các sổ sách giấy tờ nói trong điều này sẽ bị phạt một số tiền là 100đ, nhân với số người làm công phải chịu thuế.
Điều 67
Thuế lương bổng thu bằng sổ nhân danh. Thủ tục truy tố và thôi thức cũng theo các thể lệ chung ấn định trong chế độ Tài chính về loại Thuế trực thu. Tiền thuế có thể do các cơ quan trả lương nộp vào Ngân khố rồi khấu trừ vào lương các người chịu thuế.
Điều 68
Các số tiền miễn tính, việc xét các tờ khai, quyền hạn của kiểm soát viên, việc bảo vệ bí mật nhà nghề và thủ tục miễn hoặc giảm thuế lương bổng đều theo các điều khoản ấn định trong các Chương VII và VIII Bộ luật này.
CHƯƠNG NĂM
THUẾ LàI DOANH NGHIỆP
MỤC I
NGƯỜI CHỊU THUẾ - NƠI ĐÁNH THUẾ
Điều 69
Thuế lãi doanh nghiệp đánh hàng năm vào lợi tức các người kinh doanh trong các ngành nông, công, thương, các nghề tự do và lợi tức các người có nhà cho thuê thu hoạch trên đất Việt Nam.
Điều 70
Phải chịu thuế lãi doanh nghiệp tất cả các người hoặc đoàn thể có tư cách pháp nhân năm trước:
- Đã đóng thuế môn bài chính tang từ 500đ trở lên;
- Đã đóng thuế đóng thổ trạch từ 500đ chính tang trở lên;
- Đã đóng thuế điền thổ từ 1.000đ chính tang trở lên;
- Đã đóng thuế đất giồng cao su từ 300đ chính tang trở lên;
- Đã đóng thuế mỏ từ 300đ chính tang trở lên.
Những người hay công ty lĩnh canh các đồn điền hay trại ấp thì dù không có tên trong sổ thuế điền cũng phải chịu thuế lãi doanh nghiệp nếu chính tang thuế điền các ruộng đất mình cầy cấy bằng hay trên tỷ số tối thiểu kể trên. Điền chủ và tá điền phải gánh thuế lãi doanh nghiệp tương đương với phần lợi tức mà mỗi người được hưởng.
Các công ty không chính thức thành lập và bất phân sản cũng phải chịu thuế hay nếu tổng cộng số thuế chính tang của mỗi đoàn viên hay hội viên phải đóng về sự kinh doanh chung, bằng hay trên các tỷ lệ tối thiểu kể trên.
Nếu trong một gia đình, tổng cộng các thuế chính tang đồng loại của hai vợ chồng (trừ trường hợp phân chia tài sản) và các con vị thành niên bằng hay quá các tỷ lệ tối thiểu kể trên, người chủ gia đình phải chịu thuế lãi doanh nghiệp cho cả gia đình.
Điều 71
Đối với các hợp danh công ty, các công ty không chính thức thành lập và các bất phân sản, mỗi hội viên hoặc đoàn viên phải chịu thuế tương đương với quyền lợi của mình trong công ty. Đối với các hợp tư công ty, mỗi thứ tự hội viên phải chịu thuế về phần lãi được hưởng, còn bao nhiêu đánh vào công ty. Tuy vậy thuế các hội viên hoặc đoàn viên phải chịu vẫn kể là trái khoản của công ty.
Mỗi hội viên đứng tên chịu thuế riêng đều được hưởng các số tiền miễn tính định ở điều 97 Chương VII bộ luật này.
Điều 72
Thuế đánh ở thành phố hay tỉnh nào người chịu thuế có cơ sở chính.
Nếu việc kinh doanh rải rác trên toàn cõi Việt Nam thì đương sự phải khai ở Ty Thuế trực thu nơi đặt trụ sở chính tất cả các số lãi thu hoạch trong toàn quốc.
MỤC II
CĂN BẢN ĐÁNH THUẾ - CÁCH TÍNH THUẾ
Điều 73
Thuế tính từ ngày mồng 1 tháng giêng theo số lãi thu hoạch trong năm trước. Nếu người chịu thuế làm sổ sách kế toán theo một tài khoá riêng không hợp với năm dương lịch, thuế sẽ tính theo tài khoản đó.
Nếu trong một năm nào đó mà không lập bảng kết toán tài trái khoản thì thuế sẽ tính vào số lãi thu được từ cuối thời kỳ đã phải chịu thuế và trong trường hợp mới khai trương, từ ngày bắt đầu tiến hành công việc, đến 31 tháng chạp năm ấy.
Nếu bảng kết toán tài trái khoản lập sau tính gộp cả số lãi đã chịu thuế rồi thì số lãi ấy sẽ được trừ đi.
Điều 74
Lãi phải chịu thuế tính theo cách sau đây: lấy tổng cộng tiền lãi nguyên số theo kết quả của toàn thể công việc kinh doanh, kể cả số thặng thu khi nhượng lại một tài sản gì, rồi trừ các khoản kinh phí như:
1- Tổng phí, lương người làm, tiền thuế các nhà đất dùng về việc kinh doanh;
2- Tiền chiết cứu về dụng cụ và các bất động sản;
3- Tiền lãi trả cho các hội viên về các số tiền góp thêm vào quỹ công ty ngoài phần vốn nếu các số tiền lãi đó đã chịu thuế lợi tức động sản rồi;
4- Các số tiền thuế do xí nghiệp phải chịu. Nếu sau này được miễn hay giảm thuế thì số tiền được miễn hay giảm phải cộng vào số thu năm được miễn hay giảm;
5- Các số tiền thực chi về cúng lễ do các lợi tức các của hương hoả, tuyệt tự và kỵ điền gánh chịu.
Những khoản kê sau đây không được trừ:
1- Tiền lãi số vốn bỏ ra (trừ khi nào là vốn đi vay):
2- Tiền dự trữ;
3- Tiền chi về công việc riêng của chủ nhân.
Điều 75
Lợi tức các động sản và trái phiếu đã chịu thuế lợi tức động sản rồi hay được miễn thuế ấy do luật lệ hiện hành, không phải tính vào số lãi thực thu chịu thuế lãi doanh nghiệp.
Điều 76
Trái với điều 75, thuế lãi doanh nghiệp đánh vào các hãng bảo hiểm hoặc tôn tích sẽ tính theo số lãi thực thu toàn diện nghĩa là lãi thực thu doanh nghiệp cộng với lợi tức thực thu cả động sản và bất động sản.
Thuế do các hãng phải gánh chớ không liên can đến các khách hàng. Các hợp đồng trái với điều này đều vô giá trị.
Điều 77
Đối với các công ty hữu hạn trách nhiệm, tiền thù lao của các hội viên, quản lý không được trừ nếu đại đa số cổ phần thuộc quyền sở hữu của các hội viên quản lý.
Nếu người quản lý không phải là hội viên, xong vợ hay con vị thành niên có chân hội viên, thì người quản lý đó cũng coi như hội viên quản lý và những cổ phần của vợ hay con vị thành niên cũng coi như thuộc quyền sở hữu của người quản lý.
Điều 78
Nếu trong một tài khoá nào bị lỗ vốn thì số tiền lỗ sẽ được chuyển sang tài khoá để trừ vào tiền lãi của tài khoá đó và nếu chưa đủ sẽ chuyển dần dần sang các tài khoá sau nữa cho đến tài khoá thứ 5 sau tài khoá bị lỗ vốn là cùng.
Điều 79
Đối với các xí nghiệp đặt dưới quyền điều khiển hoặc có quyền điều khiển những xí nghiệp hoạt động ngoài đất Việt Nam, tiền lãi gián tiếp chuyển sang các xí nghiệp ở ngoại quốc bằng cách tăng hay giảm giá mua hay giá bán hoặc bằng cách nào khác, phải cộng vào số lãi ghi trong sổ sách kế toán. Nếu không có chứng từ hoặc tài liệu rõ rệt để sửa chữa lại số lãi theo như nói ở trên, kiểm soát viên thuế trực thu sẽ ấn định số lãi ẩn lậu bằng cách so sánh với một xí nghiệp tương tự kinh doanh theo lối thông thường.
MỤC III
THUẾ BIỂU
Điều 80
Lãi phải chịu thuế ấn định theo các điều 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 kể trên, sau khi đã khấu các tiền miễn tính định ở điều 97, Chương VII Sắc lệnh này, sẽ dùng làm căn bản để đánh thuế theo tỷ lệ 18%.
Khi tính thuế các số tiền lẻ dưới 100đ không kể.
Tiền thuế tính được bao nhiêu, sẽ tuỳ từng trường hợp, được trừ số tiền thuế chính tang môn bài, hay thuế chính tang điền thổ, thổ trạch đã nộp năm trước.
MỤC IV
TỜ KHAI
Điều 81
Hàng năm tất cả những người chịu thuế ở Điều 72 kể trên phải làm tờ khai số lãi trong năm trước hoặc trong tài khoá trước và gửi đến Ty Thuế trực thu sở tại trước ngày 1 tháng 3 dương lịch kèm theo:
1- Bảng kết toán tài trái khoản cuối cùng;
2- Bảng khai lỗ lãi;
3- Bảng khai các tiền chiết cứu;
4- Bảng khai tình trạng gia đình;
5- Nếu là một công ty thì phải gửi theo các biên bản đại hội đồng, các bản báo cáo và quyết nghị của ban quản trị, hay giám đốc của các viên Giám sát, v.v...
Nếu không có sổ kế toán kép thì phải gửi một bản kê khai rành mạch số vốn bỏ ra, các sự mua bán chi tiêu v.v... để có thể tính số lãi thực thu được.
Những người làm các nghề tự do phải gửi một bản kê khai các số tiền thu được, các số tiền chi phí về nghề nghiệp và số lãi thực thu trong năm trước.
Các hãng bảo hiểm và tồn tích phải gửi một bản điệp tờ báo cáo và các bản phụ đã đệ trình Bộ Tài chính.
Khi nhận được tờ khai và các giấy tờ kể trên, Ty Thuế trực thu phải cấp biên lai cho đương sự.
Thời hạn kể trên có thể gia thêm, nhưng chỉ trong vòng 3 tháng nữa là cùng nếu đương sự có đơn xin và giãi bầy các lý do đích đáng.
Người chịu thuế nếu bị lỗ cũng phải làm tờ khai trong hạn định và theo các hình thức kể trên.
MỤC V
TRƯỜNG HỢP NHƯỢNG LẠI XÍ NGHIỆP - PHẾ NGHIỆP
Điều 82
Trong trường hợp nhượng lại xí nghiệp hay phế nghiệp về một phần hay toàn thể xí nghiệp, hoặc khi chủ nhân mệnh một, thuế sẽ tính vào tất cả các số lãi chưa bị đánh thuế và số thuế phải lập ngay.
Người chịu thuế hoặc người thừa kế ở vào trong các trường hợp này phải báo cho Ty Thuế trực thu sở tại biết, trong hạn 30 hôm:
- Ngày, tháng, năm nhượng lại xí nghiệp hoặc phế nghiệp;
- Tên họ và địa chỉ người mua lại xí nghiệp, và làm tờ khai số lãi chưa chịu thuế kèm theo một bản kê khai tóm tắt lỗ lãi.
Hạn 30 hôm kể trên bắt đầu tính:
1- Trong trường hợp nhượng lại xí nghiệp, từ ngày sự mua bán công bố lên các báo hoặc từ ngày người chủ mới nhận các công việc chỉ huy xí nghiệp;
2- Trong trường hợp phế nghiệp hoặc người chịu thuế mệnh một, từ ngày đóng cửa hẳn các cơ sở.
Nếu trụ sở xí nghiệp ở ngoài cõi Việt Nam, thời hạn kể trên có thể xin gia thêm được.
Nếu đương sự không khai thì có thể bị đánh thuế theo lối ước định và bị những sự trừng phạt kể ở các điều 100, 101, 102 Sắc lệnh.
Điều 83
Thuế lãi doanh nghiệp thu bằng sổ nhân danh. Thủ tục truy tố và thối thúc cũng theo các phương pháp ấn định trong chế độ tài chính về loại thuế trực thu.
Điều 84
Việc xét các tờ khai, nhiệm vụ của các người chịu thuế, quyền hạn của kiểm soát viên thuế trực thu, việc bảo vệ bí mật nhà nghề, thủ tục miễn hoặc giảm và sự trừng phạt các vụ ẩn lậu, trốn thuế v.v... đều theo các thể lệ chung ấn định ở Chương VII và VIII Bộ luật này.
CHƯƠNG SÁU
THUẾ LỢI TỨC TỔNG HỢP
MỤC I
NGƯỜI CHỊU THUẾ
Điều 85
Thuế lợi tức tổng hợp đánh hàng năm vào tất cả các người thường trú ở Việt Nam trừ các trường hợp được miễn kể ở điều 87 dưới đây.
Coi như thường trú ở Việt Nam:
1- Những người có nhà cửa trên đất Việt Nam hoặc thuộc mình sở hữu hay hưởng dụng, hoặc thuê trong một thời hạn liên tiếp ít nhất là một năm;
2- Những người tuy không có nhà cửa trên đất Việt Nam nhưng có chỗ ở chính hay có các quyền lợi chính trên đất Việt Nam, tức là kinh doanh và thu lợi tức trên đất Việt Nam.
Việc nhận xét kể trên căn cứ vào tình hình ngày mồng 1 tháng giêng năm đánh thuế.
Điều 86
Người chủ gia đình phải chịu thuế không những về lợi tức riêng của mình mà cả về lợi tức của vợ, con và cha mẹ cùng ở một nhà với mình và khai là phải cấp dưỡng theo như điều 97 dưới đây.
Tuy nhiêm người chịu thuế có thể xin đánh thuế tách riêng từng người trong gia đình, trừ người vợ cùng ở với mình, nếu các người đó có lợi tức hoặc gia sản riêng.
MỤC II
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MIỄN THUẾ
Điều 87
Được miễn thuế:
1- Những người mà lợi tức đồng niên không quá 3.600đ.
2- Các Đại sứ, Lãnh sự cùng các nhân viên Bộ Ngoại giao ngoại quốc, v.v... nếu các nước đó các vị ấy đại diện cũng cho các Đại sứ, Lãnh sự, v.v... Việt Nam hưởng những quyền lợi tương đương.
MỤC III
NƠI ĐÁNH THUẾ
Điều 88
Nếu người chịu thuế chỉ có một chỗ ở, thì thuế đánh ở thành phố hay tỉnh người đó ở.
Nếu người chịu thuế có nhiều chỗ ở thì thuế đánh ở chỗ chính, tức là nơi có cơ sở kinh doanh quan trọng nhất.
MỤC IV
LỢI TỨC CHỊU THUẾ
Điều 89
Thuế tính vào tổng số lợi tức thực thu hàng năm của mọi người. Số lợi tức này ấn định theo số thu hoạch toàn diện trong năm trước, căn cứ vào các động sản và bất động sản, nghề nghiệp, lương bổng, phụ cấp, v.v... của người chịu thuế cùng các lợi vật chất và các lãi thu được trong bất cứ ngành hoạt động nào, sau khi đã trừ:
1- Các số tiền chi tiêu có mục đích để sinh lợi và bảo vệ lợi tức;
2- Các khoản sau đây:
a) Tiền lãi các công nợ do người chịu thuế phải trả và có trả thực;
b) Các niên kim bắt buộc phải trả;
c) Tiền nộp vào quỹ hưu bổng hay một cơ quan tương tự trong giới hạn 10% số lương bổng đồng niên;
d) Tất cả các số tiền thuế nộp năm trước;
e) Các số tiền lỗ trong việc kinh doanh về năm trước.
Điều 90
Những lợi tức kể sau đây được miễn thuế:
1- Hưu bổng cựu chiến sĩ;
2- Hưu bổng thương tật cấp cho các thương binh;
3- Tiền tuất cấp cho thân nhân tử sĩ;
4- Phụ cấp gia đình;
5- Tiền bổng cấp cho những người được thưởng huân chương;
6- Tiền bồi thường cấp cho những thợ thuyền bị nạn lao động;
7- Tiền lãi quốc trái.
Điều 91
Các khoản kể dưới đây không được trừ:
1- Chi phí riêng của người chịu thuế và tiền chi tiêu trong gia đình;
2- Tiền lãi số vốn bỏ ra (trừ các trường hợp đi vay vốn);
3- Các số tiền dự trữ;
4- Các số tiền chiết cứu nhiều hơn thường lệ.
MỤC V
THUẾ BIỂU
Điều 92
Số lợi tức thực thu ấn định theo các điều 89, 90, 91 sau khi đã khấu các số tiền miễn tính định ở điều 97 Chương VII Sắc lệnh này sẽ dùng làm căn bản để tính thuế lợi tức tổng hợp theo thuế biểu dưới đây:
Số lợi tức toàn thể thực thu sau khi trừ số
tiền miễn căn bản, điều thứ 87 và các số tiền Thuế suất
được miễn tính kể ở điều thứ 97.
------------------------------------------------------------------------------------------
Phần lợi tức từ 100đ đến 2.000đ 1%
từ 2.000, đến 5.000, 2%
từ 5.000, đến 8.000, 3%
từ 8.000, - 10.000, 4%
từ 10.000, đến 12.000, 5%
từ 12.000, - 14.000, 6%
từ 14.000, đến 16.000, 8%
từ 16.000, - 18.000, 11%
từ 18.000, đến 20.000, 15%
từ 20.000, - 25.000, 20%
từ 25.000, đến 30.000, 25%
từ 30.000, - 40.000, 30%
từ 40.000, đến 50.000, 35%
từ 50.000, - 75.000, 40%
từ 75.000 trở lên ..... 50%
Khi tính thuế, những số lẻ dưới 100đ không tính.
Điều 93
Thuế sẽ tăng lên 20% đối với những người tính đến ngày 1 tháng giêng đánh thuế đã 30 tuổi hoặc quá tuổi này mà chưa thành lập gia đình.
MỤC VI
TỜ KHAI
Điều 94
Hàng năm những người ở vào trường hợp phải chịu thuế lợi tức tổng hợp phải làm tờ khai rành mạch tất cả các lợi tức của mình, theo mẫu chính thức của Chính phủ.
Tờ khai này do người chịu thuế ký và đề ngày phải gửi đến Ty Thuế trực thu sở tại trước ngày 1 tháng 3, lấy biên lai làm bằng.
Người đứng khai muốn được hưởng những số tiền miễn định ở các điều 90, 91 kể trên và các số tiền miễn tính về gia đình ở điều 97, Chương VII dưới đây phải gửi kèm vào tờ khai các chứng từ cần thiết.
Điều 95
Thuế lợi tức tổng hợp thu bằng sổ nhân danh. Thủ tục truy tố và thôi thúc cũng theo các phương pháp ấn định trong chế độ tài chính về loại thuế trực thu.
Điều 96
Việc xét các tờ khai, nhiệm vụ của các người chịu thuế, quyền hạn của kiểm soát viên thuế trực thu, việc bảo vệ bí mật nhà nghề, thủ tục miễn hoặc giảm thuế, và sự trừng phạt các vụ gian lậu, trốn thuế đều theo các điều khoản ấn định trong các Chương VII và VIII Bộ luật này.
CHƯƠNG BẢY
CÁC ĐIỀU LỆ CHUNG CHO CÁC THUẾ CĂN CỨ VÀO LỢI TỨC
(Thuế lương bổng đến Thuế lãi doanh nghiệp - Thuế lợi tức tổng hợp)
MỤC I
TIỀN MIỄN TÍNH
Điều 97
Những người chịu các thuế lợi tức (thuế lương bổng, thuế lãi doanh nghiệp và thuế lợi tức tổng hợp đều được hưởng các số tiền miễn tính say đây khấu vào số lợi tức thực thu trước khi tính thuế:
1- Tiền miễn tính căn bản (cả các công ty cũng được hưởng số tiền này) 3.600
2- Tiền miễn tính về gia đình:
a) Nếu người chịu thuế lập gia đình 1.800
b) Nếu có con và cha mẹ phải cấp dưỡng thì cứ mỗi người được trừ 450
Các con phải cấp dưỡng là các con đẻ hoặc con nuôi dưới 18 tuổi, hay là tàn tật không kế sinh nhai và không có lợi tức hoặc gia sản riêng.
Cha mẹ phải cấp dưỡng là bố mẹ người chịu thuế và bố mẹ người vợ cả đã trên 60 tuổi, hay là tàn tật không kế sinh nhai và không có lợi tức hoặc gia sản riêng.
Người chịu thuế nếu goá nhưng có con cũng được hưởng các tiền miễn tính định ở tiết a và b.
MỤC II
VIỆC XÉT TỜ KHAI - QUYỀN HẠN KIỂM SOÁT VIÊN THUẾ TRỰC THU
Điều 98
Kiểm soát viên thuế trực thu xét các tờ khai và có quyền đòi người chịu thuế phải xuất trình các sổ sách hoặc chứng từ cần thiết, hoặc khai rõ ràng thêm một chi tiết nào.
Kiểm soát viên thuế trực thu có quyền sửa chữa lại các tờ khai song trước khi sửa chữa phải báo cho người chịu thuế biết trước. người chịu thuế được một hạn là 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo để trả lời ưng thuận hay phản kháng. Nếu quá hạn đó mà người chịu thuế không trả lời thì kiểm soát viên tự ý ấn định thuế suất. Nếu sau khi trao đổi ý kiến trong thời hạn kể trên mà kiểm soát viên và người chịu thuế vẫn chưa thoả thuận thì hồ sơ sẽ đưa ra một Hội đồng Tư vấn gồm có:
- Chủ tịch UBKCHC khu hay đại diện Chủ tịch
- Một Thanh tra Tài chính do Bộ Tài chính cử Hội viên
- Giám đốc Thuế trực thu Khu -
- Hai đại diện ngành hoạt động của người chịu thuế do Liên đoàn sở quản cử -
Hội đồng nghe lời biện bạch của người chịu thuế và của kiểm soát viên đã định thuế. Trước Hội đồng người chịu thuế có thể nhờ luật sư thay mặt.
Ý kiến của Hội đồng sẽ tống đạt cho người chịu thuế biết cùng một lúc với quyết nghị cuối cùng của kiểm soát viên.
Sau khi sổ thuế đã ban hành rồi, người chịu thuế vẫn có quyền khiếu nại trước Toà án hành chính nhưng phải xuất trình bằng cớ tỏ rằng thuế đánh quá nặng nếu:
1- Đã không nộp tờ khai hoặc không trả lời kiểm soát viên trong hạn định;
2- hội đồng Tư vấn đồng ý với kiểm soát viên.
Trái lại, nếu thuế đánh nặng hơn số thuế do hội đồng đề nghị, thì kiểm soát viên phải xuất trình bằng cớ tỏ rằng thuế đánh đúng.
Điều 99
Các kỹ sư Công chính và khoáng học có thể được uỷ nhiệm kiểm soát các tờ khai và sổ sách kế toán của các người chịu thuế thuộc các ngành chuyên môn đó. Khi nào xét ra cần, Bộ Tài chính có thể uỷ quyền cho bất cứ một viên chức nào để kiểm soát các sổ sách kế toán và giấy tờ dùng làm căn bản để đánh thuế lợi tức.
Điều 100
Để kiểm soát các tờ khai thuế lợi tức, các kiểm soát viên thuế trực thu và các viên chức kê ở điều 99 có quyền khám xét các sổ sách của bất cứ một sở công hoặc của một công ty hay một tư nhân nào. Các sở công, các tư nhân và các công ty không thể viện một lẽ gì, dù là bí mật nhà nghề, để từ chối việc đó.
MỤC III
CÁC SỔ SÁCH KẾ TOÁN - NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI CHỊU THUẾ
Điều 101
Những người và công ty ở trong trường hợp chịu thuế lãi doanh nghiệp bắt buộc phải giữ sổ sách kế toán và các giấy cùng tài liệu để chứng nhận các việc chi thu.
Đối với các nhà thương mại, kỹ nghệ, các sổ sách phải giữ theo các thể lệ ấn định trong luật thương mại hiện hành và ít nhất cũng phải có:
1- Quyển nhật ký;
2- Quyển tổng kê tài sản;
3- Quyển sao lục thư từ.
Điều 102
Người chịu thuế phải xuất trình các sổ sách và giấy tờ kể ở Điều 101, mỗi khi kiểm soát viên thuế trực thu hoặc các viên chức kể ở điều 99 cần đến. Nếu sổ sách làm bằng chữ ngoại quốc thì phải có một bản dịch ra tiếng Việt Nam do một phiên dịch viên đã tuyên thệ chứng thực. Nếu người chịu thuế không có hoặc không chịu xuất trình các sổ sách kế toán và giấy tờ kể trên thì bị đánh thuế theo lối ước định như nói ở điều 103 và tiền thuế bị đánh tăng lên 25%.
MỤC IV
ĐÁNH THUẾ THEO LỐI ƯỚC ĐỊNH
Điều 103
Bị đánh thuế theo lối ước định:
- Người nào ở vào trường hợp phải chịu thuế mà không nộp tờ khai trong hạn định;
- Người chịu thuế nào không trả lời các thư hỏi của kiểm soát viên thuế trực thu;
Người chịu thuế nào không giữ các sổ sách kế toán kê ở điều 101 sắc lệnh này, hoặc sổ sách kế toán giữ không hợp lệ, hoặc không chịu xuất trình các sổ sách kế toán.
Người bị đánh thuế theo lối ước định, nếu không đồng ý với kiểm soát viên, không được quyền đưa hồ sơ ra trước Hội đồng Tư vấn mà chỉ có thể khiếu nại trước Toà án Hành chính nhưng phải có bằng chứng tỏ rằng thuế đánh quá nặng.
MỤC V
CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠT TIỀN
Điều 104
Đối với những người chịu thuế không nộp tờ khai trong thời hạn đã định, tiền thuế bị tăng lên 25%.
Điều 105
Nếu tờ khai không đúng hay trong các sổ sách chứng từ có sự ẩn lậu, thì người chịu thuế bị phạt một số tiền gấp 3 số thuế đánh vào số lợi tức ẩn lậu.
Các số tiền phạt người chịu thuế cũng ghi vào sổ thuế đồng thời với thuế chính tang.
MỤC VI
BÍ MẬT NHÀ NGHỀ
Điều 106
Tất cả các thư tờ giấy báo và tài liệu có liên can đến các thuế lợi tức đều phải gửi bằng phong văn dán kín.
Điều 107
Tất cả những người nào vì chức vụ của mình mà dính líu đến việc đánh hay thu các thuế lợi tức hoặc việc tố tụng về các thuế đó đều bắt buộc phải giữ bí mật nhà nghề chiểu theo hình luật và nếu khoáng khiêm sẽ bị các sự trừng phạt ấn định trong luật đó, trừ các trường hợp đây:
a) Khi nào có sự tố tụng giữa nhà chức trách và người chịu thuế, hoặc khi người chịu thuế đòi tiền phụ cấp hay tiền bồi thường của Chính phủ, thì đối với các vị thẩm phán và các cơ quan xét xử các việc đó không phải giữ bí mật nhà nghề;
b) Đối với một cơ quan tài chính khác trong chính phủ Việt nam phụ trách về các thứ thuế khác loại trực thu, Nha thuế trực thu và các Sở, Ty phụ thuộc có thể, khi nào cần đến, cho biết những tài liệu cần thiết.
MỤC VII
THỜI HẠN ĐÁNH THUẾ
Điều 108
a) Sở thuế trực thu có thể kiểm soát và tính lại các thứ thuế kể ở các Chương IV, V, VI trong một thời hạn là 5 năm sau năm phải chịu thuế, nếu xét ra có sự thiếu sót (trừ những trường hợp kể ở khoản b và c) .
b) Nếu có sự nhầm lẵn trong sự định đoạt các thứ thuế phải đánh, nếu vì có việc ra trước các toà án mà biết là thuế đã căn cứ vào một số lợi tức ít hơn lợi tức thực, ngoài thời hạn kể ở khoản trên, Sở thuế trực thu được tính lại thuế trong hạn một năm sau khi có quyết định về việc đánh nhầm hoặc sau khi công bố bản án.
c) Nếu vì thanh toán di sản của người chịu thuế hoặc của vợ hay chồng người ấy, mà thấy là thuế đã căn cứ vào một số lợi tức ít hơn số lợi tức thực, ngoài thời hạn kể ở khoản a), Sở thuế trực thu được tính lại thuế trong thời hạn là 2 năm sau khi người chịu thuế mất, hoặc 2 năm sau khi các người thừa kế trả tiền trước bạ về di sản.
Khi tính thuế lại trong các trường hợp kể trên, Sở Thuế trực thu có thể mang áp dụng các điều kể ở những điều 104 và 105 về tiền phạt.
MỤC VIII
CÔNG DỤNG TỜ KHAI
Điều 109
Các tờ khai của những người chịu thuế kể ở chương I, III, IV, V, VI, nếu cần sẽ dùng làm căn cứ để tính các phụ cấp hoặc bồi thường ở bất cứ trường hợp nào, khi phụ cấp hoặc tiền bồi thường trực tiếp hay gián tiếp do lợi tức định đoạt.
ở những trường hợp ấy, người chịu thuế sẽ phải đính theo đơn xin phụ cấp hoặc bồi thường, một bản sao biên lai nộp thuế, hoặc một bản chứng nhận của Sở thuế trực thu về lợi tức đã dùng làm căn cứ để tính thuế.
Điêu khoản kể ở mục này cũng mang ra áp dụng được, khi Chính phủ cần trưng thu tài sản của tư gia.
Điều 110
Người chịu thuế nào cũng chỉ có thể xin giấy chứng nhận về số thuế mà mình phải nộp mà thôi.
MỤC IX
CÁC BẰNG CHỨNG GIẢ DỐI
Điều 111
Các khế ước, hợp đồng, giấy tờ và bằng chứng mà mục đích cốt yếu là để giảm số lợi tức phải chịu thuế không có giá trị gì đối với Sổ thuế trực thu, nếu Hội đồng tư vấn cũng đồng ý với kiểm soát viên, sau khi nghe lời điều trần của người chịu thuế.
MỤC X
HÌNH PHẠT CÁC SỰ GIAN LẬU, ẨN NẶC, TRỐN THUẾ
Điều 112
Những người dùng các phương pháp gian lậu để trốn tránh không phải nộp thuế, những người ẩn lậu hoặc dự định ẩn lậu các số lợi tức phải chịu thuế, những người không chịu nộp thuế vào Ngân khố, ngoài các cách phạt tiền kể ở điều 104 và 105, lại có thể bị Toà án trừng trị phạt bạc từ 100đ đến 5.000đ và phạt tù từ 6 ngày đến 1 tháng hoặc bị một trong hai hình phạt ấy.
Gặp bất cứ trường hợp nào, toà án cũng có thể buộc phải đăng các bản án vào các báo hoặc yết thị tại các nơi, tuỳ toà chọn, phí tổn do người bị cáo chịu song phí tổn không được quá 1.000đ.
Nếu trong hạn 3 năm, người bị cáo lại tái phạm, sẽ phải phạt bạc từ 100đ đến 100.000đ và phạt tù từ 1 tháng đến 6 tháng, ngoài ra lại có thể bị tước công quyền trong thời hạn ít nhất là 3 năm và nhiều nhất là 10 năm. Bản án cũng có thể đăng báo hay yết thị như trên.
Các việc gian lậu kể ở trên sẽ do Nha thuế trực thu tố cáo trước Toà án trừng trị.
Điều 113
Toà án có thể mang thi hành các hình phạt kể ở mục trên cho các người tòng phạm những lỗi kê ở mục ấy không kể những cách trừng phạt về kỷ luật, nếu kẻ tòng phạm là công chức hoặc nhân viên thuộc phạm vi một đoàn thể có hội đồng kỷ luật.
Điều 114
Kể từ ngày ký sắc lệnh này, những kế toán viên, những người chuyên môn, những công ty hay cơ quan chuyên việc giữ sổ sách kế toán cho một hay nhiều nhà thương mại hay kỹ nghệ có bằng cớ là đã dùng, hoặc đệ trình hoặc làm ra các giấy tờ sổ sách, biết là không đúng sự thực sẽ phải phạt cứ mỗi chỗ sai lầm 100đ lần đầu, 200đ lần thứ hai, 300đ lần thứ ba, v.v... cứ thêm một chỗ nhầm lại tăng 100đ, dù các chỗ nhằm ấy cùng ở trong một quyển sổ của một nhà hay nhiều quyển sổ của nhiều nhà, miễn là do một kế toán viên phạm phải.
Khách hàng cùng kế toán viên phải liên đới nộp số tiền phạt ấy. Tiền phạt do kiểm soát viên thuế trực thu làm biên bản và biên vào một sổ thuế riêng. Thời hạn có thể bị phạt cũng dài bằng thời hạn phải chịu thuế nghĩa là 5 năm, sau năm phải chịu thuế.
Kế toán viên có thể phản kháng việc phạt kể trên theo thể thức ghi ở điều 98.
Điều 115
Ngoài số tiền phạt kể trên, các kế toán viên, các người chuyên môn cùng các công ty hay cơ quan chuyên việc giữ sổ sách cho khách hàng có bằng chứng rõ ràng là đã làm ra, hoặc giúp việc kẻ nào làm ra sổ sách giả mạo hoặc giấy tờ không căn cứ cốt để nộp thuế ít hơn số thuế phải nộp hay không phải nộp thuế, có thể bị hình phạt kể ở điều 112 và 113.
Ở trường hợp này, khách hàng cũng phải liên đới với kế toán viên về phương diện tiền phạt.
Nếu người bị cáo tái phạm, hoặc can phạm nhiều lỗi, do một hoặc nhiều bản án tuyên cáo, Toà án bắt buộc, khi xử theo điều 115 này, phải tuyên bố cấm người bị cáo không được làm nghề chuyên môn của họ nữa, dù đứng chủ một hãng hay làm công.
Người nào mặc dầu có lệnh cấm mà vẫn theo đuổi nghề cũ, người nào mặc dầu biết có lệnh cấm mà vẫn thu dụng người bị cấm làm việc kế toán, phải phạt bạc từ 100đ đến 5.000đ và phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm hoặc một trong hai hình phạt ấy.
Nếu lỗi ấy do một công ty phạm phải, viên quản lý hoặc viên giám đốc sẽ bị coi là bị cáo và phải liên đới với công ty về số bạc phạt.
Điều 116
Người nào, bằng lời nói hay việc làm, đe doạ, súi dục, tổ chức hoặc dự định tổ chức một công cuộc có mục đích làm cho ngân khố không thu được thuế, sẽ bị coi là phạm tới quyền lợi tối cao của Quốc gia và đưa ra xử trước Toà án quân sự.
CHƯƠNG TÁM
THỦ TỤC MIỄN HOẶC GIẢM THUẾ
MỤC I
MIỄN HOẶC GIẢM THUẾ VÌ QUYỀN LỢI BỊ THƯƠNG TỔN
Điều 117
Các đơn xin miễn hoặc giảm thuế vì quyền lợi bị thương tổn phải gửi trong hạn 3 tháng, sau khi số thuế bắt đầu thu, đến Ty thuế trực thu sở tại. Khi nhận được đơn, Ty thuế trực thu phải ghi vào một quyền sổ riêng có biên số thứ tự và ngày tháng nhận đơn và cấp biên lai cho người chịu thuế.
Điều 118
Các đơn nói ở điều 108 phải dán tem theo thường lệ và phải do người chịu thuế có tên trong sổ nhân danh hoặc người đại diện có giấy uỷ quyền quản trị tài sản của người chịu thuế ký và để nộp. Nếu là sổ tồn số thì đơn đó UBKCHC liên xã, thị xã hoặc thành phố đứng tên và không phải dán tem.
Trong đơn phải kê:
- Tên, họ và địa chỉ của người chịu thuế,
- Tên thuế xin miễn hoặc giảm,
- Số khoản ghi trong sổ thuế,
- Lý do viện ra để xin miễn hoặc giảm,
- Số tiền thuế xin miễn hoặc giảm.
Điều 119
Những đơn nói ở các điều 117 và 118 kể trên do Trưởng Ty Thuế trực thu sở tại dự thẩm.
Hạn dự thẩm là 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Trong hạn này Trưởng Ty Thuế trực thu làm tờ trình rồi gửi hồ sơ qua Sở thuế trực thu Khu và Nha Thuế trực thu Trung ương lên Bộ trưởng Bộ Tài chính sơ thẩm.
Quyết nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ tống đạt cho người chịu thuế bằng thư bảo đảm có giấy biên nhận.
Nếu người chịu thuế không thoả thuận thì có quyền kháng nghị trước Toà án Hành chính.
Điều 120
Thời hạn chống nghị quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính lên Toà án Hành chính là 15 ngày kể từ ngày nhận được nghị quyết kể trên.
Nếu quá hạn 6 tháng kể từ ngày đệ đơn xin miễn hoặc giảm đến Ty Thuế trực thu, người chịu thuế không được Bộ Tài chính báo cho biết kết quả lời thỉnh cầu của mình thì có quyền khiếu nại trước Toà án Hành chính, không cần phải đợi nghị quyết của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
MỤC II
ĐẶC ÂN MIỄN HOẶC GIẢM THUẾ
Điều 121
Những đơn xin đặc ân miễn hoặc giảm thuế vì thiên tai, hoả hoạn, lợi tức hao hụt, người chịu thuế mệnh một v.v... cũng phải làm và đệ nộp theo các thể thức ấn định trong các điều 117 và 118, nhưng phải gửi ngay trong tháng xảy ra tai nạn đó đến Ty Thuế trực thu sở tại.
Trưởng Ty Thuế trực thu phải ghi các đơn nhận được vào quyển sổ nói ở điều 117, cấp biên lai cho người chịu thuế và dự thẩm các đơn ấy trong thời hạn ấn định ở điều 110. Trong hạn dự thẩm, Trưởng Ty Thuế trực thu, sau khi lấy ý kiến UBKCHC tỉnh hay thành phố, làm tờ trình rồi gửi cả hồ sơ lên Sở thuế trực thu Khu. Giám đốc Sở thuế trực thu Khu lấy ý kiến UBKCHC Khu và ghi ý kiến của mình vào hồ sơ rồi đệ qua Nha Thuế trực thu Trung ương lên Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
MỤC III
TỰ Ý MIỄN HOẶC GIẢM THUẾ
Điều 122
Khi Sở Thuế trực thu xét thấy sự sai nhầm trong việc đánh thuế hoặc tính thuế do các nhân viên phụ trách gây ra thì trong năm đánh thuế bất cứ lúc nào cũng có thể tự ý xin miễn hoặc giảm thuế được. Kiểm soát viên đã đánh thuế làm đề nghị gửi đến Nha Thuế trực thu Trung ương quyết nghị.
CHƯƠNG CHÍN
NHỮNG ĐIỀU ÁP DỤNG TRONG THỜI QUÁ ĐỘ
MỤC I
DUYỆT Y VÀ BAN HÀNH CÁC SỔ THUẾ
Điều 123
Các sổ thuế trực thu do:
- Các Trưởng Ty Thuế trực thu lập và kết toán;
- Các Giám đốc Sở Thuế trực thu Khu duyệt y;
- Các UBKCHC Khu ban hành.
MỤC II
TỐ TỤNG VỀ THUẾ TRỰC THU
Điều 124
Nay thiết lập, trong khi chờ đợi toà án Hành chính thành lập, một hội đồng tối cao Thuế trực thu để xét xử các việc tố tụng về thuế trực thu.
Hội đồng gồm có:
- Bộ trưởng, Bộ Tài chính hoặc đại diện Chủ tịch
- Hai đại biểu Quốc hội do Ban Thường trực )
Quốc hội đề cử ) Hội viên
- Một Cố vấn Toà thượng Thẩm Việt Nam ) --
- Tổng Giám đốc Nha Thuế trực thu Việt Nam ) --
Hội đồng này quyết nghị chiển theo hồ sơ và các chứng từ do các người chịu thuế hoặc kiểm soát viên thuế trực thu xuất trình.
MỤC III
NHỮNG NGƯỜI PHẢI CHỊU THUẾ LỢI TỨC TỔNG HỢP
Điều 125
Cho đến khi có lệnh mời chỉ những người Việt Nam ở vào trường hợp chịu thuế lãi doanh nghiệp hoặc đã nộp thuế lương bổng từ 200đ trở lên mới phải chịu thuế lợi tức tổng hợp ấn định ở Chương VII Bộ luật này.
Không có văn bản liên quan. |
Sắc lệnh số 49 SL quy định Luật Thuế trực thu trên toàn cõi Việt Nam từ ngày 01/01/1950
In lược đồCơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số hiệu: | 49-SL |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Ngày ban hành: | 18/06/1949 |
Hiệu lực: | |
Lĩnh vực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày hết hiệu lực: | 30/04/1975 |
Tình trạng: | Hết Hiệu lực |
File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!