hieuluat

Sắc lệnh số 30 tổ chức Bộ Giao thông Công chính

  • Thuộc tính văn bản

    Cơ quan ban hành:Chủ tịch nướcSố công báo:Đang cập nhật
    Số hiệu:50Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
    Loại văn bản:Sắc lệnhNgười ký:Hồ Chí Minh
    Ngày ban hành:13/04/1946Hết hiệu lực:30/04/1975
    Áp dụng:Đang cập nhậtTình trạng hiệu lực:Hết Hiệu lực
    Lĩnh vực:Đang cập nhật
  • SắC LệNH

    SẮC LỆNH

    CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
    SỐ 50 NGÀY 13 THÁNG 4 NĂM 1946

     

    CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

     

    Chiểu theo Sắc lệnh ngày 3-10-1945 và ngày 21-11-1945 phân phối các công sở cho các Bộ;

    Chiểu theo Nghị định ngày 26-2-1946 tổ chức Bộ Giao thông công chính;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp;

    RA SẮC LỆNH:

     

    Điều thứ nhất: Bộ Giao thông công chính từ nay đặt dưới quyền chỉ huy và điều khiển của một Bộ trưởng và một Thứ trưởng. Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng trong khi Bộ trưởng đi vắng hay mắc bận, và có thể có những uỷ quyền đặc biệt thường xuyên của Bộ trưởng.

     

    ĐỔNG LÝ SỰ VỤ

     

    Điều thứ hai: Đổng lý sự vụ giúp việc Bộ trưởng và Thứ trưởng trong toàn thể nhiệm vụ của Bộ. Ông sự lý các viên thông thương trong khi Bộ trưởng và Thứ trưởng đi vắng hay mắc bận. Ông có thể được uỷ nhiệm riêng của Bộ trưởng hay Thứ trưởng để thi hành những công vụ đặc biệt. Các nhân viên trong Bộ, trừ Bí thư trưởng, đều đặt dưới quyền điều khiển của Đổng lý.

     

    BÍ THƯ TRƯỞNG

     

    Điều thứ ba: Bí thư trưởng phụ trách các việc đặc biệt mà Bộ trưởng hay Thứ trưởng giao cho, như những việc cơ mật, tuyên truyền, ngoại giao, khánh tiết, xã giao nghi thức, v.v...

     

    CÁC CƠ QUAN TRONG BỘ

     

    Điều thứ tư: Trong Bộ Giao thông công chính có các cơ quan sau này:

    - Văn phòng,

    - Ty tố tụng và pháp chế,

    - Ty chuyên môn công chính,

    - Ty giao thông,

    - Ty kiến thuết đô thi và kiến trúc,

    - Trường đại học công chính.

     

    VĂN PHÒNG

     

    Điều thứ năm: Văn phòng đặt dưới quyền điều khiển của Chánh Văn phòng, có Chủ sự Văn phòng, Chủ sự các Phòng nhân viên kế toán, Cơ mật và quản lý nhà in, giúp việc.

     

    Điều thứ sáu: Nhiệm vụ của Văn phòng là:

    - Cứu xét các việc hành chính;

    - Lập biên bản các kỳ hội đồng do Bộ trưởng hay Thứ trưởng chủ toạ;

    - Liên lạc giữa các phòng giấy trong Bộ;

    - Tuyên truyền, xã giao, nghi lễ;

    - Thu nhập và vào sổ công văn ở các nơi gửi về Bộ;

    - Phân phát công văn cho các phòng giấy;

    - Đánh máy công văn của các phòng giấy thảo;

    - Cấp giấy đi tàu và giấy lộ trình;

    - Lập lương viên chức công nhật;

    - Mua vật liệu và làm sổ sách chi tiêu trong Bộ;

    - Điện thoại, lưu trữ công văn, quản lý thư viện;

    - Thu xếp các sắc lệnh, nghị định, quyết nghị, chủ trì, huân lệnh, v.v...

    - Các việc linh tinh không thuộc phòng giấy nào.

     

    Điều thứ bảy: Nhiệm vụ của Phòng nhân viên là:

    - Các việc thuộc về nhân viên chính ngạch tòng sự tại Bộ Giao thông công chính, tại các Nha Giám đốc công chính, Bưu chính, Hoả xa, Giang Hải Thượng thuyền, Hàng không, Hải cảng, Khí tượng.

    - Sửa đổi qui tạo về nhân viên;

    - Thi, tuyển bổ, gia hạn tập sự, thực thu chính ngạch;

    - Thải hồi, trừng giới;

    - Huyên chức, giải chức;

    - Từ chức, phục chức, (tập trung; tập

    - Nghỉ phép, nghỉ dưỡng bệnh, nghỉ việc riêng, nghỉ dài hạn;

    - Hữu chức hay đình chức;

    - Thăng chức, huy chương, tương lục;

    - Bổ dụng, thuyên chuyển;

    - Lương, phụ cấp, trợ cấp;

    - Hưu bổng;

    - Giữ hồ sơ, danh bạ viên chức;

    - Lưu trữ công văn về viên chức;

    - Lập niên giám và danh sách các nhân viên;

    - Xét các đơn khiếu nại của công chức;

    - Các việc liên quan đến nhân viên công nhật tòng sự tại Bộ;

    - Các vấn đề nguyên tắc liên can đến nhân viên công nhật tòng sự tại các Sở thuộc Bộ;

    - Các việc linh tinh về nhân viên.

     

    Điều thứ tám: Nhiệm vụ của Phòng kế toán là:

    - Lập ngân sách toàn Bộ;

    - Tại trù ngân sách;

    - Lập hành chính kế toán (thanh toán việc chi thu của ngân sách khi mãn khoá);

    - Làm các phiếu kế toán (phiếu dự chi, phiếu bãi các khoản đã dự chi);

    - Làm sổ lương ngân phiếu và trả lương cho nhân viên tòng sự tại Bộ;

    - Xét và giải quyết các việc về lương và phụ cấp của nhân viên;

    - Thanh toán các khoản chi tiêu về vật dụng cần thiết cho các phòng giấy trong Bộ và cho toàn Bộ;

    - Làm ngân phiếu, lệnh phát ngân, lệnh thu ngân;

    - Xét và thi hành các khoản dự chi ghi trong ngân sách;

    - Quỹ tiền quyên.

     

    Điều thứ chín: Nhiệm vụ của phòng Cơ mật là:

    - Phụ trách các việc cơ mật, lưu trữ công văn cơ mật;

    - Các việc về ngoại giao;

    - Dịch các điện tín cơ mật;

     

    Điều thứ 10: Nhiệm vụ của quản lý nhà in là làm các sổ sách về nhà in của Bộ điều khiển nhà in ấy.

     

    TY TỐ TỤNG VÀ PHÁP CHẾ

     

    Điều thứ 11: Ty tố tụng và Pháp chế đặt dưới quyền điều khiển của Trương ty Tố tụng và Pháp chế có Chủ sự Phòng Tố tụng và Chủ sự Phòng Pháp chế giúp việc.

     

    Điều thứ 12: Nhiệm vụ của Phòng Tố tụng là:

    - Sưu tập các luật lệ và qui tắc về hành chính;

    - Cứu xét và giải quyết các vấn đề nguyên tắc;

    - Xét các khoản ước;

    - Giải quyết các việc can phạm đến đường giao thông, hay lãnh thổ thiết lộ cùng công sản;

    - Phụ trách các việc tung tranh hay truy tố;

    - Đề cử người đại diện cho Bộ hay các Sở thuộc Bộ ở các toà án.

     

    Điều thứ 13: Nhiệm vụ của Phòng Tố tụng là:

    - Sưu tập các luật lệ và qui tắc cũ để khảo cứu và khởi thảo luật lệ qui tắc mới;

    - Xét và dự thảo các dự án Quyết định, Nghị định, Sắc lệnh...

     

    TY CHUYÊN MÔN CÔNG CHÍNH

     

    Điều thứ 14: Ty chuyên môn Công chính đặt dưới quyền điều khiển của Trưởng ty chuyên môn công chính, có Phó trưởng ty hay Chủ sự giúp việc.

     

    Điều thứ 15: Nhiệm vụ của Ty chuyên môn công chính là:

    - Nghiên cứu các công tác tân tạo: kiểu lô, đê điều, công trình thuỷ nông, đường xe lửa và xe điện, đường điện tín và điện thoại, việc ngăn ngừa bệnh sốt rét rừng, cấp phát thuốc và điện, dùng sức nước.

    - Hải cảng;

    - Lập địa đồ các đường giao thông;

    - Các việc linh tinh về công chính;

    - Thảo chỉ thị đại cương về cách lập dự án các công tác tân tạo và tu bổ bảo tồn những công trình kiến trúc và đường giao thông;

    - Sưu tập và cứu xét các đề án công tác.

    TY GIAO THÔNG

     

    Điều thứ 16: Ty Giao thông đặt dưới quyền điều khiển của Trưởng ty Giao thông. Ty này gồm có 3 phòng:

    - Phòng Kiểm sát thiết lô;

    - Phòng liên lạc,

    - Phòng kinh tế van-tông.

    Mọi phòng đặt dưới quyền điều khiển của một Phòng trưởng

     

    Điều thứ 17: Nhiệm vụ của Phòng Kiểm sát Thiết lô là:

    - Kiểm soát đại cương các đường xe lửa và xe điện về phương diện tài chính, chuyên môn và mậu dịch;

    - Liên lạc với các Uỷ viên kiểm soát địa phương để điều tra các tai nạn và bao thu lãnh thổ thiết lô;

    - Xét các đề nghị về qui tắc thiết lô; giờ tàu chạy, giá cước, chuyến cho v.v...

    - Làm các thẻ đi tàu (thẻ kiểm soát, the thông hành, thẻ bao chí)

    - Lập thống kê thiết lô

    - Xét các đơn khiếu nại có liên can đến Hoả Xa.

     

    Điều thứ 18: Nhiệm vụ của Phòng liên lạc là: liên lạc các Sở Bưu chính, Hàng không, Khí tượng, và Giang hải Thượng thuyền về công việc chuyên môn của các sở ấy. Phòng liên lạc phải sửa soạn và đệ trình các hồ sơ về công việc nói trên.

     

    Điều thứ 19: Nhiệm vụ của Phòng Kinh tế và Van tông là:

    - Trưng dụng và mua bán xe hơi, phân phối các đồ phụ tùng về xe hơi, phân phối côn, si-mang và các hoa phạm hạn chế.

    - Trong coi việc chuyên cho cá vật liệu và thực phẩm hạn chế cho sự sinh hoạt của quốc dân.

    - Nghiên cứu về các đường vận tải trong xứ.

     

    TY KIẾN THIẾT ĐÔ THỊ VÀ KIẾN TRÚC

     

    Điều thứ 20: Ty kiến thiết đô thị và kiến trúc đặt dưới quyền điều khiển của Trưởng ty kiến thiết đô thị và kiến trúc, có hai chủ sự giúp việc: một ông coi về kiến thiết đô thị, một ông coi về kiến trúc.

    Nhiệm vụ của Ty này là:

    1- Tu chỉnh và kiến thiết các đô thị và thôn quê:

    - Lập bản đồ và chương trình tu chỉnh và mở mang các đô thị;

    - Lập bản đồ và chương trình tu chỉnh các vùng thôn quê.

    2- Kiểm soát công việc xây dựng công thư, công viên hay tư thất ở các thành phố:

    - Hoa kiểu hay duyệt y các kiểu công thự, công viên ở các đô thị lớn;

    - Xét các kiểu nhà và kiểm sát công việc kiến trúc của tư gia ở các đô thị.

    3- Duy trì và bảo tồn nền kiến trúc cổ của Việt Nam;

    4- Liên lạc với các Viện khảo cổ để nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam.

    5- Nghiên cứu và khởi thảo các luật lệ về kiến trúc.

     

    TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG CHÍNH

     

    Điều 21: Trương đại học công chính đặt dưới quyền điều khiển của một Giám đốc có Văn phòng riêng giúp việc.

    Trường gồm có:

    1 lớp dự bị;

    2 trường trung học chuyên môn đào tạo những cán sự chuyên môn;

    1 lớp các đảng chuyên môn đào tạo những kỹ sư Công chánh.

     

    Điều thứ 22: Nghị định ngày 26-2-1946 và các điều khoản trước, trái với sắc lệnh này đều bãi bỏ.

     

    Điều thứ 23: Ông Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính chiểu Sắc lệnh thi hành.

     

     

     

     

  • Không có văn bản liên quan.

  • Hiệu lực văn bản

    Hiệu lực liên quan

    Văn bản chưa có liên quan hiệu lực
  • File văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Văn bản liên quan

Văn bản mới

X